NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NỘI TRÚ
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2015.“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá ”. Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế thì trên thế giới có khoảng 90% là Đái tháo đường type 2, mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh đái tháo đường trong đó khoảng 80% bệnh nhân tử vong do biến chứng tim mạch, nhất là những trường hợp đái tháo đường type 2 phát hiện muộn. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh không được quản lý, theo dõi và điều trị đúng, dẫn đến biến chứng nặng nề. Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 230 triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030 . Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 – 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008). Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay nhiều biện pháp được nêu ra nhằm giảm thiểu tỷ lệ biến chứng và tử vong bệnh đái tháo đường ; một trong các vấn đề được đặt ra và đôi khi trở thành thách thức là: Làm thế nào quản lý có hiệu quả bệnh nhân đái tháo đường ngoại trú để có thể ngăn chặn sự tiến triển của các biến chứng mạn tính ?
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa kiểm soát glucóe máu và giảm tần suất biến chứng của bệnh đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu DCCT (Diabetes Control and Complication Trial) cho thấy kiểm soát glucose máu chặt đã giảm tần suất các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường xuống 3- 4 lần . Nghiên cứu UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes Study ) đã kết luận kiểm soát glucose máu chặt chẽ trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 bằng kết hợp nhiều phương pháp làm giảm tỉ lệ tử vong và mức độ tàn phế tới 60- 70%.
Tuy vậy thực tế mức độ kiểm soát các chỉ số trong đó có glucose máu, ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 vẫn còn đạt ở mức thấp, tỷ lệ các biến chứng vẫn xuất hiện ngày càng tăng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh đái tháo đường typ2 tại khoa A1 Nội cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2015.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Khoa A1 Nội cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2015.
Đánh giá kết quả kiểm soát một số chỉ số: Glucose máu, HbA1c, huyết áp, chỉ số khối cơ thể, lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú được quản lý.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………3
1.1. Định nghĩa……………………………………………………………………………………………3
1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường……………………………………………3
1.2.1. Chẩn đoán ………………………………………………………………………………………3
1.2.2. Phân loại bệnh đái tháo đường ………………………………………………………….3
1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường …………………………………………………………….4
1.3.1. Biến chứng cấp tính …………………………………………………………………………4
1.3.2. Biến chứng mạn tính ……………………………………………………………………….4
1.3.3. Một số biến chứng khác …………………………………………………………………..5
1.4. CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ……………6
1.4.1 Chăm sóc bệnh đái tháo đường typ 2 trước hết là chế độ dinh dưỡng:…….6
1.4.2 Hoạt động thể lực và luyện tập:………………………………………………………….7
1.4.3 Điều trị tăng glucose máu bằng thuốc: ……………………………………………….7
1.5 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ……………………………………7
1.5.1 Nhận định bệnh nhân:……………………………………………………………………….8
1.5.2. Lập kế hoạch chăm sóc ……………………………………………………………………9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………..13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….13
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân …………………………………………………………….13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………………..13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………14
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………………………..14
2.2.2. Phưong pháp xác định các chỉ số nghiên cứu: …………………………………..15
2.2.3. Biện pháp quản lý, theo dõi, điều trị bệnh nhân …………………………………17
2.2.4. Phương pháp đánh giá và thời điểm đánh giá ……………………………………17
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ………………………………………………………19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..20
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………20
3.2. Kết quả kiểm soát sau khi chăm sóc và điều trị 3 tháng …………………………..23
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….25
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………25
4.1.1. Tuổi của nhóm bênh nhân đái tháo đường týp 2 ………………………………..25
4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh của nhóm bênh nhân đái tháo đường týp 2 …..26
4.1.3. Tình hình bệnh tăng huyết áp: ………………………………………………………..26
4.1.4. Chỉ số khối cơ thể(BMI) và tỷ số eo/hông (WHR) ……………………………27
4.1.5. Tình hình rối loạn lipid máu ……………………………………………………………27
4.1.6. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói …………………………………………….27
4.2. Kết quả kiểm soát các chỉ số lâm sàng, và cận lâm sàng. …………………………28
4.2.1. Kết quả kiểm soát chỉ số huyết áp: ………………………………………………….28
4.2.2. Kiểm soát chỉ số khối cơ thể …………………………………………………………..29
4.2.3. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói …………………………………………….29
4.2.4. Kết quả kiểm soát dựa vào chỉ số HbA1c …………………………………………30
4.2.5.Tình trạng kiểm soát các chỉ số lipid máu ………………………………………….30
4.2.6 Tình trạng kiểm soát các chỉ số dựa vào việc chấp hành chế độ điều trị ..30
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………33
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………..34
TÀI LỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1:
Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ
theo khuyến cáo ADA 2006 …………………………………………………………7
Bảng 2.1.
Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội đái tháo đường
châu Á- Thái Bình Dương ………………………………………………………….15
Bảng 2.2.
Giá trị bình thường của một số chỉ số hóa sinh máu ………………………16
Bảng 2.3.
Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 của Hội Nội
tiết- đái tháo đườngViệt Nam năm 2009. ……………………………………..18
Bảng 3.1.
Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu……………………………………20
Bảng 3.2.
Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu: ……………………………21
Bảng 3.3.
Phân bố bệnh nhân dựa vào biện pháp KS GM ở T0 và T3 ……………..22
Bảng 3.4.
So sánh các chỉ số Lâm sàng tại thời điểm NC với thời điểm T3 ……23
Bảng 3.5.
Giá trị các chỉ số Cận lâm sàngtại thời điểm NC với thời điểm T3….23
Bảng 3.6.
So sánh giá trị trung bình một số chỉ số giữa hai nhóm ………………….24
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi ………………………………………20
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh…………………..21
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ BN dựa theo mức độ chấp hành CĐ điều trị ……………..22