Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than – công ty Nam Mẫu Uông Bí Quảng Ninh và đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp

Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than – công ty Nam Mẫu Uông Bí Quảng Ninh và đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp

Luận án tiến sĩ y họcNghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than – công ty Nam Mẫu Uông Bí Quảng Ninh và đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp.Viêm mũi xoang mạn tính là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến nhất. Bệnh gây ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số của các nước Châu Âu. Ước tính bệnh cũng làm ảnh hưởng đến 31 triệu người dân Mỹ tương đương 16% dân số của nước này [1],[2]. Ngoài ra viêm mũi xoang mạn tính còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm hiệu quả năng suất lao động và làm tăng thêm gánh nặng điều trị trực tiếp hàng năm. Trong các nghiên cứu trước đây, nguyên nhân viêm mũi xoang mạn tính chủ yếu do vi khuẩn hay virus. Nhờ những kết quả nghiên cứu của Messerklinger được công bố năm 1967 và sau đó là những nghiên cứu của Stemmbeger, Kennedy thì những hiểu biết về sinh lý và sinh lý bệnh của viêm mũi xoang ngày càng sáng tỏ và hoàn chỉnh hơn [3],[4],[5]. Những rối loạn hoặc bất hoạt hệ thống lông chuyển, sự tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách tạo nên vòng xoắn bệnh lý.

Một trong những vấn đề thời sự hiện nay là ô nhiễm chất lượng không khí, đây là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt trong các ngành công nghiệp người lao động thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao, hơi khí độc, điều kiện vi khí hậu độ ẩm cao nhiều khi vượt quá mức độ an toàn của đường hô hấp. Các ngành nghề chịu ảnh hưởng tác động từ môi trường lao động và có tỷ lệ công nhân mắc bệnh viêm mũi xoang mạn tính cao như ngành dệt, ngành luyện kim, công nghiệp đóng tàu và công nhân khai thác than [6],[7],[8].
Trong ngành công nghiệp khai thác than khi người lao động phải tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ như bụi hơi khí độc vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép sẽ làm gia tăng tỷ lệ bệnh viêm mũi xoang mạn tính. Với việc điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính cũng rất đa dạng bao gồm nội khoa, liệu pháp miễn dịch hoặc ngoại khoa, mà trụ cột chính vẫn là kháng sinh và corticoid. Nhưng để loại bỏ các yếu tố nguy cơ và hỗ trợ quá trình điều trị viêm mũi xoang mạn tính thì rửa mũi (saline irrigation) giúp làm sạch các
dịch tiết trong hốc mũi, các mảnh vỡ tế bào chết, các yếu tố nguy cơ dính trên bề mặt niêm mạc làm quá trình phục hồi niêm mạc nhanh hơn, dựa trên cơ sở của cơ chế bệnh sinh là phải phá vỡ được vòng xoắn bệnh lý, bảo tồn tối đa niêm mạc, giúp phục hồi, tái lập lại sinh lý chức năng thông khí, dẫn lưu tự làm sạch, hoạt động bình thường của hệ thống niêm mạc lông chuyển [4],[5].
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về các bệnh lý đường hô hấp nói chung trên công nhân ngành than, nhưng để hiểu biết một cách hoàn thiện hơn về bệnh viêm mũi xoang mạn tính mang tính đặc thù của công nhân ngành than giúp thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán chính xác, giúp Y tế ngành than có giải pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả và có tính bền vững, làm giảm tác hại của tiếp xúc với bụi và hơi khí độc hại là rất cần thiết, vì vậy đề tài: “Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than –
công ty Nam Mẫu Uông Bí Quảng Ninh và đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp
” được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính và một số yếu tố nguy cơ ở công nhân khai thác than Nam Mẫu Quảng Ninh.
2. Đánh giá kết quả của rửa mũi hỗ trợ trong điều trị bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân khai thác than

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………. 3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BỆNH LÝ
MŨI XOANG TRONG MỘT SỐ NGHÀNH CÔNG NGHIỆP …………….. 3
1.1.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………… 3
1.1.2. Trong nước ……………………………………………………………………….. 5
1.2. GIẢI PHẪU – SINH LÝ MŨI XOANG………………………………………. 6
1.2.1. Giải phẫu mũi xoang…………………………………………………………… 6
1.2.2. Sinh lý niêm mạc mũi xoang………………………………………………. 12
1.3. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH………………………….. 17
1.3.1. Khái niệm viêm mũi xoang mạn tính …………………………………… 17
1.3.2. Dịch tễ học ……………………………………………………………………… 17
1.3.3. Sinh lý bệnh trong viêm mũi xoang mạn tính………………………… 18
1.3.4. Chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang mạn tính …………………………… 20
1.3.5. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh………………………………………. 22
1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHAI THÁC THAN ĐẾN
BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH………………………………………… 23
1.4.1. Tác động của bụi trong môi trường khai thác than …………………. 24
1.4.2. Tác động của hơi khí độc trong khai thác than………………………. 25
1.4.3. Tác động của vi khí hậu trong môi trường lao động……………….. 28
1.4.4. Tác động chung của môi trường khai thác than……………………… 28
1.5. CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG Y TẾ TRONG MÔI TRƯỜNG LAO
ĐỘNG KHAI THÁC THAN………………………………………………………….. 28
1.5.1. Biện pháp dự phòng bệnh lý tai mũi họng…………………………….. 29
1.5.2. Biện pháp dự phòng bằng rửa mũi ………………………………………. 30Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………… 33
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU……………… 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………….. 33
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………. 34
2.1.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………… 36
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………… 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………….. 36
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu………………………………………… 36
2.2.3. Thu thập các thông số trong nghiên cứu……………………………….. 40
2.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 54
2.4. SAI SỐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ……………………………. 56
2.4.1. Các sai số có thể xẩy ra……………………………………………………… 56
2.4.2. Biện pháp khắc phục…………………………………………………………. 56
2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ………………………………………….. 56
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU…………………………………………. 57
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………… 58
3.1. THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở CÔNG NHÂN KHAI THÁC THAN NAM
MẪU QUẢNG NINH. ………………………………………………………………….. 58
3.1.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ……………… 58
3.1.2. Thực trạng bệnh VMXMT của đối tượng nghiên cứu …………….. 61
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của VMXMT ……………………………………….. 65
3.1.4. Đặc điểm hình ảnh nội soi của bệnh nhân VMXMT ………………. 72
3.1.5. Phân độ VMXMT và các yếu tố liên quan ……………………………. 75
3.1.6. Một số yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động khai thác than… 76
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RỬA MŨI HỖ TRỢ TRONG ĐIỀU TRỊ
BỆNH LÝ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Ở CÔNG NHÂN KHAI
THÁC THAN………………………………………………………………………………. 823.2.1. Đối tượng viêm mũi xoang mạn tính được lựa chọn trong nghiên cứu … 82
3.2.2. Đánh giá kết quả can thiệp trên thang điểm SNOT-22 và thang
điểm VAS……………………………………………………………………….. 83
3.2.3. Đánh giá kết quả can thiệp qua triệu chứng lâm sàng và nội soi . 87
3.2.4. Kết quả can thiệp lên từng phân độ viêm mũi xoang mạn tính …. 91
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 95
4.1. THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở CÔNG NHÂN KHAI THÁC THAN NAM
MẪU QUẢNG NINH …………………………………………………………………… 95
4.1.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ……………… 95
4.1.2. Thực trạng bệnh VMXMT của đối tượng nghiên cứu …………….. 98
4.1.3. Triệu chứng thực thể nội soi bệnh nhân VMXMT ……………….. 107
4.1.4. Phân độ VMXMT và các yếu tố liên quan ………………………….. 111
4.1.5. Một số yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động khai thác than .. 113
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RỬA MŨI HỖ TRỢ TRONG ĐIỀU TRỊ
BỆNH LÝ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Ở CÔNG NHÂN KHAI
THÁC THAN…………………………………………………………………………….. 116
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng VMXMT trong nghiên cứu …… 116
4.2.2. Kết quả can thiệp trên thang điểm SNOT-22 và thang điểm VAS… 117
4.2.3. Kết quả can thiệp trên lâm sàng và nội soi ………………………….. 120
4.2.4. Kết quả can thiệp lên từng phân độ VMXMT của hai nhóm trước
và sau can thiệp ……………………………………………………………… 123
4.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN …………………………………….. 125
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….. 126
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các vị trí lắng đọng bụi trên đường hô hấp theo Phalen………… 25
Bảng 2.1: Biến số và chỉ số nghiên cứu ……………………………………………. 40
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số vi khí hậu…………………………… 51
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ bụi trong môi trường lao động …. 51
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn đánh giá một số hơi khí độc trong môi trường
lao động ……………………………………………………………………….. 52
Bảng 3.1: Đặc điểm về giới- cấp học- dân tộc công nhân nghiên cứu ……. 58
Bảng 3.2: Phân loại nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ……………………. 59
Bảng 3.3: Phân loại nhóm đối tượng nghiên cứu theo tuổi nghề …………… 59
Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm theo bệnh lý tai, mũi, họng ……….. 61
Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng chung trong các phân xưởng ……. 62
Bảng 3.6: Tỷ lệ phân bố VMXMT theo phân xưởng lao động ……………… 63
Bảng 3.7: Tỷ lệ phân bố VMXMT theo thời gian lao động………………….. 64
Bảng 3.8: Tỷ lệ triệu chứng cơ năng thường gặp của VMXMT ……………. 65
Bảng 3.9: Đặc điểm của triệu chứng chảy mũi…………………………………… 66
Bảng 3.10: Đặc điểm của triệu chứng ngạt tắc mũi………………………………. 68
Bảng 3.11: Đặc điểm của vị trí đau nhức sọ mặt………………………………….. 68
Bảng 3.12: Mức độ rối loạn ngửi của đối tượng nghiên cứu ………………….. 69
Bảng 3.13: Đánh giá các triệu chứng qua thang điểm SNOT-22 …………….. 70
Bảng 3.14: Đánh giá theo thang điểm VAS trên đối tượng VMXMT ……… 71
Bảng 3.15: Đánh giá phân độ polyp trong hốc mũi ……………………………… 73
Bảng 3.16: Các vị trí đọng bụi trong hốc mũi dưới hình ảnh nội soi ……….. 74
Bảng 3.17: Liên quan giữa phân độ VMXMT với tuổi nghề………………….. 76
Bảng 3.18: Kết quả đo hàm lượng bụi trong môi trường lao động ………….. 76
Bảng 3.19: Kết quả đo vi khí hậu các vị trí lao động tiếp xúc ………………… 78
Bảng 3.20: Kết quả đo hơi khí độc trong môi trường lao động……………….. 79
Bảng 3.21: Đánh giá tổng hợp vị trí yếu tố nguy cơ không đạt TCVSCP…. 80
Bảng 3.22: Phân tích hồi quy đa biến tình trạng VMXMT với yếu tố nguy cơ…. 81
Bảng 3.23: Đặc điểm chung của đối tượng can thiệp ……………………………. 82
Bảng 3.24: Đánh giá kết quả can thiệp hai nhóm qua thang điểm SNOT-22 … 83
Bảng 3.25: Phân tích kết quả nghẹt tắc mũi sau can thiệp theo thang điểm VAS… 85
Bảng 3.26: Phân tích kết quả chảy mũi sau can thiệp theo thang điểm VAS…. 86
Bảng 3.27: Kết quả can thiệp trên niêm mạc cuốn giữa, cuốn dưới…………. 88
Bảng 3.28: So sánh kết quả can thiệp lên tình trạng dịch trong hốc mũi…… 89
Bảng 3.29: So sánh mức độ thông khí mũi bằng gương Glatzen …………….. 90
Bảng 3.30: Kết quả can thiệp trên VMXMT của nhóm NK …………………… 91
Bảng 3.31: Kết quả can thiệp trên VMXMT của nhóm NK+RM ……………. 9

 

Leave a Comment