Nghiên cứu thay đổi chức năng tim ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Nghiên cứu thay đổi chức năng tim ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) là một bênh viêm mạn tính có tính chất hê thống. Ngoài tổn thương viêm mạn tính màng hoạt dịch khớp, tổn thương tim ngày càng được giới y học quan tâm. Cobb và CS (dẫn theo [43]) dường như là những tác giả đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. Ngay từ những năm 1953, các tác giả này nhân thấy thời gian sống của bênh nhân viêm khớp dạng thấp ngắn hơn, chất lượng sống của họ kém hơn so với người dân nói chung và so với những người không mắc bênh viêm khớp dạng thấp nói riêng [43]. Sau đó, nhiều tác giả ở các quốc gia khác nhau trên thế giới đã có chung một nhân định về tầm quan trọng của các nguy cơ tim mạch trên đối tượng này (Mutru -1989 [50], Corrao-1995 [30], Rexhepaj-2006 [55], Udayakumar- 2007 [62]).

Viêm màng ngoài tim, rối loạn dẫn truyền, viêm động mạch vành, tổn thương van tim, viêm động mạch chủ, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, tăng áp lực động mạch phổi… là các biểu hiên tim mạch của bênh viêm khớp dạng thấp đã được nhiều tác giả đề câp đến [31], [33]. Các yếu tố nguy cơ về tim mạch liên quan đến quá trình viêm trong bênh này đã được biết đến là CRP và tốc độ máu lắng [55], [62], và sự có mặt của yếu tố dạng thấp RF [50].

Nếu không được chẩn đoán sớm, không được điều trị đúng và kịp thời, tổn thương tim sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và xã hội và là nguy cơ tử vong của bênh nhân viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các tổn thương tim mạch ở bênh nhân viêm khớp dạng thấp không phải luôn có biểu hiên lâm sàng. Từ những năm 1990, siêu âm Dopler tim- một phương pháp thăm dò không chảy máu- đã trở thành xét nghiêm thường quy, có khả năng khảo sát đổng thời các biến đổi về hình thái, chức năng và huyết động trong các bênh lý tim mạch. Nghiên cứu siêu âm

Doppler tim trên 54 bênh nhân viêm khớp dạng thấp không có các bằng chứng về bênh tim mạch trên lâm sàng, có so sánh với nhóm chứng tương đổng về số lượng, tuổi và giới, Montecucco và CS (1999) [48] đã nhân thấy có sự giảm rõ rêt, có ý nghĩa thống kê về các chỉ số chức năng tâm trương của thất trái, bao gổm tỷ lê E/A và chỉ số đỉnh của đường kính thất trái. Alparslan và CS (2007) [19] nghiên cứu siêu âm Doppler tissue trên 60 bệnh nhân VKDT không có biểu hiện bệnh lý tim mạch trên lâm sàng, kết quả cho thấy thời gian giảm tốc sóng E (DT) và thời gian giãn đồng thể tích (IVRT) kéo dài có ý nghĩa thông kê so với nhóm chứng. Tác giả cũng thấy có mối liên quan giữa các chỉ số chức năng tâm trương của thất trái với tuổi bênh nhân, mối liên quan này độc lâp với thời gian mắc bênh. Theo Montecucco (1999) [48], mối liên quan giữa các chỉ số tâm trương và thời gian mắc bênh trong VKDT tiên triển mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với các bênh nhân viêm khớp dạng thấp có kết hợp với bênh lý tim mạch.

Tại Viêt Nam, đã có một vài nghiên cứu bước đầu quan tâm đến tổn thương tim mạch trong các bênh khớp như lupus ban đỏ [13], xơ cứng bì [12]… Riêng đối với bênh viêm khớp dạng thấp mới chỉ có vài nhân xét ban đầu về các tổn thương tim [11]. Nguyễn Vĩnh Ngọc và CS (1999) [11], nghiên cứu trên 38 bênh nhân viêm khớp dạng thấp đã nhân thấy mặc dù không có các biểu hiên lâm sàng về tim, song có 36% số bênh nhân có các bất thường được phát hiên trên siêu âm tim như hở (hoặc kết hợp với dày) van hai lá, van động mạch chủ, van ba lá, van động mạch phổi; dày thất trái, tăng áp lực động mạch phổi. Chưa có nghiên cứu nào về chức năng thất trái trên siêu âm Doppler ở bênh nhân viêm khớp dạng thấp nước ta. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài nhằm hai mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu thay đổi chức năng thất trái ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái ở các đối tượng trên. 

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan 3

1.1. Đại cương bênh viêm khớp dạng thấp 3

1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu 3

1.1.2. Dịch tễ học 3

1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bênh sinh của bênh VKDT 4

1.1.4. Triệu chứng lâm sàng 5

1.1.5. Triệu chứng xét nghiệm 6

1.1.6. Triệu chứng Xquang 7

1.1.7. Chẩn đoán xác định bệnh VKDT 7

1.1.8. Chẩn đoán giai đoạn bệnh VKDT 7

1.1.9. Chẩn đoán đợt tiến triển của bệnh 7

1.1.10. Điều trị 9

1.2. Tổn thương tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 9

1.2.1. Tổn thương tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 9

1.2.2. Bệnh van tim 13

1.3. Đánh giá các biến đổi về hình thái, chức năng tim và huyết đông học

bằng phương pháp siêu âm Doppler 13

1.4. Các nghiên cứu về hình thái, chức năng tim và huyết đông học bằng

phương pháp siêu âm Doppler ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp trong và ngoài nước 23

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26

2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 26

2.2. Đối tượng nghiên cứu 26

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bênh nhân nghiên cứu 26

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27

2.3. Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1. Nội dung khảo sát đặc điểm chung của hai nhóm đối tượng nghiên

cứu 27

2.3.2. Nội dung khảo sát đặc điểm lâm sàng, cân lâm sàng về bênh

VKDT. 28

2.3.3. Nội dung thăm dò siêu âm Doppler tim 28

2.4. Xử lý kết quả nghiên cứu 37

2.5. Sơ đổ nghiên cứu 37

2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 38

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 39

3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 39

3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 39

3.1.2. Đặc điểm của nhóm bênh nhân viêm khớp dạng thấp 40

3.2. Đặc điểm siêu âm Doppler tim 43

3.2.1. Các thông số về hình thái và chức năng tim trên siêu âm 2D và TM.43

3.2.2. Các thông số siêu âm Doppler tim 44

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái 48

3.3.1. ảnh hưởng của bênh viêm khớp dạng thấp đến chức năng thất trái …48

3.3.2. Mối tương quan giữa thời gian mắc bênh VKDT và mức độ hoạt

động của bênh qua chỉ số DAS 28 51

Chương 4: Bàn luận 52

4.1. Đặc điểm nhóm bênh nhân nghiên cứu 52

4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 52

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân VKDT….52

4.2. Những thay đổi hình thái và chức năng tim thể hiên trên siêu âm – doppler 55

4.2.1. Buồng tim trái 55

4.2.2. Chức năng thất trái 57

4.2.3 Chỉ số Tei 63

4.2.4. Các thông số siêu âm đánh giá buổng tim phải 66

4.2.5. Các bênh lý van tim và màng ngoài tim 66

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái ở bênh nhân

viêm khớp dạng thấp 68

4.3.1. Mối tương tương quan giữa chỉ số Tei với thời gian

mắc bệnh, chỉ số DAS 28 68

4.3.2. Mối tương quan giữa tỷ lê E/A và thời gian mắc bênh, chỉ số

DAS.28 70

Kết luận 72

Kiến nghị 74

Tài liệu tham khảo Danh sách bệnh nhân

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment