Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp can thiệp

Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp can thiệp

Luận án Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp can thiệp. Chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổ i họ c sinh là nhiệm vụ quan trọng vì đó là thế hệ tương lai của dân tộc. Bên cạnh sự quan tâm về giáo dục, họ c sinh cần được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng chống các dịch bệnh phổ bi ến và các bệnh do chính yế u tố họ c đường gây nên. Trong nhiều năm qua, ngành y tế và ngành giáo dục đã phối hợp với nhau để thực hiện tốt c ông tác y tế trường họ c nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục toàn diện cho các em. Mặc dù hoạt động y tế trường họ c, điều kiện vệ sinh họ c tập của họ c sinh đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh sự gi a tăng một số bệnh mới nổ i ở họ c sinh như thừa c ân, béo phì, rối loạn tâm thần họ c đường, bạo lực họ c đường do điều kiện kinh tế, xã hộ i thay đổ i thì tỷ lệ họ c sinh mắc các bệnh họ c đường vẫn còn cao và chưa khống chế được như tật khúc xạ (từ 5% – 30%), cong vẹo c ột sống (4% – 50%), bệnh răng miệng (từ 60%-95%). Những bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh. Họ c sinh tiểu họ c chiếm gần 8% dân số cả nước, là đối tượng cần đ ợc qu n t m h n đ n sức khỏe vì đ y là khoảng thời gi n đầu đời bắt đầu họ c tập và rèn luyện, mọ i yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe các em lứa tuổ i này có tác độ ng s âu sắc đến tuổi trưởng thành mai sau [1].

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh tật lứa tuổ i họ c đường với kiến thức, thái độ, thực hành của họ c sinh, giáo viên, cha mẹ họ c sinh trong phòng chống bệnh tật họ c đường cũng như liên quan đến điều kiện vệ sinh họ c tập và hoạt động y tế tại trường họ c. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ki ến thức, thái độ, thực hành của họ c sinh, giáo viên, cha mẹ h c sinh về phòng chống bệnh tật h c đ ờng còn hạn ch và thực trạng hoạt đ ng y t tr ờng h c, điều kiện vệ sinh h c tập củ h c sinh còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại. Điều này ảnh hưởng l ớn đến c ông tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho họ c sinh.
Từ năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới đã sáng kiến xây dựng mô hình Trường họ c nâng c ao sức khỏe. Sáng kiến này nhằm mục đích nâng c ao sức khỏe cho họ c sinh, cán bô trường học, gia đình và thành viên của cô ng đồng thông qua trường học. Hưởng ứng mô hình Trường học NCSK của Tổ chức Y tế thế gi ới, Việt Nam đã tiến hành xây dựng mô hình Trường học nâng c ao sức khoẻ tại mô t số tỉnh thí điểm từ những năm 2000. K ế t quả đạt được cho thấy có sự cải thiện tích cực từ nhận thức của Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh, gi a đình và cả c ô ng đồng trong chăm sóc sức khỏe học sinh. Hiệu quả mô hình thể hiện qua điều kiện cơ sở vật chất cải thiện, việc hỗ trợ cả về kinh phí và sự quan tâm của Chính quyền đị a phương, kiến thức phòng chống bệnh tật tăng cao và tỷ lệ bệnh tật của họ c sinh có xu hướng giảm hoặc khống chế được [2],[3],[4].
Câu hỏi đặt ra là thực trạng mắc các bệnh lứa tuổ i họ c đường phổ bi ến ở họ c sinh tiểu họ c Việt Nam hiện nay như thế nào? Có gì khác biệt giữa các vùng miền? Nguyên nhân nào gây ra thực trạng trên? Có thể can thiệp ngăn cản giảm nguy c ơ và giảm tỷ lệ mắc các bệnh này như thế nào? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp can thiệp” nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc cận thị, cong vẹo c ôt sống và sâu răng ở họ c sinh tiểu họ c 6 tỉnh năm 2012.
2. Mô tả mô t số yế u tố liên quan đến cận thị, cong vẹo c ôt sống và s âu răng ở h c sinh tiểu h c.
3. Đề xuất giải pháp c n thiệp th ng qu m hình tr ờng h c nâng cao sức khỏe tại 04 trường tiểu họ c thành phố Hải Phòng năm 2013.
Những kết luận mới của luận án:
–  Đề tài đã nghiên cứu tình trạng hiện mắc cận thị, cong vẹo cột sống, sâu răng học sinh tiểu học tại 6 tỉnh thuộc 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên Việt Nam. Tỉ lệ hiện mắc cận thị ở học sinh tiểu học là 5,8%, có xu hướng tăng lên theo lớp từ 2,9% ở lớp 1, tăng lên 8,3% ở lớp 5; khác nhau rõ rệt ở các vùng, tỷ lệ cao ở Hải Phòng 10,5%, TP. Hồ Chí Minh 6,5%, tỷ lệ thấp ở Kon Tum 0,9%, Hòa Bình 1,1%. Tỷ lệ mắc cong vẹo cột sống ở học sinh không cao 3,6%, tỷ lệ khác biệt theo giới (nữ là 3,0% và nam là 4,1%), tăng theo lớp học, khác nhau ở các vùng miền, tỷ lệ cao ở vùng nông thôn, miền núi (Hòa Bình 7,9%, Kon Tum 7,1%), tỷ lệ thấp ở đô thị (TP. Hồ Chí Minh 2,0%, Hải Phòng 1,3%). Tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học khá cao 73,4%, có khác biệt theo giới, nữ cao hơn nam, có xu hướng giảm dần theo tuổi, không khác biệt đáng kể theo vùng, miền (66,0%- 86,6%).
– Đề tài đã phân tích và chỉ ra những tồn tại của công tác YTTH của các trường tiểu học, điều kiện vệ sinh lớp học không đảm bảo cùng với tình trạng thiếu kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên trong phòng chống bệnh tật lứa tuổi học đường, góp phần gia tăng tình trạng mắc các bệnh trên ở học sinh tiểu học. Tình trạng thiếu kiến thức, thực hành không đúng của học sinh, cha mẹ học sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị, CVCS, sâu răng của học sinh từ 1,4 – 2,1 lần với ý nghĩa thống kê p < 0,05.
– Đã xây dựng và thử nghiệm mô hình can thiệp “Trường học Nâng cao sức khỏe trong phòng chống các bệnh lứa tuổi học đường” tại 4 trường tiểu học ở Hải Phòng. Bước đầu đã chứng minh hiệu quả của mô hình can thiệp trong giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, thay đổi tỷ lệ hiện mắc 3 bệnh trên ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Trên cơ sở kết quả thu được đã bổ sung, điều chỉnh để xây dựng mô hình “Trường học Nâng cao sức khỏe trong phòng chống các bệnh lứa tuổi học đường” trong đó có phòng chống cận thị, CVCS và sâu răng ở học sinh có thể áp dụng triển khai mở rộng tại các địa phương khác trong thời gian tới.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment