Nghiên cứu thực nghiệm tácdụng điều trị rối loạn lipid máu của flavonoid chiết xuất từ hoa kim ngân

Nghiên cứu thực nghiệm tácdụng điều trị rối loạn lipid máu của flavonoid chiết xuất từ hoa kim ngân

Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh vữa xơ động mạch.. Việc tìm kiếm các thuốc từ nguồn gốc thảo dược để điều trị rối loạn lipid máu đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mục tiêu: đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của flavonoid chiết xuất từ hoa kim ngân trên chuột cống trắng. Phương pháp: Gây rối loạn lipid máu trên chuột cống bằng uống cholesterol trong 6 tuần. Flavonoid hoa kim ngân với 2 liều 0,90g/kg và 0,45g/kg, uống trong 2 tuần sau khi đã gây tăng cholesterol máu. Xác định nồng độ cholesterol toàn phần (TC), triglycerid (TG), HDL – C, LDL – C trong huyết tương sau 6 tuần uống cholesterol và sau 8 tuần (6 tuần uống cholesterol và 2 tuần uống flavonoid hoa kim ngân). Kết quả: Flavonoid toàn
phần chiết xuất từ hoa kim ngân liều 0,9g/kg và 0,45g/kg có tác dụng làm giảm các chỉ số TG,TC, LDL – C và tăng HDL – C trong huyết tương chuột cống trắng. Tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của flavonoid hoa kim ngân ở 2 liều 0,9g/kg và 0,45g/kg là tương đương nhau. Kết luận: Flavonoid toàn phần chiết xuất từ hoa kim ngân có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu ở chuột cống trắng.
Rối loạn lipid máu – một bệnh phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh vữa xơ động mạch, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu máu cơ tim … Các thuốc tây y điều trị rối loạn lipid máu thường dùng như dẫn xuất statin, dẫn xuất của acid fibric, niacin, nhựa gắn acid mật … có hiệu quả điều trị tốt nhưng thường gây nhiều tác dụng không mong muốn, giá thành cao, đặc biệt khi phải dùng lâu dài. Nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm như đau cơ, tiêu cơ vân, độc với gan… đã hạn chế sự sử dụng của các thuốc này [8]. Vì vậy xu hưóng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các thuốc từ nguồn gốc thảo dược dễ kiếm, rẻ tiền, có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu tốt nhưng ít tác dụng không mong muốn đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Hoa sắp nở của cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb) gọi là hoa kim ngân (Flos Lonicerae)
được phơi hoặc sấy khô là một vị thuốc được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Theo y học cổ truyền, hoa kim ngân (HKN) được xếp vào nhóm thanh nhiệt giải độc, được dùng như một thuốc kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng, uống lâu làm tăng tuổi thọ. Kim ngân có tác dụng ngăn ngừa sự tích mỡ ở bụng [1]. Một số tác giả đã nghiên cứu xác định trong hoa và lá kim ngân có chứa flavonoid. Theo Trần Lưu Vân Hiền, flavonoid tronghoa kim ngân chiếm 3,32 % [3].
Các flavonoid tự nhiên (bioflavonoid) là chất chống oxy hóa, khử các gốc tự do của oxy [1] Một số nghiên cứu cho thấy flavonoid trong hoa kim ngân có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, kích thích miễn dịch… [2],[3],[4],[5]. Trong nghiên cứu trước, chúng tôi đã chứng minh flavonoid trong hoa kim ngân khi uống cùng với cholesterol có tác dụng dự phòng, hạn chế sự rối loạn lipid máu trên chuột cống do cholesterol gây ra [7]. Đề tài này tiếp tục tiến hành với mục tiêu:
Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của flavonoid chiết xuất từ hoa kim ngân trên chuột cống trắng (uống flavonoid chiết xuất từ hoa kim ngân sau khi đã uống cholesterol).
II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Chất liệu nghiên cứu
Thuốc nghiên cứu: Flavonoid toàn phần chiết xuất từ hoa kim ngân do phòng Bào chế – Viện Dược liệu sản xuất. Cách chiết flavonoid toàn phần: Ngấm kiệt 2 lần với ethanol 80 %, cất thu hồi ethanol. Sau đó lắc với ethyl acetate 3 lần,mỗi lần 2 giờ, thu hồi ethyl acetate, thu được flavonoid toàn phần với hàm lượng ˜3 % [2],[5]. Hóa chất, máy móc :
– Bột cholesterol của hãng Merck – Germany.
– Kít định lượng cholesterol toàn phần (TC), triglycerid (TG) , HDL – C trong huyết tương của hãng Dialab – GmbH (Austria), định lượng theo phương pháp đo màu trên máy Screen master của hãng Hospitex Diagnostics (Italy)

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment