Nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh THPT thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang năm 2010

Nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh THPT thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang năm 2010

Nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh THPT thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang năm 2010.Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đặc biệt là cận thị. Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, trong đó các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Trong chương trình “Thị giác 2020 – Quyền được nhìn thấy”, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp tật khúc xạ vào một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù loà toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 110 triệu người bị giảm thị lực ở các mức độ khác nhau, trong đó tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính. Mặc dù những người có tật khúc xạ vẫn có thể tham gia vào các công việc và các hoạt động trong xã hội nhưng thị lực kém đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tới công việc, gây nên những khó khăn nhất định trong cuộc sống [15], [32].

Trên Thế giới, cận thị học đường chiếm tỷ lệ cao ở các quốc gia, nhất là ở Châu Á. Tỷ lệ cận thị ở một số nước như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, tỷ lệ lên tới 80 – 90% ở tuổi 17 -18 [35], [38].
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của các tác giả những năm gần đây cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh lớp 10 tại Hà Nội (2006) là 59,6% [25], tại Thái Nguyên (2008) tỷ lệ cận thị ở học sinh THPT là 26,1% [8], tại Thành phố Hồ Chí Minh (2009) tỷ lệ cận thị ở học sinh lớp 10 là 35,4% [28]. Đến nay, cận thị học đường chiếm tỷ lệ cao ở học sinh và ngày càng gia tăng theo từng cấp học nhất là ở các thành phố, trở thành một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em [37]

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến cận thị học đường bao gồm thời gian nhìn gần kéo dài như cường độ học tập cao, đọc truyện, chơi điện tử, kết hợp với điều kiện vệ sinh học tập không đảm bảo như tư thế ngồi học, ánh sáng không đảm bảo quy định, bàn ghế không hợp vệ sinh, kích thước lớp học, diện tích lớp học không đúng tiêu chuẩn [12].
Cận thị có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mắt cũng như các chi phí cao về mặt kinh tế xã hội. Cận thị có thể dẫn tới mù loà do làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đe dọa đến thị lực như thoái hóa võng mạc [49], bong võng mạc [48], glôcôm [46] và đục thuỷ tinh thể [31]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới chi phí cho việc điều trị các bệnh mắt hiện nay trên toàn thế giới hàng năm lên đến 28 tỷ đô la. Đây thực sự là một gánh nặng cho xã hội.
Mặc dù vậy, tại Bắc Giang trong 5 năm trở lại đây chưa có nghiên cứu, khảo sát nào về cận thị học đường, để góp phần vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của học sinh tỉnh Bắc Giang trong những năm tới, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh THPT thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang năm 2010” Với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng cận thị học đường của học sinh phổ thông trung học tại thành phố Bắc Giang.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường ở học sinh phổ thông trung học tại thành phố Bắc Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh THPT thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang năm 2010
Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Anh (2001), Quang học, Khúc xạ và Kính tiếp xúc 2001-2002, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, tr.142.
2. Bộ Môn Mắt (2009), Bài giảng Mắt, Trường đại học Y – Dược Thái Nguyên, tr.01.
3. Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường công tác y tế trong các trường học.
4. Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (2008), “Chương trình đào tạo bồi
dưỡng sức khỏe học đường”, Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên, tr.16-17.
5. Phan Dẫn (2006), Thực hành nhãn khoa, Nxb Y học Hà Nội, tr.99-101.
6. Phan Dẫn (2004), Nhãn khoa giản yếu, tập I, Nxb Y học Hà Nội, tr.605.
7. Nguyễn Chí Dũng (2005), Tật khúc xạ, Bệnh viện Mắt trung ương Hà Nội, tr.12-14.
8. Vũ Quang Dũng (2008), Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ, yếu tố nguy cơ, hiệu quả của một số giải pháp phòng chống tật khúc xạ học đường tại tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ.
9. Đỗ Hàm (2007), “Bài giảng vệ sinh môi trường”, Giáo trình sau đại học, trường đại học Y khoa Thái Nguyên, tr.180-186.
10. Nguyễn Thị Hân (2005), Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến cận thị ở học sinh tiểu học Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội năm 2004, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân y tế Công cộng khóa 2001- 2005, Trường đại học Y Hà Nội, tr. 01.
11. Tôn Thất Hoạt (1970), “Khúc xạ”, Nhãn khoa, tập I, Nxb Y học và Thể dục thể thao Hà Nội, tr. 32-55.
12. Đông Phương Hồng (2009), Báo động bệnh cận thị học đường, http://suckhoedoisong.vn/home.htm, ngày 02/4/2009.
13. Nguyễn Văn Liên (1999), Đánh giá tình hình cận thị trong học sinh ở tỉnh Nam Định năm học 1997-1998, Luận án Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
14. Hoàng Văn Linh (2009), Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh phổ thông tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh.
15. Nguyễn Thị Mai Lý (2006), Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tiến triển cận thị trẻ em, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường đại học Y Hà Nội, tr. 01.
16. Phan Văn Năm, Hoàng Ngọc Chương (2008), “Đánh giá tình hình cận thị học đường và một số yếu tố liên quan của học sinh phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số (4).
17. Nguyễn Thị Phượng (2004), Nghiên cứu thực trạng, góc học tập và Kiến thức – Thái độ – Thực hành của học sinh vệ bệnh cong vẹo cột sống và cận thị tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường đại học Y khoa Thái Nguyên, tr.06.
18. Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về vệ sinh trường học.
19. Phan Trọng Quyền (2004), Nghiên cứu một số yếu tố y tế học đường ảnh hưởng đến bệnh cận thị và biến dạng cột sống tại các trường phổ thông tại thị xã Bắc Giang, Đề tài khoa học cấp tỉnh, tr.38.
20. Nông Thanh Sơn, Đồng Ngọc Đức, Phùng Đức Trung, Nguyễn Ngọc Anh (2002),”Nghiên cứu tình hình cong vẹo cột sống và cận thị của học sinh
55 phổ thông khu vực thành phố và huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1999-2001, tập XI, trường đại học Y khoa Thái Nguyên, Nxb Y học Hà Nội, tr. 326.
21. Nguyễn Thanh Sơn và CS (1999), “Khảo sát tật khúc xạ trong học sinh phổ thông cơ sở và một số yếu tố dịch tễ của cận thị học đường ở thành phố Huế niên khóa 1988-1999”, Nhãn khoa cộng đồng.
22. Hoàng Sinh (1999), Thường thức về Mắt, Nxb Y học Hà Nội, tr.11.
23. Trần Văn Thiện, Nguyễn Tùng Linh (2009), “Nghiên cứu tình hình cận thị học đường ở học sinh trường trung học cơ sở Phan Chu Trinh, Ba Đình, Hà Nội năm học 2008-2009”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, tập 13,(1).
24. Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT về hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học.
25. Hoàng Văn Tiến (2006), Nghiên cứu tình hình cận thị ở học sinh lớp 3, lớp 7, lớp 10 của một số trường phổ thông thuộc quận hoàn kiếm Hà Nội và thử nghiệm mô hình can thiệp, Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, tr. 20.
26. Trường THPT Chuyên tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo số 01/BC-CBG ngày 07 tháng 01 năm 2010 về sơ kết học kỳ I năm học 2009-2010.
27. Trường THPT Ngô Sỹ Liên tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo số 66/BCTHPT NSL ngày 15 tháng 6 năm 2010 về việc tổng kết của trường trung học phổ thông Ngô Sỹ Liên giai đoạn 2006-2010.
28. Trần Hải Yến, Trần Thị Phương Thu và các cộng sự (2009), “Kết quả khảo sát khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Trung ương, 

Leave a Comment