Nghiên cứu thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng một số vắc xin tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Nghiên cứu thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng một số vắc xin tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Hiện nay, trên thế giới cũng như trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại vắc xin. Trước khi sử dụng trên người, các vắc xin phải được kiểm tra nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm về công hiệu, vô trùng và tính an toàn trên động vật thí nghiệm.

Để kiểm tra tính vô trùng của vắc xin, người ta cho vắc xin vào các môi trường nuôi cấy phù hợp để xem có vi khuẩn hoặc nấm mọc hay không. Môi trường thường dùng là môi trường lỏng thioglycolat (Fluid thioglycollate medium: FTM) và canh thang TSB (Tryptic soy broth). Môi trường lỏng thioglycolat phát hiện vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí; canh thang TSB phát hiện vi khuẩn hiếu khí và nấm trong vắc xin [6], [43], [58].

Vấn đề đặt ra là trong vắc xin có thể chứa các chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm (chất ức chế), ví dụ: thimerosal, 2 phenoxy ethanol, phenol,…Trong những trường hợp đó liệu vi khuẩn và nấm có mọc được trong môi trường kiểm tra tính vô trùng của vắc xin hay không?

Để kiểm tra xem môi trường có đảm bảo cho vi khuẩn và nấm mọc được khi vắc xin chứa các chất ức chế hay không, phải thực hiện thử nghiệm kiểm tra khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm khi có mặt của vắc xin, gọi là thử nghiệm thẩm định hay thử nghiệm ức chế (validation test, bacteriostasis and fungistasis test) [66], [67], [69], [75]. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách cho chính vắc xin và chủng mẫu vào môi trường, sau đó theo dõi sự phát triển của chủng. Nếu chủng mẫu mọc trong tất cả các ống môi trường cấy vắc xin thì điều đó khẳng định rằng thử nghiệm vô trùng có khả năng phát hiện được các trường hợp vắc xin bị nhiễm trùng. Nếu chủng mẫu không mọc được trong các ống môi trường cấy vắc xin thì qui trình thực hiện thử nghiệm vô trùng cần phải thay đổi. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: khi kiểm tra vô trùng bằng phương pháp cấy trực tiếp, có thể loại bỏ ảnh hưởng của các chất ức chế bằng cách tăng thể tích môi trường [75]. Tuy nhiên việc này chưa được thực hiện tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (KĐQG).

Thử nghiệm thẩm định được yêu cầu thực hiện cho từng vắc xin [63]. Vì mỗi vắc xin có chứa các chất ức chế khác nhau với nồng độ khác nhau. Do đó, cần có một qui trình chung để xác định thể tích môi trường thích hợp cho tất cả các vắc xin.

Xuất phát từ nhu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng một số vắc xin tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế” với mục tiêu:

1. Tìm thể tích môi trường thích hợp cho 4 vắc xin được lựa chọn nghiên cứu, cụ thể:

Vắc xin bại liệt uống (OPV) do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm Y tế (POLYVAC) sản xuất.

Vắc xin BCG (BCG) do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất.

Vắc xin viêm gan B (VGB) do do Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) sản xuất.

Vắc xin viêm não Nhật Bản (VNNB) do VABIOTECH sản xuất.

2. Đề xuất qui trình xác định thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng vắc xin.

Đặt vấn đề 1

Chương 1. Tổng quan tài liệu 3

1.1. Vắc xin 3

1.1.1. Các thành phần trong vắc xin 3

1.1.2. Các chất ức chế trong vắc xin 4

1.1.3. Các vắc xin sử dụng trong nghiên cứu 5

1.1.31. BCG 5

1.1.3 2. OPV 5

1.1.3.3. Vắc xin viêm gan B 6

1.1.3.4. Vắc xin viêm não Nhật Bản 6

1.2. Kiểm định vắc xin 7

1.2.1. Kiểm tra vô trùng 8

1.2.2. Nhận dạng 9

1.2.3. Xác định công hiệu 9

1.2.4. Kiểm tra an toàn chung 10

1.2.5. Kiểm tra an toàn đặc hiệu 10

1.2.6. Kiểm tra chất gây sốt 11

1.2.7. Kiểm tra các chỉ tiêu hoá lý 12

1.3. Thử nghiệm vô trùng 13

1.3.1. Các phương pháp kiểm tra vô trùng 13

1.3.2. Điều kiện thực hiện thử nghiệm vô trùng 15

1.3.3. Vai trò của con người trong thử nghiệm vô trùng 18

1.3.4. Môi trường dùng trong kiểm tra vô trùng 18

1.3.5. Các chứng âm, chứng dương của thử nghiệm vô trùng 21

1.3.6. Việc loại bỏ ảnh hưởng của các chất ức chế 23 

1.3.7. Các thể tích môi trường thử nghiệm 25

1.3.8. Chủng mẫu 25

1.4. Quá trình hoàn thiện kỹ thuật kiểm tra vô trùng vắc xin tại Viện Kiểm

định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế 28

1.4.1. Trước năm 2002 28

1.4.2. Năm 2002-2003 28

1.4.3. Năm 2004-2005 29

1.4.4. Từ 2006 đến nay 29

1.4.5. Các tồn tại trong thử nghiệm vô trùng tại Viện Kiểm định Quốc gia

Vắc xin và Sinh phẩm Y tế 31

Chương 2: Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 32

2.1. Đối tượng nghiên cứu 32

2.2. Vật liệu 33

2.2.1. Môi trường, hoá chất 33

2.2.2. Vắc xin 33

2.2.3. Chủng mẫu 35

2.2.4. Trang thiết bị dụng cụ 35

2.3. Phương pháp nghiên cứu 36

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 36

2.3.2. Nội dung nghiên cứu 37

2.3.3. Xác định thể tích môi trường 37

2.3.4. Xác định hàm lượng thimerosal của các loạt vắc xin viêm gan B, viêm não Nhật Bản 41

2.3.5. Xác định hàm lượng formaldehyd của các loạt vắc xin viêm gan B,

viêm não Nhật Bản 42

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 44

3.1. Kết quả xác định thể tích môi trường 45

3.1.1. Thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng BCG 45

3.1.2. Thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng OPV 47

3.1.3. Thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng vắc xin viêm gan B 50

3.1.4. Thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng vắc xin viêm não Nhật Bản 56

3.1.5. So sánh tỷ lệ mọc của chủng mẫu trong FTM và TSB 60

3.2. Kết quả xác định hàm lượng thimerosal và formaldehyd 63

3.2.1. Hàm lượng thimerosal và formaldehyd của vắc xin viêm gan B 63

3.2.2. Hàm lượng thimerosal và formaldehyd của vắc xin viêm não Nhật Bản 65

3.3. Qui trình xác định thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng vắc xin 66 Chương 4: Bàn luận 6S

1. Về thể tích môi trường 6S

2. Nồng độ các chất ức chế trong vắc xin viêm gan B, vắc xin viêm não Nhật Bản 7 5

3. Qui trình xác định thể tích môi trường thích hợp để kiểm tra vô trùng vắc xin 7 7

4. Hạn chế của đề tài 79

Kết luận S0

Kiến nghị S2

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment