NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC,THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH  KIỂM NGHIỆM THÀNH PHẦN ALCALOID VÀ FLAVONOID CHO CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC,THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH  KIỂM NGHIỆM THÀNH PHẦN ALCALOID VÀ FLAVONOID CHO CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Luận án NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC,THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH  KIỂM NGHIỆM THÀNH PHẦN ALCALOID VÀ FLAVONOID CHO CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG.– Cây Trinh Nữ Hoàng Cung (Crinum latifolium L. Amaryllidaceae) là dược liệu đang được sử dụng phổ biến như thực phẩm chức năng, hoặc dạng bào chế thuốc để điều trị các dạng u xơ tử cung, u tuyến tiền liệt. 

– Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây TNHC được nhiều tác giả quan tâm và có nhiều công trình đã công bố. Tuy nhiên các nghiên cứu về lĩnh vực kiểm nghiệm thì hạn chế hơn. DĐVN IV hiện vẫn chưa có chuyên luận cho cây TNHC. Do đó, công tác đảm bảo chất lượng của nguyên liệu và các chế phẩm có TNHC vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ. Nguyên nhân chủ yếu là do thành phần hóa học của dược liệu này vẫn chưa được công bố một cách toàn diện; chưa có công trình khoa học nào khẳng định chất đánh dấu và hoàn toàn chưa có bất kỳ chất đối chiếu (CĐC) có nguồn gốc từ dược liệu này được phân phối bởi hệ thống kiểm nghiệm thuốc quốc gia. 

Với mong muốn giải quyết các bất cập hiện tại trong công tác “Đảm bảo chất lượng” cho nguyên liệu TNHC, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học, thiết lập chất đối chiếu và xây dựng quy trình kiểm nghiệm thành phần alcaloid và flavonoid cho cây Trinh Nữ Hoàng Cung – Crinum latifolium L., Amaryllidaceae” với các nội dung nghiên cứu như sau:
    1. Chiết xuất cao cồn, các phân đoạn alcaloid, phân đoạn flavonoid và phân lập hợp chất tinh khiết từ cây Trinh nữ hoàng cung.
    2. Thiết lập một số chất đối chiếu hóa học có nguồn gốc từ cây Trinh nữ hoàng cung.
    3. Xây dựng quy trình định tính, định lượng alcaloid và flavonoid trong lá Trinh nữ hoàng cung bằng phương pháp HPLC và CE.
    4. Đề xuất một số chỉ tiêu cần thiết cho việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu bột lá Trinh nữ hoàng cung.
2. Tính cấp thiết của đề tài: cho đến nay chưa có công trình khoa học nào xác định toàn diện thành phần hóa học cũng như chưa có tài liệu xác định các chất đánh dấu và chưa có quy trình định lượng đồng thời một số chất đánh dấu trong thành phần TNHC. Hệ thống kiểm nghiệm quốc gia chưa cung cấp bất kỳ CĐC nào có nguồn gốc từ TNHC. 
Tuy nhiên, thực tế thì cây TNHC đang được sử dụng rất phổ biến. Vì vậy các kết quả nghiên cứu của luận án có thể giải quyết được bất cập trong công tác quản lý và đảm bảo chất lượng của dược liệu cũng như các sản phẩm có thành phần TNHC. 
3. Những đóng góp mới của luận án: 
Luận án đã đạt được một số kết quả mới, đóng góp vào công trình nghiên cứu cho cây TNHC như sau:
1. Ứng dụng phương pháp SFE vào chiết alcaloid từ TNHC.
2. Phân lập đươc 17 hoạt chất từ các bộ phận của TNHC. Trong đó có một alcaloid mới, cấu trúc là 6-ethoxyundulatin. Các hợp chất esculetin, 6-ethoxybuphanidrin, flazin và isoquercitrin được phân lập lần đầu tiên từ cây TNHC.
3. Thiết lập 6 CĐC: crinamidin, 6-hydroxycrinamidin, lycorin, hippadin, astragalin và isoquercitrin. Hiện tại, các CĐC này đều chưa được phân phối bởi hệ thống kiểm nghiệm thuốc quốc gia.
4. Xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu 4 quy trình phân tích alcaloid hoặc flavonoid bằng HPLC và CE. Các quy trình này đều chưa được công bố bởi bất cứ công trình nào trong nước và thế giới.
5. Đề xuất một số chỉ tiêu cần thiết để xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm TNHC. Hiện tại DĐVN IV và Dược điển các nước đều chưa có chuyên luận này.
4. Bố cục luận án: có 120 trang chính: đặt vấn đề (2); chương 1: TQTL (24); chương 2: PPNC (13); chương 3: KQNC (62), chương 4 BL (16); kết luận (2); kiến nghị (1). Và danh mục công trình (1);  TLTK (12).
NỘI DUNG LUẬN ÁN

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

– Thực vật học cây TNHC: 
Tên khoa học: Crinum latifolium L., họ Thủy tiên Amaryllidaceae. 
Tên thông thường: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng cung trinh nữ, Tỏi lơi lá rộng, Náng lá rộng.
Đặc điểm hình thái: cỏ nhiều năm; thân hành, hình cầu, phía trên có thân giả ngắn do các bẹ lá ôm sát nhau làm thành. Phiến lá dạng bản, màu xanh nhạt, mép lượn sóng. Cụm hoa tán, có 10-20 hoa. Hoa đều, lưỡng tính, màu tím hồng. Nhị 6 rời nhau; màu trắng, bao phấn màu vàng 2 ô. Bầu hạ, 3 ô. Vòi nhụy dạng sợi.
– Thành phần hóa học và tác dụng sinh học: 
Có các nhóm hoạt chất chính là alcaloid (36) và flavonoid (8); ngoài ra còn có nhóm coumarin, carbohydrat.
Các tác dụng chính là kháng khối u, kháng viêm, kháng oxi hóa và kích thích miễn dịch.
– Các phương pháp chiết hoạt chất và khảo sát hóa học
Hoạt chất được chiết bằng phương pháp ngấm kiệt, hoặc ngâm; hoặc đun hồi lưu.
Các hợp chất tinh khiết được phân lập bằng kỹ thuật sắc ký cột hoặc sắc ký lớp mỏng chế hóa.
Thành phần alcaloid trong TNHC được xác định bằng phương pháp GC, UV, HPLC.
– Phương pháp thiết lập chất đối chiếu: 
Theo hướng dẫn của ASEAN.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu là các alcaloid và flavonoid trong cây TNHC.
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 
2.2.1. Các phương pháp chiết xuất: 
– Chiết ngấm kiệt, chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm: nghiên cứu các điều kiện dung môi, tỷ lệ dung môi/dược liệu.
– Chiết bằng dung môi lỏng siêu tới hạn (SFE): khảo sát các yếu tố áp suất, thời gian, tỷ lệ dung môi hỗ trợ.
2.2.2. Phương pháp phân lập chất tinh khiết: 
– Sử dụng phương pháp sắc ký cột chân không và sắc ký cột cổ điển. 
– Biện giải cấu trúc bằng phương pháp phổ nghiệm UV, IR, MS, NMR.
2.2.3. Phương pháp HPLC, CE và dấu vân tay: 
Khảo sát các điều kiện để xây dựng quy trình định tính, định lượng alcaloid và flavonoid trong cây TNHC. Quy trình phải đạt các yêu cầu về thẩm định.
– Quy trình xử lý mẫu: khảo sát quy trình chiết alcaloid và flavonoid từ lá TNHC (dung môi chiết, số lần chiết) và dung môi pha mẫu.
– Phương pháp HPLC: khảo sát thành phần pha động, tỷ lệ và pH pha động, kỹ thuật rửa giải. 
– Phương pháp CE: kỹ thuật điện di, dung dịch đệm (hệ đệm, nồng độ đệm, pH dung dịch đệm); nồng độ SDS.
– Phương pháp dấu vân tay: 
– SKLM: khảo sát các điều kiện phân tích về dung môi và thuốc thử phát hiện để xác định các đặc trưng cơ bản của DVT– SKLM của hai nhóm hoạt chất chính alcaloid và flavonoid của TNHC qua hệ số Rf và màu sắc của các vết đặc trưng.
– HPLC: ứng dụng các điều kiện của phương pháp HPLC vào phân tích vân tay cho dược liệu TNHC. Ghi nhận thời gian lưu, phổ UV-Vis, % diện tích của các pic đặc trưng. Xác định DVT– HPLC của hai nhóm hoạt chất chính của TNHC. 
2.2.4. Phương pháp thiết lập CĐC: 
Thực hiện theo hướng dẫn của ASEAN, ấn bản về quy trình thiết lập CĐC hóa học thứ cấp.
2.2.5. Đề xuất một số chỉ tiêu cần thiết để xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu TNHC: 
– Các chỉ tiêu hóa lý thông thường của dược liệu và phương pháp thực hiện theo hướng dẫn của DĐVN IV. 
– Chỉ tiêu định tính bằng bằng phương pháp dấu vân tay được khảo sát với 6 CĐC alcaloid hoặc 2 CĐC flavonoid đánh dấu.
– Chỉ tiêu định tính và định lượng bằng phương pháp HPLC được khảo sát với 2 CĐC alcaloid hoặc 2 CĐC flavonoid đánh dấu.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Các quy trình chiết cao cồn, alcaloid và flavonoid từ TNHC
Chiết cao cồn, phân đoạn alcaloid và flavonoid bằng phương pháp ngấm kiệt:
– Chiết cao cồn: dược liệu được làm ẩm bằng dung môi khoảng 12 giờ. Cho dung môi ngập dược liệu 1- 2 cm, ngâm khoảng 24 giờ. Rút dịch chiết đến khi âm tính với TT Dragendorff và TT FeCl3 1%. Tỷ lệ dung môi/dược liệu là (10 : 1). Gộp dịch chiết, lọc và cô đến cao đặc. 
– Chiết flavonoid: cao cồn được siêu âm với HCl 1%. Lắc với ethyl acetat đến khi âm tính với TT FeCl3 1%. Gộp các dịch chiết ethyl acetat, thu hồi dung môi đến cao đặc chứa flavonoid. 
– Chiết alcaloid: dịch acid sau khi chiết flavonoid được kiềm hóa bằng amoniac 25% đến pH 9-10. Lắc với cloroform đến khi âm tính với TT Dragendorff, thu hồi dung môi đến cao đặc chứa alcaloid. 

Leave a Comment