Nghiên cứu thông số Doppler động mạch tử cung ở thai phụ tiền sản giật
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý phức tạp do thai nghén gây ra, thường xảy ra trong nửa sau của thai kì. Biểu hiện lâm sàng cũng như cận lâm sàng của tình trạng bệnh lý này rất đa dạng, trong khi nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh cãi [2] [4].
Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo từng khu vực trên thế giới. Ở Mỹ theo số liệu nghiên cứu của Sibai đưa ra năm 1995 tỷ lệ mắc bệnh là 5-6%. Ở Pháp (1995), Uzan nghiên cứu thấy tỷ lệ TSG là 5%. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cưú của Ngô văn Tài (2001) tỷ lệ TSG tại BVPSTW là 4%. Dương Thị Bế (2004) tỷ lệ là 3,1%, Lê Thị Mai (2004), tỷ lệ là 3,96% [1][19][20] [22][63][78].
Tiền sản giật có thể gây những biến chứng nặng cho mẹ như: sản giật, rau bong non, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, chảy máu, phù phổi cấp [5][21][22] [23]. Đối với thai nhi TSG có thể gây ra những hậu quả như: thai chậm phát triển, suy thai thậm chí có thể gây chết thai, nếu không được xử trí kịp thời, ngoài ra TSG cũng là một nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bệnh và di chứng về thần kinh, vận động và trí tuệ cho trẻ sau này [4].
Để hạn chế được những biến chứng do TSG gây ra đối với người mẹ, thai nhi, người ta đã sử dụng nhiều phương pháp thăm dò khác nhau để đánh giá tình trạng phát triển và sức khỏe của thai nhi ở thai phụ có TSG nhằm phát hiện sớm biến chứng và xử trí kịp thời như: siêu âm, phương pháp ghi biểu đồ nhịp tim thai – cơn co tử cung, phương pháp định lượng các chất nội tiết và chuyển hóa của thai, đo PH máu động mạch rốn…trong số đó siêu âm Doppler thăm dò tuần hoàn mẹ – con được coi là một trong những phương pháp thăm dò không can thiệp rất có giá trị hiện nay [7][8][59][62].
Trên thế giới siêu âm Doppler được ứng dụng vào y học từ những năm 1970. Sau đó người ta ứng dụng phương pháp này để thăm dò tuần hoàn tử cung – rau – thai. Tại Việt Nam ứng dụng phương pháp này trong sản khoa cũng được sử dụng một cách khá phổ biến trong những năm gần đây. Đã có một số nghiên cứu về vai trò của ứng dụng Doppler vào thăm dò tình trạng thai nhi trong tử cung thông qua thăm dò một số mạch máu của mẹ và thai như: động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung. Đặc biệt năm 2007 đã có một công trình nghiên cứu một cách tổng thể về các thông số Doppler trong thăm dò toàn bộ hệ thống tuần hoàn mẹ – thai ở thai nghén bình thường làm cơ sở tiến hành thăm dò Doppler ở thai nghén bệnh lý [9]. Tuy nhiên trong thai nghén bệnh lý, đặc biệt là trong TSG các công trình nghiên cứu còn chưa nhiều và chưa có tác giả nào nghiên cứu về hình thái của phổ Doppler ĐMTC ở thai phụ TSG. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thông số Doppler động mạch tử cung ở thai phụ tiền sản giật“. Nhằm mục tiêu:
1. Xác định mối tương quan giữa các thông số về phổ Doppler (hình thái, RI, tỷ lệ S/D) động mạch tử cung với các thể lâm sàng TSG.
2. Xác định mối tương quan giữa các thông số về phổ Doppler (hình thái, RI, tỷ lệ S/D) động mạch tử cung với tình trạng thai.
mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tiền sản giật 3
1.1.1. Định nghĩa TSG 3
1.1.2. Tỷ lệ tiền sản giật 3
1.1.3. Phân loại TSG 3
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán TSG 4
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán TSG nặng 6
1.1.6. Các biến chứng của TSG 6
1.2. Các phương pháp thăm dò thai nhi trong tử cung 9
1.2.1. Phương pháp soi ối : dựa vào nguyên lý của hiện tượng trung tâm
hoá tuần hoàn do thiếu oxy thai gây ra 9
1.2.2. Theo dõi nhịp tim thai bằng máy Monitoring sản khoa 9
1.2.3. Phương pháp siêu âm 11
1.2.4. Đánh giá tình trạng thai bằng chỉ số Manning 11
1.3. Ứng dụng hiệu ứng Doppler trong thăm dò tuần hoàn 12
1.3.1. Nguyên lý chung 12
1.3.2. Các loại Doppler 13
1.3.3. Các phương pháp phân tích Doppler 14
1.4. Hệ thống tuần hoàn động mạch tử cung 16
1.4.1. Giải phẫu động mạch tử cung 16
1.4.2. Sự thay đổi của hệ tuần hoàn động mạch tử cung trong khi có thai… 17
1.4.3. Điều hòa hoạt động hệ thống tuần hoàn động mạch tử cung 19
1.5. Ứng dụng hiệu ứng Doppler trong thăm dò động mạch tử cung 20
1.5.1. Kỹ thuật thăm dò 20
1.5.2. Phân tích kết quả Doppler động mạch tử cung 20
1.5.3. Doppler ĐMTC bình thường 21
1.5.4. Doppler động mạch tử cung bệnh lý 22
1.5.5. Các nghiên cứu thăm dò Doppler ĐMTC 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Đối tượng 28
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 28
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 29
2.2.3. Thu thập số liệu 29
2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứư này 31
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu 32
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 32
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 35
3.1.1. Tuổi của thai phụ 35
3.1.2. Số lần sinh 35
3.1.3. Tình trạng bệnh lý TSG của thai phụ 36
3.2. Đặc điểm của trẻ sơ sinh 36
3.2.1. Tuổi thai lúc đẻ 36
3.2.2. Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh 37
3.2.3. Trọng lượng thai lúc đẻ 37
3.2.4. Cách đẻ 38
Tổng số 38
3.3. Kết quả thăm dò Doppler động mạch tử cung ở thai phụ TSG 38
3.3.1. Hình thái phổ Doppler ĐMTC 38
3.3.2. Trị số của tỷ lệ S/D 43
3.3.3. Chỉ số trở kháng (RI) 58
Chương 4: BÀN LUẬN 73
4.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 73
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu 73
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu 74
4.2. Đặc điểm của sản phụ 74
4.2.1. Tuổi của sản phụ 74
4.2.2. Số lần đẻ 75
4.2.3. Phân loại tiền sản giật 75
4.2.4. Cách thức đẻ 75
4.3. Đặc điểm của trẻ sơ sinh khi đẻ 76
4.3.1. Trọng lượng trẻ sơ sinh 76
4.3.2. Chỉ số Apgar 77
4.4. Phân tích các kết quả thăm dò Doppler ĐMTC 77
4.4.1. Về hình thái phổ Doppler ĐMTC 77
4.4.2. Về các chỉ số Doppler 83
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích