Nghiên cứu thực trạng BHYT tại tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCNDL) trong 5 năm qua (2005-2009)
Sức kh ỏe là vốn quý giá của con người, là nguồn lực và tài sản đặc biệt của mọi quốc gia. Việc CSSK là một vấn đề bức thiết của mọi xã hội, từ xã hội phong kiến đến xã hội hiện đại, từ các quốc gia kém phát triển đến các quốc gia phát triển, và đó là một việc làm cần thiết để giúp cho xã hội có nhiều nguồn lực hơn, phục vụ cho cuộc sống và công việc. Lào cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Là một trong những chính sách trong chiến lược phát triển chung về kinh tế-xã hội-chính trị-văn hóa, chính sách Bảo hiểm Y tế (BHYT) đã dần dần khẳng định được đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc CSSK cho nhân dân.
Năm 1994, BHYT bắt buộc được triển khai tại Lào, và đến nay đã có những bước phát triển đáng kể. Số lượng người tham gia BHYT tăng, chất lượng phục vụ KCB đã từng bước được cải thiện thông qua các chương trình BHYT cho người nghèo; cấp phát thuốc, khám sức khỏe cho đồng bào các dân tộc miền núi. Điều này đã và đang phát huy tác dụng hỗ trợ cho việc xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu vùng xa.
Tuy nhiên, song song với những thành tựu đó, những khuyết điểm cũng dần được bộc lộ ra ngày càng nhiều hơn, cùng với đó là sự không tin tưởng vào chính sách BHYT của người dân [15].
Thời gian qua, đã có một số nghiên cứu ở Lào về chính sách BHYT cũng đã được triển khai, và các kết quả này cũng đã hỗ trợ rất lớn tới các hoạt động BHYT. Cùng với đó, các nghiên cứu này cũng chỉ ra được các mặt hạn chế, tồn tại chưa được khắc phục cũng như chưa phát huy được hết hiệu quả trong quá trình triển khai hoạt động BHYT [15].
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và với mong muốn tìm hiểu, đóng góp một số ý kiến nhằm góp phần để giải quyết những tồn tại, hạn chế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng BHYT tại tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCNDL) trong 5 năm qua (2005-2009)” với mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng hoạt động BHYT tại tỉnh Viêng Chăn ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCNDL) trong 5 năm 2005 – 2009
2. Phân tích thực hiện BHYT và mức độ hưởng lợi của người tham gia BHYT tại bệnh viện tỉnh Viêng Chăn tromg 5 năm (2005-2009).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1. Định nghĩa và khái niệm về BHYT 13
1.1.1. Định nghĩa về Bảo hiểm 13
1.1.2. Khái niệm về BHYT 13
1.2. Những nguyên tắc chung của BHYT 13
1.3. Vị trí của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội ở CHDCND Lào 14
1.4. Bản chất của BHYT 15
1.5. Vai trò của BHYT 16
1.5.1. Phục vụ xã hội 16
1.5.2. Bảo vệ sức khỏe cộng đồ 17
1.5.3. Góp phần thực hiện chính sách an s inh 17
1.5.4. Góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế 17
1.5.5. Điều tiết thu nhập 17
1.5.6. BHYT là một trong những nguồn cung cấp tài chính ổn định
cho các cơ sở y tế 18
1.6. Phân loại BHYT 18
1.7. Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế 19
1.7.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc 19
1.7.2. Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện 22
1.8. Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHYT 22
1.8.1. Người có thẻ BHYT 22
1.8.2. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động 24
1.8.3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức BHYT 24
1.8.4. Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh BHYT . … 25
1.9. Quỹ BHYT 26
1.9.1. Nguồn hình thành quỹ 26
1.9.2. Quản lý quỹ BHYT bắt buộc 27
1.9.3. Quản lý sử dụng quỹ BHYT Tự nguyện: 28
1.10. BHYT một số nước trên thế giới 30
1.10.1. BHYT tại Canada 30
1.10.2. BHYT tại Thái Lan 30
1.10.3. BHYT tại Cộng hòa Liên bang Đức 31
1.10.4. BHYT tại Việt Nam 32
1.11. Tình hình triền khai BHYT tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào … 33
1.11.1. BHYT Nhà nước 35
1.11.2. Tổ chức bảo hiểm y tế doanh nghiệp 35
1.11.3. BHYT cộng đồng 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Địa điểm nghiên cứu 39
2.1.1. Đặc điểm điểm tỉnh Viêng Chăn 39
2.1.2. Đặc điểm bệnh viện tỉnh Viêng Chăn 40
2.2. Thời gian nghiên cứu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu 41
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu 42
2.4. Các chỉ số nghiên cứu 43
2.5. Sai số có thể xảy ra và cách khắc phục 45
2.6. Quản lý và xử lý số liệu 45
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 45
2.8. Hạn chế của nghiên cứu 45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Mô tả thực trạng hoạt động BHYT tại tỉnh Viêng Chăn trong 5 năm .. 46
3.1.1. Mức độ bao phủ BHYT toàn tỉnh 46
3.1.2. Thực trạng hoạt động BHYT tại bệnh viện tỉnh Viêng Chăn,
giai đoạn 2005 – 2009 49
3.1.3. Phân tích tình hình phân bố bệnh nhân BHYT theo nhóm điều trị nội trú – ngoại trú và theo khoa: 5G
3.2. Tình hình cân đối quỹ BHYT 52
3.3. Mức độ hưởng lợi của bệnh nhân tham gia BHYT tại bệnh viện tỉnh
Viêng Chăn năm 2011 56
3.3.1. Kết quả phỏng vấn bệnh nhân ra viện: 56
3.3.2. Kết quả phỏng vấn về tình trạng phân biệt và hài lòng khi
KCB của đối tượng BHYT : 58
3.4. Nguyện vọng tham gia BHYT 59
3.5. Những khó khăn trong quản lý và thực hiện BHYT 59
3.5.1. Khó khăn về quản lý BHYT 59
3.5.2. Ý kiến của bác sỹ bệnh viên trong việc thực hiện BHYT 6G
Chương 4: BÀN LUẬN 62
4.1. Thực trạng BHYT ở tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trong 5
năm từ 2005 đến 2009 62
4.1.1. Về tỷ lệ người có BHYT qua các năm và sự phân bố các loại thẻ
BHYT 62
4.1.2. Về tỷ lệ phân bố bệnh nhân có BHYT qua các năm tại bệnh
viện tỉnh Viêng Chăn: 64
4.1.3. Về khả năng cân đối quỹ của các loại quỹ BHYT tỉnh Viêng Chăn . 65
4.2. Mức độ hưởng lợi của bệnh nhân tham gia BHYT tại bệnh viện tỉnh
Viêng Chăn năm 2011 68
4.2.1. Về thông tin chung của người được phỏng vấn 68
4.2.2. Tìm hiểu liệu có sự phân biệt giữa nhóm có và không có
BHYT hay không 69
KÉT LUẬN 72
KIÉN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích