Nghiên cứu thí điểm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) thể hiện số liệu dịch tễ học hiv/aids tại 9 quận nội thành Hà Nội từ năm 2005-2007

Nghiên cứu thí điểm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) thể hiện số liệu dịch tễ học hiv/aids tại 9 quận nội thành Hà Nội từ năm 2005-2007

Nghiên cứu mô tả cắt ngang thí điểm ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) thể hiện số liệu dịch tễ học về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS, tỷ lệ vong do AIDS tại 9 quận nội thành Hà Nội    từ    2005-2007    nhằm mục tiêu:-    Thể    hiện thực    trạng    tỷ    lệ    nhiễm
HIV/AIDS, tử vong do AIDS và các hệ thống chăm sóc sức khoẻ liên quan đến những người nhiễm HIV/AIDS tại 9 quận nội thành Hà Nội. . Kết quả cho thấy: khả năng thể hiện số liệu dịch tễ học về HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội trên GIS là rất khả thi, thể hiện được tính mới, tính độc đáo, và tính sáng tạo. Số liệu dịch tễ học HIV/AIDS được phân tích khía cạnh không gian nhằm tìm ra xu thế dịch bệnh, tận dụng được hết các thông tin từ hệ thống giám sát sẵn có và bổ sung các thông tin cần thiết để thu được kết quả tốt hơn. Kết luận: Dựa vào các bản đồ dịch tễ học HIV/AIDS, nhà quản lý có thể nắm được vùng dịch và mức độ dịch hàng năm, khả năng lây lan, từ đó tiến hành khoanh vùng và can thiệp có trọng điểm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn. tTrên cơ sở các kết quả đạt được từ GIS, các tác giả đề xuất triển khai ứng dụng rộng rãi hệ thống GIS trong quản lý và dự phòng HIV/AIDS nói riêng cũng như bệnh tật trong cộng đồng nói chung.
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thí điểm ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) thể hiện số liệu dịch tễ học về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS, tỷ lệ vong do AIDS tại 9 quận nội thành Hà Nội từ 2005-2007. Kết quả cho thấy: khả năng thể hiện số liệu dịch tễ học về HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội trên GIS là rất khả thi, thể hiện được tính mới, tính độc đáo, và tính sáng tạo. Đây là lần đầu tiên bản đồ dịch tễ học HIV/AIDS được nghiên cứu một cách bài bản và được phân tích không gian nhằm tìm ra xu thế dịch bệnh, tận dụng được hết các thông tin từ hệ thống giám sát sẵn có và bổ sung các thông tin cần thiết để thu được kết quả tốt hơn. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất triển khai ứng dụng rộng rãi hệ thống GIS trong quản lý và dự phòng HIV/AIDS nói riêng cũng như bệnh tật trong cộng đồng nói chung .
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1859    đến nay, ngành y tế    thế    giới    đã biết    đến hệ    thống    thông tin    địa    lý
(GIS) như một công cụ hữu ích trong việc phát hiện, quản lý và ứng phó với sự bùng phát của dịch bệnh [6]. GIS giúp nhận biết xu hướng, tính phụ thuộc của các yếu tố mà điều đó sẽ khó nhận biết khi sắp xếp theo dạng bảng. GIS có thể xếp chồng nhiều lớp thông tin, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau về cùng một địa điểm, toạ độ, từ đó truy xuất ra được những thông tin mang tính chất tổng hợp về các lĩnh vực địa lý, văn hoá, y tế, xã hội… của một địa điểm nhất định, toạ độ đó. Hơn nữa việc tạo bản đồ các sự kiện không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích dịch tế học mà còn là một công cụ rất hữu hiệu nhằm thu hút sự ủng hộ của các phương tiện truyền thông cũng như thúc đẩy hành động của những người ra quyết định và của phần đông dân chúng [3].
Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch HIV/AIDS. Tính đến ngày 31/12/2009 Việt Nam có 144.483 người nhiễm HIV, 20.996 người mắc AIDS và 42.477 người tử vong do AIDS [2]. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống giám sát HIV/AIDS tại Việt Nam nói chung cũng như tại Hà Nội nói riêng vẫn chưa cung cấp được những thông tin thực sự có ý nghĩa cho việc phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, Việt Nam thiếu những trung tâm xử lý và phân tích thông tin HIV/AIDS một cách chuyên nghiệp [1]. Việc tổng hợp các thông tin địa lý để xây dựng tư liệu dịch tễ học, ứng dụng vào quản lý dự phòng HIV là xu hướng tất yếu của dịch tễ học nói chung và của y học nói riêng. GIS thực sự đem lại cho chúng ta những thông tin đầy đủ và phong phú nhất, ứng dụng GIS trong quản lý dịch bệnh có thể xem như một cách tiếp cận nhanh nhất trong việc đưa tin học vào quản lý y tế, phục vụ cho mọi đối tượng. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài với các mục tiêu sau:

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment