Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007

Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007

Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007.Y tế trường học (YTTH) là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh. Đây là một công tác vừa trực tiếp vừa gián tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại các trường học [2,3,7,8,17,19,14,21]. Nhìn chung, công tác YTTH đã và đang được các ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm, đã thu được những kết quả nhất định. Đặc biệt, nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã và đang có các chương trình dự án tài trợ công tác YTTH như Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc, tổ chức y tế thế giới(WHO), tổ chức Plan tại Việt nam, tổ chức mắt hột quốc tế v.v… [20].

Theo báo cáo tổng hợp tình hình YTTH năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về YTTH, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của Liên Bé (LB) Y Tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [21]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường học cấp huyện. Các hoạt động YTTH triển khai chưa nhiều, nơi có triển khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh – sạch – đẹp, cung cấp nước uống cho học sinh, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định [21]. Bên cạnh đó, nguồn lực thực hiện hoạt động YTTH còn rất nhiều bất cập nh­ vấn đề đội ngò cán bé YTTH, kinh phí cho hoạt động YTTH, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa được xác định rõ ràng. Những vấn đề này đã và đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả YTTH của từng địa phương và cả nước [18,20,21].
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, phía Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phóc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái. Phú Thọ ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây – Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Năm 2007, toàn tỉnh có 23 bệnh viện, 12 trung tâm y tế huyện và 273 trạm y tế xã, phường, thị trấn với 1528 giường bệnh, 70% trạm y tế được xây dựng kiên cố, 55% trạm y tế có bác sỹ, 100% trạm có y sỹ sản khoa hoặc nữ hộ sinh. Về trường học, năm 2007 tỉnh có tất cả 599 trường phổ thông với số học sinh là 250 448 em [13].
Nghiên cứu này là một phần trong đề tài cấp Bộ năm 2007 – 2009 với câu hỏi nghiên cứu là:
• Ai là người thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007?
• Năng lực thực hiện của đối tượng thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007?
Để trả lời câu hỏi trên, chóng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007” với các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả nguồn nhân lực thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007.

2. Mô tả năng lực thực hiện của đối tượng thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007.
MỤC LỤC

Trang
ĐặT VấN Đề 1
CHƯƠNG I. TổNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về y tế trường học 3
1.1.1. Những khái niệm về y tế trường học 3
1.1.2. Vai trò của y tế trường học 3
1.1.3. Nội dung chủ yếu của y tế trường học [7,23,24] 4
1.1.4. Nhiệm vụ của cán bộ y tế trường học [7] 4
1.1.5. Quyền lợi của các bộ y tế trường học[7] 5
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học 6
1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học 8
1.3.1. Quá trình phát triển của y tế trường học tại Việt Nam [ 20] 8
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học tại Việt Nam 9
CHƯƠNG II. ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 12
2.1. Địa điểm nghiên cứu: 12
2.2. Đối tượng nghiên cứu 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu 13
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: 13
2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu: 14
2.3.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 14
Nghiên cứu định lượng (áp dụng công thức mô tả cắt ngang): 14
2.3.4. Xử lý số liệu 14
2.3.5. Các biện pháp khống chế sai sè: 14
2.4. Thời gian nghiên cứu: 15
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 15
2.6. Nội dung nghiên cứu: 15
2.6.1 Thực trạng nguồn nhân lực: 15
2.6.2 Năng lực thực hiện của cán bộ YTTH: 15
CHƯƠNG III. KếT QUả NGHIÊN CứU 17
3.1. Thông tin chung 17
3.2. Nguồn nhân lực thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phó Thọ năm 2007 19
3.3. Năng lực của đối tượng thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007. 25
CHƯƠNG IV: BàN LUậN 34
4.1. Nguồn nhân lực thực hiện công tác YTTH tại tỉnh Phú Thọ năm 2007 34
4.2. Năng lực của đối tượng thực hiện công tác YTTH tại tỉnh Phú Thọ năm 2007. 36
KếT LUậN 40
1. Nguồn nhân lực thực hiện công tác YTTH tại tỉnh Phú Thọ năm 2007. 40
2. Năng lực của đối tượng thực hiện công tác YTTH tại tỉnh Phú Thọ năm 2007. 40
KIếN NGHị 42 TạI TRUNG TÂM HÔ HấP BệNH VIệN BạCH MAI NĂM 2010 – 2012

Leave a Comment