Nghiên cứu thiết lập và sản xuất 14 chất đối chiếu quốc gia dùng trong kiểm nghiệm thuốc
Trong công nghiệp dược phẩm đòi hỏi phải có những nguyên liệu có chất lượng tốt để sản xuất thuốc phòng và tri bệnh cho con người. Việc đánh giá chất lượng của các nguyên liệu và thuốc phải có các phương pháp phân tích đúng và chính xác nhưng bên cạnh đó phải có chất đối chiếu có kết quả chính xác và tin cậy thì mới được làm “thước đo” để so sánh trong các phương pháp phân tích. Quy trình sản xuất nói chung và những kỹ thuật kiểm tra đánh giá có ý nghĩa rất lớn quyết định chất lượng của chất đối chiếu.
Việc nghiên cứu và xây dựng được quy trình đóng gói từ dạng ống sang dạng lọ đã tạo điều kiện cho người sử dụng chất đối chiếu được dễ dàng và thuận tiện, tránh những lãng phí không cần thiết khi sử dụng ở dạng ống thủy tinh (ampule). Viện đã thể hiện được khả năng hòa nhập về kỹ thuật với các trung tâm thiết lập chuẩn trên thế giới và các nước trong khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh về kỹ thuật kiểm nghiệm, tạo điều kiện cho Viện chủ động và tích cực trong chương trình hợp tác, hội nhập với khu vực về đảm bảo chất lượng thuốc.
14 chất đối chiếu quốc gia được thiết lập đã đáp ứng một phần nhu cầu về chất đối chiếu ngày càng tăng của hệ thống kiểm nghiệm ở Việt Nam.
14 quy trình thiết lập chất đối chiếu quốc gia trong đề tài được xây đựng với các phương pháp phân tích đạt độ chính xác và độ lặp lại cao giữa các phòng thí nghiệm cũng như giữa các kết quả phân tích của nhiều phương pháp đã nâng cao độ tin cậy đối với chất chuẩn được sản xuất tại Việt Nam, giúp cho các cơ sở, đơn vị thuộc ngành kiểm nghiệm áp dụng để tiến hành sản xuất và xây dựng quỹ chuẩn của đơn vị mình
Qua kết quả kiểm tra độ ổn định của 7 chất đối chiếu được sản xuất theo quy trình đã được xây dựng trong đề tài so sánh với kết quả phân tích nguyên liệu, thành phẩm cho thấy chất lượng chất đối chiếu rất ổn định, không bị thay đổi sau 2 năm bảo quản, điều đó chứng minh rằng các mục tiêu đề ra của đề tài đã thực hiện được. Ngoài ra đề tài đã tiến hành đúng tiến độ, kinh phí của đề tài được thanh quyết toán đúng quy định về tài chính và thời gian.
Cùng với các hoạt động thiết lập chuẩn tại Viện, việc nghiên cứu của đề tài đã nhanh chóng đưa chủng loại chuẩn của Quỹ chuẩn quốc gia tại Viện Kiểm nghiệm lên 93 hoạt chất (hiện tại quỹ chuẩn khu vự ASEAN là 125 hoạt chất các loại), Viện cũng như các đơn vị kiểm nghiệm trong cả nước cũng đã tiết kiệm được một khoản ngân sách về ngoại tệ không phải nhập chuẩn gốc từ nước ngoài.
(a) . Đóng góp mới:
Đóng góp mới của đề tài là đã xây dựng được quy trình phân tích ổn định có độ chính xác cao và đã thiết lập được 14 chất đối chiếu, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của các đơn vị kiểm nghiêm và sản xuất trong cả nước.
(b) . Kết quả cụ thể:
14 chất đối chiếu đã được sản xuất và đưa vào sử dụng trong 8 íháng năm 2005
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Phần A -Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài 1
1. Kết quả nổi bật của đề tài 1
(a) . Đóng góp mới của đề tài 2
(b) . Kết quả cụ thể 2
(c) . Hiệu quả về đào tạo 3
(d) . Hiệu quả về kinh tế 3
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội 3
3. Đánh giá thực hiện đề tài đôi chiếu với đề cương nghiê cứu đã được phê 4 duyệt
(a). Tiến độ 4
ịb). Thực hiện mục tiêu nghiên cứu 4
(c) . Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương 4
(d) . Đánh giá việc sử dụng kinh phí 4
4. Các ý kiến đề xuất 5
Phần B. Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ 6
1. Đặt vấn đề 6
1.1. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài 6
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài 8
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 8
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu 9
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 9
2.1.1. Nguyên tắc chung về thiết lập chất đối chiếu – 9
2.1.2. Yêu cầu nội dung của một quy trình phần tích chất đối chiếu 12
2.1.3. Nghiên cứu độ ổn định của nguyên liệu thiết lập chất đối chiếu 14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 19
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 24
3.1. Thiết kế nghiên cứu 24
3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm đến dạng đóng gói, xây dựng quy 24 trình sản xuất chất đối chiếu
3.1.2. Xây dựng quy trình phân tích và thiết lập 14 chất đối chiếu Quốc gia 24
3.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu 24
3.2.1. Chọn mẫu 24
3.2.2. Cỡ mẫu 24
3.2.3. Đối tượng nghiên cứu 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu 30
3.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu 30
3.3.2. Phương phấp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 30
3.3.3. Các công cụ nghiên cứu cụ thể ‘ 31
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 32
4. Kết quả nghiên cứu 37
4.1. Chuyên đề 1 37
4.1.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm 37
4.1.2. Quy trình sản xuất chất đối chiếu (quy trình ỉ) 39
4.2. Chuyên đề2 đến chuyên đề 15 44
4.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình đánh giá 44
4.2.2. Đánh giá chất lượng nguyền liệu 45
4.2.3. Sản xuất 45
4.2.4. Hợp tác đánh giá 45
4.2.5. Phát hành chứng chỉ phân tích 45
4.2.6. Đánh giá độ ổn ‘định chất đối chiếu 45
Quy trình 2: Thiết lập chuẩn quốc gia atenolol 46
Quy trình 3: Thiết lập chuẩn quốc gia betamethason ‘ 50
Quy trình 4: Thiết lập chuẩn quốc gia betamethason Valerat 55
Quy trình 5: Thiết lập chuẩn quốc gia cortison acetat 60
Quy trình 6: Thiết lập chuẩn quốc gia cyproheptadin hydroclorid 65
Quy trình 7: Thiết lập chuẩn quốc gia dipyridamol 69
Quy trình 8: Thiết lập chuẩn quốc gia furosemid 73
Quy trình 9: Thiết lập chuẩn quốc gia glibenclamid 77
Quy trình 10: Thiết lập chuẩn quốc gia ibuprofen 81
Quy trình 11: Thiết lập chuẩn quốc gia indomethacin 85
Quy trình 12: Thiết lập chuẩn quốc gia imipramin hydroclorid 89
Quy trình 13: Thiết lập chuẩn quốc gia methyldopa 93
Quy trình 14: Thiết lập chuẩn quốc gia piroxicam 97
Quy trình 15: Thiết lập chuẩn quốc gia tolbutamid 100
5. Bàn luận 104
6. Kết luận và khuyến nghị 108
7. Tài liệu tham khảo 112
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích