Nghiên cứu thay đổi điện tim trong ngộ độc cấp một số thuốc gây ngủ, an thần tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai
Luận văn Nghiên cứu thay đổi điện tim trong ngộ độc cấp một số thuốc gây ngủ, an thần tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.Ngộ độc cấp (NĐC) là bệnh lý thường gặp tại các khoa hồi sức cấp cứu. Nguyên nhân gây ngộ độc (NĐ) rất khác nhau, trong đó hay gặp nhóm thuốc ngủ, an thần (TNAT). Trên thế giới, tỷ lệ ngộ độc thuốc ngủ, an thần chiếm tỷ lệ cao. Ở Mỹ, từ năm 1999 tới 2006 ngộ độc thuốc ngủ, an thần (NĐTNAT) và opioid tăng từ 37 lên tới 65%, trong đó ngộ độc nhóm benzodiazepine 39% [29]. Ở Việt Nam, theo niên giám thống kê của Bộ Y tế năm 2000, tỷ lệ ngộ độc thuốc là 18,96% trong đó NĐTNAT lên tới 13,75% [2]. Thống kê gần đây của phòng thông tin Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ NĐTNAT có xu hướng tăng, năm 2009 có 228 ca và năm 2011 là 295 trường hợp chiếm 53,7% trong ngộ độc thuốc nói chung [7].
Triệu chứng lâm sàng của NĐC thuốc ngủ an thần đa dạng và phức tạp. Mức độ có thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng. Biểu hiện ban đầu hay gặp là rối loạn ý thức, lơ mơ, buồn ngủ, ngủ gà, nặng hơn có thể hôn mê sâu dẫn tới suy hô hấp và tụt huyết áp; nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Ngoài các tác động trên hệ thần kinh như trên, ngộ độc TNAT còn tác động đến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể như rối loạn tiêuhóa, tổn thương gan thận, đặc biệt là những thay đổi về điện tim. Trên thế giới đã có một số báo cáo về biến đổi điện tim ở bệnh nhân NĐTNAT, Caron và cộng sự 2002, nghiên cứu thấy rằng chất P.ginseng ở liều 200mg có thể dẫn đến QTc kéo dài và làm giảm huyết áp tâm trương ở người khỏe mạnh [27]; Kao và cộng sự 2003, thấy butyropherone (Droperidol) có thể gây QTc kéo dài, xoắn đỉnh, thậm chí gây đột tử [49]. Tại Việt Nam tuy chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng cũng đã có một số công bố, năm 2002, Bế Hồng Thu cho rằng ngộ độc Rotundin có thể gây ra các thay đổi về điện tim, gây kéo dài khoảng QTc và một số rối loạn tái cực12 [17]; năm 2011, Phạm Duệ công bố 91 trường hợp bệnh nhân ngộ độc Rotundin có thay đổi về điện tim trong đó QTc kéo dài là 49,1% [6].
Thực tế lâm sàng có rất nhiều loại ngộ độc thuốc ngủ an thần khác nhau, một số thuốc tưởng chừng vô hại nhưng lại rất nguy hiểm bởi độc tính trên tim mạch của nó, tuy nhiên chưa có một báo cáo chi tiết nào về khía cạnh này. Đánh giá đặc điểm thay đổi điện tim ở bệnh nhân NĐTNAT, đặc biệt đối với một số loại thuốc thường gặp như Gardenal, Diazepam, Rotundin sẽ giúp nhận ra những điểm khác biệt, là cơ sở và góp phần cho chẩn đoán, tiên lượng và điều trị ngộ độc các thuốc này ngày càng hoàn thiện. Với những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thay đổi điện tim trong ngộ độc cấp một số thuốc gây ngủ, an thần tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá những thay đổi điện tim ở các bệnh nhân ngộ độc cấp thuốc gây ngủ, an thần.
2. Nhận xét hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân ngộ độc cấp thuốc gây ngủ, an thần có thay đổi điện tim
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………….. ………………………….. ………………………….. ……………. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ………………………….. ………………………….. …………………… 13
1.1. THUỐC NGỦ, AN THẦN ……………………………………………………….. 13
1.1.1 Khái niệm thuốc ngủ, an thần ………………………….. ………………………….. … 13
1.1.2. Phân loại thuốc ngủ an thần ………………………….. ………………………….. ….. 14
1.1.3. Tình hình NĐTNAT trên thế giới và Việt Nam ………………………….. ….. 15
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến NĐTNATthường gặp ………………………….. ……… 16
1.1.5. Đánh giá độ nặng của ngộ độc cấp bằng bảng điểm PSS của IPCS … 17
1.2. TỔNG QUAN MỘT SỐ THUỐC NGỦ, AN THẦN THƢỜNG
GẶP ………………………………………………………………………………………………. 17
1.2.1. Tổng quan về ngộ độc Gardenal ………………………….. ………………………… 17
1.2.2. Tổng quan về ngộ độc Diazepam ………………………….. ………………………. 25
1.2.3. Tổng quan về ngộ độc Rotundin ………………………….. ………………………… 30
1.3. TỔNG QUAN RỐI LOẠN NHỊP TIM DO NGỘ ĐỘC CẤP …….. 33
1.3.1. Điện sinh lý tim ………………………….. ………………………….. ……………………. 33
1.3.2. Cơ chế gây rối loạn nhịp tim do ngộ độc cấp ………………………….. ……… 34
1.3.3. Các thuốc ngủ an thần hay gây rối loạn nhịp tim ………………………….. … 35
1.3.4. Biểu hiện rối loạn nhịp tim do ngộ độc và tiêu chuẩn chẩn đoán …….. 36
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ………………………….. …………….. 39
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 39
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ………………………….. ………………………….. …… 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………….. ………………………….. ……………….. 39
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………….. 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………….. ………………………….. ………………. 39
2.2.2. Cỡ mẫu ………………………….. ………………………….. ………………………….. ……. 39
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ………………………….. ………………………….. …………….. 40
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ………………………….. ………………………….. ………… 43
2.2.5. Tiến hành nghiên cứu ………………………….. ………………………….. ……………. 41
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU …………………………………………. 43
7
2.5. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………….. ………………………….. .. 44
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ………… 44
3.1.1. Đặc điểm về giới ………………………….. ………………………….. ………………….. 44
3.1.2. Đặc điểm về tuổi ………………………….. ………………………….. …………………… 45
3.1.3. Phân bố nghề nghiệp ………………………….. ………………………….. …………….. 45
3.1.4. Tỷ lệ các thuốc ngủ an thần trong mẫu nghiên cứu ………………………… 46
3.1.5. Phân loại theo mức độ ngộ độc ………………………….. …………………………. 48
3.2. CÁC THAY ĐỔI ĐIỆN TIM THƢỜNG GẶP TRONG THUỐC
NGỦ, AN THẦN ……………………………………………………………………………. 49
3.2.1. Tỷ lệ thay đổi điện tim trong mẫu nghiên cứu ………………………….. ……. 49
3.2.2. Thay đổi điện tim theo thời gian trong NĐCTNAT ………………………… 51
3.2.3. Thay đổi tần số tim ………………………….. ………………………….. ……………….. 51
3.2.4. Thay đổi đoạn PQ ………………………….. ………………………….. …………………. 52
3.2.5. Thay đổi QRS và block dẫn truyền ………………………….. ……………………. 52
3.2.6. Thay đổi ST, T ………………………….. ………………………….. …………………….. 53
3.2.7. Ngoại tâm thu ………………………….. ………………………….. ………………………. 54
3.2.8. Thay đổi QTc ………………………….. ………………………….. ……………………….. 54
3.2.9. Giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu của QTc kéo dài trong chẩn đoán ngộ độc
Rotundin ………………………….. ………………………….. ………………………….. …………… 55
3.2.10. Liên quan giữa thay đổi QTc và thời gian trong NĐ Rotundin ………. 56
3.2.11. Liên quan giữa thay đổi QTc và liều Rotundin ngộ độc ………………… 56
3.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN NHỊP TIM Ở BỆNH
NHÂN NĐCTNAT…………………………………………………………………………. 57
3.3.1. Các biện pháp điều trị đã áp dụng…………………………… ……………………… 57
3.3.2. Khối lượng dịch truyền trong điều trị ………………………….. …………………. 58
3.3.3. Một số thuốc chống loạn nhịp đã áp dụng ………………………….. ………….. 59
3.3.4. Thời gian điều trị ………………………….. ………………………….. ………………….. 59
3.3.5. Kết quả điều trị ………………………….. ………………………….. …………………….. 60
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ………………………….. ………………………….. ………………………. 61
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ………… 61
8
4.1.1. Đặc điểm giới………………………….. ………………………….. ……………………….. 61
4.1.2. Đặc điểm tuổi ………………………….. ………………………….. ……………………….. 61
4.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp ………………………….. ………………………….. ………….. 62
4.1.4. Tỷ lệ các thuốc ngộ độc trong mẫu nghiên cứu………………………….. …… 62
4.1.5. Phân loại mức độ ngộ độc ………………………….. ………………………….. …….. 63
4.2. CÁC THAY ĐỔI ĐIỆN TIM THƢỜNG GẶP …………………………. 63
4.2.1. Tỷ lệ các thay đổi trên điện tim của các thuốc ngộ dộc ……………………. 63
4.2.2. Các kiểu thay đổi trên điện tim ………………………….. ………………………….. 64
4.2.3. Thay đổi điện tim theo thời gian ………………………….. ………………………… 66
4.2.4. Thay đổi tần số tim ………………………….. ………………………….. ……………….. 66
4.2.5. Thay đổi đoạn PQ ………………………….. ………………………….. …………………. 67
4.2.6. Thay đổi QRS và block dẫn truyền ………………………….. ……………………. 67
4.2.7. Thay đổi đoạn ST, sóng T ………………………….. ………………………….. …….. 68
4.2.8. Ngoại tâm thu ………………………….. ………………………….. ………………………. 70
4.2.9. Thay đổi QTc ………………………….. ………………………….. ……………………….. 71
4.2.10. Giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu của QTc ………………………….. ……………….. 72
4.2.11. Liên quan giữa thay đổi QTc và thời gian trong ngộ độc Rotundin . 73
4.2.12. Liên quan giữa thay đổi QTc và liều Rotundin ngộ độc ………………… 73
4.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN ĐIỆN TIM Ở BỆNH
NHÂN NĐCTNAT. ………………………………………………………………………… 74
4.3.1. Các biện pháp điều trị chung đã áp dụng ………………………….. ……………. 74
4.3.2. Khối lượng dịch truyền trong điều trị ………………………….. …………………. 75
4.3.3. Một số thuốc chống loạn nhịp đã áp dụng ………………………….. ………….. 76
4.3.4. Thời gian điều trị ………………………….. ………………………….. ………………….. 77
4.3.5. Kết quả điều trị ………………………….. ………………………….. …………………….. 78
KẾT LUẬN ………………………….. ………………………….. ………………………….. ……………. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC