Nghiên cứu thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi ở một vùng nông thôn quận Hoàng Mai- Hà Nội

Nghiên cứu thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi ở một vùng nông thôn quận Hoàng Mai- Hà Nội

Luận văn Nghiên cứu thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi ở một vùng nông thôn quận Hoàng Mai- Hà Nội. Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Theo điều tra của nhiều tác giả trên thế giới cũng như trong nước cho thấy người mắc bệnh răng miệng chiếm tỷ lệ rất cao, như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, mất răng…, nhất là sâu răng và nha chu viêm có nơi 90% dân số mắc các bệnh này. Đặc biệt tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Như theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001, bệnh quanh răng ở lứa tuổi 18 là 16,7%, tuổi 18 – 34 là 21,9% , tuổi 35 – 44 là 36,4%. Nếu sâu răng là nguyên nhân gây mất răng ở người trẻ thì nha chu viêm là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng ở người cao tuổi. Do đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo tổ chức y tế thế giới, người cao tuổi được xác định là những người 60 tuổi trở lên. Ngày nay do điều kiện sống tốt hơn và có nhiều tiến bộ về y học nên tuổi thọ con người ngày càng cao, do đó tỷ lệ người cao tuổi cũng ngày càng cao. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, hiện tại trên thế giới có khoảng 700 triệu ngườicao tuổi và sẽ tăng lên con số 1 tỷ vào năm 2020. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 8 triệu người cao tuổi, chiếm ~9% dân số và cũng đang có xu hướng gia tăng. Do đó việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi đối với ngành y tế nói chung, và chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao tuổi của ngành Răng Hàm Mặt nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong phòng chống và nâng cao sức khỏe răng miệng nhưng bệnh răng miệng hiện vẫn có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi nhất là người cao tuổi. Bệnh quanh răng là nguyên nhân chính gây mất răng ở người cao tuổi, bệnh có liên quan đến vệ sinh, chăm sóc răng miệng cá nhân cũng như mức sống, mức độ hiểu biết (dân trí).

Các tổn thương sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng khi không được điều trị kịp thời, nó không những ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, mà còn có thể gây nhiều biến chứng nặng nề tại chỗ hay toàn thân, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt ở người cao tuổi, khi mà sự lão hoá làm suy giảm khả năng phục hồi, dễ mắc bệnh và mắc nhiều loại bệnh cùng lúc.
Người cao tuổi, nhất là ở vùng nông thôn hay miền núi, thường ít quan tâm tới việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001 trên 999 người 45 tuổi trở lên thì có tới 55% chưa đi khám răng miệng lần nào. Trên thế giới, từ những năm 70 của thế kỷ trước đã có nhiều nghiên cứu và đưa vấn đề RM người cao tuổi trở thành chuyên ngành riêng. Ở Việt Nam ngày nay, những nghiên cứu chuyên sâu về răng miệng người cao tuổi còn ít, do đó việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng người cao tuổi, đặc biệt người cao tuổi ở nông thôn lại càng hạn chế. Việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng các bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị chưa có hệ thống, vấn đề đào tạo cán bộ đến tổ chức mạng lưới dịch vụ, đặc biệt đối với người cao tuổi ở nông thôn cũng từ đó chưa được quan tâm triển khai thoả đáng.
Xuất phát từ những vấn đề đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi ở một vùng nông thôn quận Hoàng Mai- Hà Nội” nhằm các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng bệnh quanh răng ở người cao tuổi (trên 60 tuổi) tại phường Yên Sở – quận Hoàng Mai-Hà Nội.
2. Phân tích kiến thức, thái độ, thực hành của người cao tuổi ở Yên Sở – quận Hoàng Mai – Hà Nội về chăm sóc răng miệng “.
3. Xác định nhu cầu điều trị bệnh quanh răng của người cao tuổi ở Yên Sở – Hoàng Mai – Hà Nội.
Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao sức khoẻ răng miệng của người cao tuổi ở nông thôn, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống cho họ.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Giải phẫu vùng quanh răng 4
1.1.1. Lợi : Gồm có lợi tự do và lợi dính. 5
1.1.2. Dây chằng QR : 6
1.1.3. Xương răng : 7
1.1.4. Xương ổ răng : 8
1.1.5. Tuần hoàn quanh răng : 9
1.1.6. Thần kinh vùng quanh răng 9
1.2. Một số đặc điểm sinh lý, bệnh lý vùng quanh răng ở người cao tuổi. 10
1.2.1. Biến đổi sinh lý chung : 10
1.2.2. Biến đổi sinh lý ở vùng răng miệng. 11
1.2.3. Một số đặc điểm bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi. 16
1.3. Vấn đề kiến thức, thái độ và thực hành sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi. 19
1.3.1. Đặc điểm chung. 20
1.3.2. Các yếu tố tác động đến kiến thức, thái độ và thực hành sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi. 21
1.4. Vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi 22
1.4.1. Vấn đề giáo dục nha khoa. 22
1.4.2. Các biện pháp phòng bệnh tích cực. 23
1.4.3. Vấn đề quản lý, theo dõi. 23
1.5. Nghiên cứu về bệnh quanh răng ở người cao tuổi trên Thế Giới và Việt Nam. 23
1.6. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi. 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Địa điểm nghiên cứu: 27
2.2. Đối tượng nghiên cứu: 27
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: 27
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 28
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: 28
2.3.3. Dụng cụ sử dụng khám răng miệng và tình trạng quanh răng 29
2.3.4. Kỹ thuật thu thập số liệu: 30
2.3.5. Chỉ số nghiên cứu chính: 30
2.3.6. Xử lý số liệu 34
2.3.7. Các biện pháp khống chế sai số: 34
2.4. Thời gian nghiên cứu: 34
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 35
3.1.1. Phân bố mẫu theo tuổi 35
3.1.2. Phân bố mẫu theo giới 36
3.1.3. Phân bố mẫu theo nghề nghiệp trước nghỉ hưu 37
3.1.4. Phân bố mẫu theo học vấn 38
3.1.5. Đặc điểm bệnh nội khoa ở người cao tuổi 39
3.2. Tình trạng bệnh quanh răng ở người cao tuổi phường Yên Sở. 40
3.2.1. Tình trạng bệnh quanh răng theo CPI 40
3.2.2. Tình trạng bệnh quanh răng theo số trung bình vùng lục phân và CPI. 45
3.3. Kiến thức- thái độ – thực hành CSSKRM ở người cao tuổi 50
3.3.1. Kiến thức – hiểu biết và sự liên quan với bệnh quanh răng 50
3.3.2. Thái độ – thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng 51
3.4. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng ở người cao tuổi 54
3.4.1. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo tuổi 54
3.4.2. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo giới 55
3.4.3. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo nghề nghiệp 56
3.4.4. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo học vấn 57
3.4.5. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo bệnh nội khoa 58
Chương 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 59
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 60
4.1.2. Đặc điểm về giới: 60
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu 60
4.1.4. Đặc điểm về trình độ học vấn 61
4.1.5. Đặc điểm về bệnh nội khoa ở người cao tuổi 61
4.2. Tình trạng bệnh quanh răng của người cao tuổi phường Yên Sở 62
4.2.1. Tình trạng bệnh quanh răng theo chỉ số CPI 62
4.2.2. Số trung bình vùng lục phân theo chỉ số CPI 66
4.2.3. Tỷ lệ người có từ 3 vùng lục phân lành mạnh trở lên 70
4.3. Kiến thức – thái độ – thực hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng của người cao tuổi 71
4.3.1. Kiến thức hiểu biết về bệnh quanh răng 71
4.3.2. Thực hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng của người cao tuổi 72
4.3.3. Thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng qua y tế 73
4.3.4. Một số thói quen sinh hoạt liên quan đến tình trạng bệnh quanh răng của người cao tuổi. 74
4.4. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng ở người cao tuổi 74
4.4.1. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng liên quan đến tuổi 76
4.4.2. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng liên quan đến giới 76
4.4.3. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng liên quan đến nghề nghiệp 77
4.4.4. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng liên quan đến học vấn 77
4.4.5. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng liên quan đến bệnh nội khoa 78
KẾT LUẬN 79
KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lâm Ngọc Ấn, Lê Đình Giáp, Ngô Đồng Khanh (1997), “Điều tra sức khỏe răng miệng”, Viện RHM thành phố Hồ Chí Minh, tr 16-18
2. Nguyễn Quốc Anh (2001), “Hiện trạng phát triển dân số Việt nam, xu hướng trong thời gian tới”, Tạp chí thông tin Y dược, số 11, tr 10
3. Nguyễn Hoài Bắc (2008), “Nghiên cứu tình trạng sâu răng, bệnh quanh răng, mất răng và nhu cầu điều trị của công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II Răng Hàm Mặt.
4. Bộ môn Răng Hàm Mặt, trường đại học Y Hà Nội (1981), “Điều tra cơ bản bệnh RHM trong năm năm 1975-1979”, Tài liệu nghiên cứu-Hội RHM, số 5, tr 20-24
5. Nguyễn Văn Cát (1977), “Tổ chức học của răng”, Răng hàm mặt, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 90
6. Nguyễn Văn Cát (1996), “Khớp cắn học”, Bộ môn Răng hàm mặt, Trường đại học Y Hà Nội, tr 5-15
7. Nguyễn Văn Cát và cộng sự (1987), “Sơ bộ nhận xét về chỉ số nhu cầu điều trị bệnh quanh răng của cộng đồng ở Hà Nội”, Tài liệu hội thảo nha chu Hà Nội, Tr 2
8. Nguyễn Văn Cát (1998), “Những nét mới hiện nay trong bệnh học tổ chức quanh răng”. Tài liệu giảng dạy cao học Trường Đại học Y Hà Nội, Tr 10- 12
9. Nguyễn Cẩn (1994), “Bệnh nha chu ở các tỉnh phía nam Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh, những nguyên nhân chủ yếu, kế hoạch điều trị và dự phòng chủ yếu”, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975-1994, tài liệu hội nghị nha khoa Quốc tế và triển lãm nha khoa 1994 thành phố Hồ Chí Minh, Tr 41-45
10. Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1995), “Chăm sóc răng miệng ban đầu”, Bộ môn Răng hàm mặt, Trường đại học Y Hà Nội, tr 96-104
11. Trịnh Đình Hải (2004), “Giáo trình dự phòng bênh quanh răng Trường Đại học Răng hàm mặt Hà Nội”, Tr 9-18
12. Trần thị Hoa (1997), “Can thiệp để thay đổi hành vi sức khỏe”, Bài giảng Y tế công cộng, Trường cán bộ quản lý Y tế, số 5, tr 10-20
13. Nguyễn Dương Hồng (1977), “Điều trị răng miệng người già”, Răng hàm mặt, tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 155-160
14. Mai Đình Hưng (1996), “Tuổi già và tình hình sức khỏe của răng miệng”, Tổng quan tài liệu, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, số 1, tr 8-9
15. Mai Đình Hưng (1997), “Sâu răng, chăm sóc răng miệng ban đầu, phòng chống sâu răng, nhà học đường”, Bộ môn Răng hàm mặt, Trường đại học Y Hà Nội, Tr 7-15
16. Đoàn Thu Hương (2003), “Đánh giá tình trạng bệnh quanh răng, sự mất răng và nhu cầu điều trị ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Hữu Nghị”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội, Tr 90-95
17. Vũ Khoái (1977), “Về phục hình răng, hàm giả”, Răng hàm mặt, tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 281-285
18. Phạm Khuê (1982), “Bệnh học tuổi già”, tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 7-48
19. Phạm Khuê (1983), “Bệnh học tuổi già”, tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 7-306-316
20. Phạm Khuê (1993), “Những điều cần biết về sức khỏe người có tuổi”, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 26-28
21. Huỳnh Anh Lan (2002), “Một số vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổi”, Thông tin Y Dược, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (số 9), tr 39-43
22. Lương Thị Kim Liên (2007), “Tình trạng bệnh quanh răng của nông dân huyện Đông Anh – Hà Nội”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2.
23. Mandel I.D (1996), “Phòng ngừa sâu răng: Các chiến lược hiện nay và các hướng mới”, Cập nhật nha khoa 2001, Tài liệu dịch, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (tập 3, số 1), tr 18-33
24. Đào Ngọc Phong và cộng sự (2004), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng”, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 58-95
25. Võ Thế Quang và cộng sự (1990), “Điều tra cơ bản về sức khỏe răng miệng ở Việt Nam”, Viện thông tin-thư viện Y học trung ương, Hà nội, tr 6-10
26. Trần Thanh Sơn (2007), “Đánh giá tình trạng bệnh răng miệng, K.A.P và nhu cầu điều trị ở người cao tuổi tại Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội” , Luận văn bác sỹ chuyên khoa II Răng Hàm Mặt.
27. Slavkin H.C (2000), “Tuổi già và sức khỏe răng miệng: Sống lâu hơn và tốt hơn”, cập nhật nha khoa 2002, Tài liệu dịch, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (số 2) tr 31
28. Đặng Thị Thơ (2003), “Đánh giá tình trạng quanh răng ở những người nghiện ma tuý tại Trung tâm giáo dục Lao động và Xã hội”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Răng hàm mặt Trường Đại học Y Hà Nội, Tr 72-77.
29. Nguyễn Văn Tiên (2003), “Già hóa dân số ở Việt Nam và những thách thức với việc chăm sóc sức khỏe người già”, Tạp chí thông tin Y Dược (số 3), tr 1-2
30. Đỗ Quang Trung (2001), “Bệnh học quanh răng”, Bộ môn Răng hàm mặt, Trường đại học Y Hà Nội, tr 63
31. Trần văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải và cộng sự (2001), “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc”, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, Tr 67-75.
32. Trần văn Trường (2000), “Phòng bệnh răng miệng và vấn đề nha học đường, nha cộng đồng. Thực trạng và tổ chức- kỹ thuật”, Tạp chí Y học Việt nam (số 8-9), tr 11-22

Leave a Comment