NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TUYÊN QUANG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TUYÊN QUANG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP.Sâu răng, viêm lợi là hai bệnh rất phổ biến trong các bệnh răng miệng trên thế giới cũng như ở nước ta. Bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi răng mới mọc (6 tháng tuổi). Nếu không được điều trị kịp thời bệnh gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh sâu răng, viêm lợi tập trung chủ yếu tại các nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh. Ngay tại các nước phát triển cũng có tới 60-90% trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh. Bệnh sâu răng đang là vấn đề được Chính phủ các nước trên thế giới quan tâm đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết [1].
Ở Việt Nam, tình trạng sâu răng và viêm lợi còn ở mức cao trên 70% dân số và có chiều hướng gia tăng, nhất là ở những nơi chưa thực hiện tốt chương trình Nha học đường như ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người [2],[3]. Phòng bệnh sâu răng, viêm lợi bằng các biện pháp dự phòng là quá trình tương đối đơn giản, không phức tạp, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu quả cao. Đối với sức khỏe răng miệng, điều trị là tốt, dự phòng là tốt hơn, dự phòng sớm là tốt nhất [4]. Do đó phòng bệnh sâu răng, viêm lợi sớm ngay ở lứa tuổi học sinh khi mới cắp sách đến trường là chiến lược khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai nhằm nâng cao sức khỏe học đường [5].
Để giải quyết tình trạng này nhiều năm qua, ngành răng hàm mặt đã thực hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu mà trọng tâm là công tác nha học đường với 4 nội dung: Giáo dục nha khoa, dùng nước súc miệng có flour 0,2%, trám bít hố rãnh, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng tại trường học. Tuy nhiên việc thực hiện và hiệu quả của công tác này có khác nhau ở từng địa phương, từng thời gian[6]. Trong những năm gần đây, chương trình nha học đường đã bước đầu có hiệu quả và các hoạt động đi vào nề nếp, tuy nhiên chất lượng chưa đồng đều giữa các trường ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc [6].
Tuyên Quang là tỉnh thuộc khu vực trung du – miền núi phía Bắc. Tỉnh có nhiều huyện vùng sâu, vùng xa là những khu vực còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu cũng như sự hiểu biết của người dân về sức khoẻ còn thấp đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh chưa được triển khai đến các trường học, cộng động và người dân[7]. Chương trình nha học đường hầu như chưa được triển khai tại các trường này, hầu hết học sinh tại các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc nha khoa[7]. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 470 học sinh nhằm xác định tỷ lệ bệnh sâu răng ở học sinh trường tiểu học Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang năm 2014 cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa là 61,3% và sâu răng vĩnh viễn là 18,9%[7]. Số học sinh bị sâu răng sữa là cao ở lớp 1 (18,1%) và xu hướng giảm dần ở các lớp trên, còn số học sinh sâu răng vĩnh viễn có tăng dần ở những lớp trên và cao nhất ở lớp 5 (6,2%). Số lượng trung bình răng sâu của một trẻ bị sâu răng là 3,5% đối với sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn là 1,6% [7]. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ sâu răng và số lượng trung bình răng sâu còn cao, do đó cần thiết phải có sự can thiệp phòng bệnh hiệu quả để giảm tỷ lệ sâu răng ở học sinh.
Các kết quả báo cáo của Sở y tế tỉnh Tuyên Quang cho thấy, hầu hết học sinh các trường THCS dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh đều khó tiếp cận các dịch vụ khám và điều trị bệnh răng miệng vìkhoảng cách tới các cơ sở y tế hay phòng khám răng quá xa, điều kiện kinh tế khó khăn và người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khám răng miệng định kỳ. Cho đến nay chưa có giải pháp, mô hình cụ thể nào để làm giảm tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi xuống một cách bền vững cho học sinh khu vực vùng sâu, vùng xa đặc biệt là học sinh tại các trường dân tộc nội trú. Thiết bị nha khoa di động với các ưu điểm là vô cùng nhỏ gọn, xách tay tiện lợi, thích hợp cho công việc khám, điều trị răng lưu động đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa; Việc khám và điều trị tại trường học giúp tiết kiệm chi phí điều trị và tăng khả năng tiếp cận của học sinh các trường dân tộc nội trú.
Do đó, vấn đề được đặt ra là (1) Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh các trường THCS dân tộc nội trú trong đó có các trường THCS dân tộc nội trú của tỉnh Tuyên Quang như thế nào? (2) Yếu tố nào liên quan nhiều đến tình trạng sâu răng, viêm lợi ở học sinh tại các trường dân tộc nội trú? Và (3) Giải pháp nào là hiệu quả trong phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh các trường THCS dân tộc nội trú? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, năm 2017.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp điều trị và phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh khối 6, 7 các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, năm 2017 – 2019.
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Khái niệm bệnh sâu răng, viêm lợi 4
1.2. Cơ chế bệnh sinh 5
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh sâu răng 5
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của viêm lợi 7
1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng, viêm lợi 8
1.3.1. Yếu tố về cá nhân 16
1.3.2. Yếu tố môi trường miệng 21
1.3.3. Các yếu tố về phong tục, tập quán, lối sống 23
1.4. Thực trạng về sâu răng, viêm lợi và một số nghiên cứu về bệnh sâu răng, viêm lợi 8
1.4.1. Trên thế giới 8
1.4.2. Tại Việt Nam 11
1.5. Một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh 24
1.5.1. Chương trình nha khoa học đường 24
1.5.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục nha khoa 25
1.5.3. Phòng ngừa sâu răng bằng Fluor 28
1.5.4. Kiểm tra định kỳ tình hình răng miệng, điều trị dự phòng, can thiệp sớm bằng các kỹ thuật 31
1.5.5. Điều trị thuốc kháng sinh, sát khuẩn 35
1.5.6. Ngân sách cho y tế, phối hợp y tế và giáo dục: 35
1.6. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu 37
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 40
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 41
2.4. Nội dung nghiên cứu 46
2.4.1. Nghiên cứu thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 46
2.4.2. Một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 47
2.5. Các chỉ số nghiên cứu 61
2.5.1. Các chỉ số cho mục tiêu 1 61
2.5.2. Các chỉ số cho mục tiêu 2 61
2.6. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, xác định 64
2.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng 64
2.6.2. Các tiêu chuẩn xác định bệnh 66
2.6.3. Cách đánh giá phân mức độ kiến thức, thái độ, thực hành trong chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh 67
2.6.4. Các tiêu chí đánh giá khác 68
2.6.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp 68
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu 68
2.7.1. Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào 68
2.7.2. Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp 69
2.8. Phương pháp khống chế sai số và xử lí số liệu 70
2.8.1. Khống chế sai số 70
2.8.2. Phương pháp xử lý số liệu 71
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 71
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 73
3.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang năm 2017 73
3.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 73
3.1.2. Một số yếu tố liên quan tới bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 83
3.2. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp 86
3.2.1. Hiệu quả biện pháp điều trị sâu răng, viêm lợi bằng thiết bị nha khoa di động tại trường học 86
3.2.2. Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh sâu răng, viêm lợi 97
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 102
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, năm 2017 102
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 102
4.1.2. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của đối tượng nghiên cứu 102
4.1.3. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh 112
4.1.4. Thực trạng về kiến thức, thái độ, thực hành của giáo viên 113
4.1.5. Nồng độ fluor trong nước ăn ở các vùng có học sinh nghiên cứu 115
4.1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi 115
4.2. Hiệu quả của hoạt động can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 121
4.2.1. Hoạt động can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang 121
4.2.2. Hiệu quả biện pháp điều trị sâu răng, viêm lợi bằng thiết bị nha khoa di động tại trường học 127
4.2.3. Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh sâu răng, viêm lợi 133
4.2.4. Tính mới, giá trị khoa học và tính bền vững của mô hình can thiệp 137
4.3. Hạn chế của nghiên cứu 138
KẾT LUẬN 141
KIẾN NGHỊ 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn: https://luanvanyhoc.com