Nghiên cứu theo dõi dọc sự thay đôi của trâm cảm của cha mẹ trẻ bị ung thư trong quá trình điều trị.

Nghiên cứu theo dõi dọc sự thay đôi của trâm cảm của cha mẹ trẻ bị ung thư trong quá trình điều trị.

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi của trầm cảm ở cha mẹ trẻ bị ung thư trong 6 tháng đầu của quá trình chẩn đoán và điều trị.
Phương pháp: Cha hoặc mẹ của 35 trẻ bị ung thư ở thời điểm chẩn đoán (T1), 3 tháng (T2) và 6 tháng điều trị (T3), được một bác sỹ tâm thần đánh giá theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV- TR, đồng thời tự hoàn thành trắc nghiệm Beck Depression Inventory và Zung Self-Rating Anxiety Scale .
Kết quả: 100% số cha mẹ ở thời điểm chẩn đoán mắc trầm cảm, trong đó 32 người (88.5%) mắc trầm cảm mức độ vừa và nặng, cần được hỗ trợ và điều trị. Phần lớn số trầm cảm này có phối hợp với lo âu. Trầm cảm và lo âu giảm một cách rõ rệt qua các thời điểm nghiên cứu. Các bà mẹ có điểm trầm cảm và lo âu cao hơn các ông bố ở tất cả các thời điểm nghiên cứu.
Kết luận: Vấn đề trẻ bị chẩn đoán và điều trị ung thư đã ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tâm thần của cha mẹ, đặc biệt là trầm cảm và lo âu. Những quan tâm đánh giá về tâm lý để giúp xây dựng kế hoạch chăm sóc tâm lý cho những cha mẹ này là rất cần thiết.
Từ khóa: Trầm cảm, lo âu, cha mẹ, trẻ bị ung thư, điều trị.
Đặt vấn đê:
Sự việc con của mình bị chẩn đoán bị ung thư đã gây ra một sang chấn cực kỳ mạnh cho cha mẹ. Không chỉ do ung thư là một căn bệnh đe dọa tính mạng mà còn do quá trình điều trị căng thẳng và hậu quả tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị. Cha mẹ luôn cảm thấy cô đơn và bị cô lập do những yêu cầu của quá trình điều trị, gánh nặng chăm sóc trẻ, làm cho các mối liên hệ của họ với môi trường xã hội bên ngoài bị giới hạn. Cha mẹ còn phải gánh chịu thêm những căng thẳng lo lắng về mất việc làm, khó khăn kinh tế liên quan đến quá trình bệnh tật và điều trị của trẻ [10]. Nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến đánh giá những phản ứng với stress, nổi bật là cảm xúc trầm cảm, lo âu, thất vọng…ở cha mẹ trẻ bị ung thư [3,5]. Những rối loạn cảm xúc này bắt đầu xuất hiện ngay sau nhận được thông tin về chẩn đoán và tiếp tục kéo dài trong quá trình điều trị [12].
Các tác giả cũng nhận thấy phản ứng cảm xúc của cha mẹ trẻ bị ung thư thay đổi qua các giai đoạn điều trị và phần lớn sẽ giảm dần ở giai đoạn sau [6,11]. Rối loạn cảm xúc không chỉ tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của cha mẹ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự chăm sóc trẻ và gián tiếp đến sự thích ứng và cảm xúc hành vi của trẻ[2]. Bởi vậy, từ các kết quả nghiên cứu đánh giá mô tả, các tác giả đã có chiến lược can thiệp trợ giúp và chăm sóc tâm lý cho cha mẹ trẻ bị ung thư [3,12]. Tuy nhiên ở Việt nam, điều trị ung thư đang ở giai đoạn nỗ lực can thiệp bệnh lý cho trẻ, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá tình trạng phản ứng cảm xúc ở cha mẹ trẻ bị bệnh ung thư.
Do đó, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu theo dõi dọc đánh giá những thay đổi về trầm cảm ở cha mẹ trẻ bị ung thư trong 6 tháng đầu của quá trình chẩn đoán và điều trị.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương với các bệnh nhân từ nhiều tỉnh thành, phần lớn ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, từ 3/ 2008 đến 9/2009. Đối tượng và tiêu chuẩn lựa chọn:
Cha hoặc mẹ của 35 trẻ bị ung thư đã được lựa chọn vào nghiên cứu theo các tiêu chuẩn sau: Có con bị ung thư (trừ ung thư não) tuổi từ 4-18 được chẩn đoán và theo dõi điều trị bằng hóa chất hoặc hóa chất phối hợp phẫu thuật ít nhất trong 6 tháng, là người chăm sóc trẻ chính và liên tục trong quá trình điều trị, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và đồng ý tham gia đầy đủ vào quá trình nghiên cứu.
Các công cụ nghiên cứu:
–     Mẫu phiếu thông tin cơ bản của trẻ và cha mẹ, thông tin đánh giá các triệu chứng và chẩn đoán của bác sỹ tâm thần
–    Bộ câu hỏi phỏng vấn về cảm xúc và lo âu dựa theo bộ công cụ chẩn đoán của DSM-IV (SCID)
–    Beck Depression Inventory (BDI; Beck, Ward, Mendelson, Mock, & Erbaugh, 1961)[4]: Thang
BDI gồm 21 mục đo lường về sự xuất hiện và cường độ của các biểu hiện về cơ thể, cảm xúc và nhận thức của trầm cảm. Tổng số điểm cao hơn sẽ thể hiện mức độ trầm cảm nặng hơn ( < 10 điểm: Không có biểu hiện trầm cảm; 10-19 điểm: trầm    cảm nhẹ; 20-29 điểm:    trầm cảm    vừa;    > 30
điểm: trầm cảm nặng.    Thang BDI đã được dịch sang tiếng Việt và    được    sử dụng ở    Việt    nam
trong lâm sàng và nghiên cứu hơn 20 năm nay.
–    Zung Self-Rating Anxiety Scale (SAS: do tác giả William W. K. Zung xây dựng năm 1965 [13]. Thang tập trung vào đánh giá những loại lo âu phổ biến nhất. Thang gồm 20 câu hỏi với 15 câu về mức độ tăng của lo âu và 5 câu về mức độ giảm của lo âu. Với mỗi câu trả lời được cho điểm từ 1-4 xác định với 4 tần suất xuất hiện triệu chứng theo thời gian từ “không có hoặc rất ít khi có”; “đôi khi”; “phần lớn thời gian” cho đến “hầu hết hoặc tất cả thời gian ” Tổng điểm từ 20-80 chia ra 4 mứcđộ: 20-44 là giới hạn bình thường, 45-59 mức độ lo âu nhẹ hoặc trung bình ; 60-74 mức độ lo âu ró rệt hoặc nặng; 75-80 mức độ lo âu rất trầm trọng )
Thiết kế nghiên cứu: Các cha mẹ được đánh giá trực tiếp, hoàn thành thang BDI và SAS trực tiếp trước mặt người đánh giá, tại khoa ung thư, tại 3 thời điểm đánh giá:
–     Thời điểm 1 (T1): 1-4 tuần sau chẩn đoán
–    Thời điểm 2    (T2): 3 tháng sau chẩn đoán
–    Thời điểm 3    (T3): 6 tháng sau chẩn đoán
Phương pháp phân tích: Tỉ lệ, số trung bình được phân tích theo phần mềm SPSS 9.0
Kết quả nghiên cứu:
Đặc điểm của trẻ bị ung thư và cha mẹ trẻ được trình bày trong bảng 1 và 2. Tuổi trung bình của trẻ bị ung thư là 8.43 ± 3.65 (nhỏ nhất 4 tuổi và lớn nhất 16 tuổi); 68.6% là trẻ nam, 31.4% là trẻ gái; 77.1% được chẩn đoán bị bệnh bạch cầu cấp. Về cha mẹ trẻ bị ung thư, tuổi trung bình là 35.77 ± 7.57 (trẻ nhất là 27 tuổi và cao tuổi nhất là 54 tuổi). Tổng số các bà mẹ là 25 (71.4%) và 10 ông bố (28.6%).

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment