Nghiên cứu thực trạng chất lượng xét nghiệm hóa sinh máu ở một số bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện  và phòng khám tư nhân khu vực miền Nam Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng chất lượng xét nghiệm hóa sinh máu ở một số bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện  và phòng khám tư nhân khu vực miền Nam Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng chất lượng xét nghiệm hóa sinh máu ở một số bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện  và phòng khám tư nhân khu vực miền Nam Việt Nam.Trong công tác chẩn đoán và điều trị cho người bệnh hiện nay, các chỉ số của các xét nghiệm cận lâm sàng có một ảnh hưởng lớn tới xác định chính xác căn nguyên bệnh, cũng như áp dụng quy trình điều trị hợp lý cho người bệnh. Vấn đề chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả luôn là mong muốn cao nhất trong công tác y tế. Vấn đề đó đòi hỏi cần nhiều yếu tố tích cực trong khám chữa bệnh, bao gồm các kết quả thăm khám, các xét nghiệm y sinh học, các xét nghiệm tế bào học, chẩn đoán hình ảnh. v.v…Một trong những xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng để góp phần cho công tác khám và chữa bệnh có hiệu quả, đó là những xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.


Để đảm bảo chất lượng xét nghiệm, nâng cao hiệu quả và chất lượng trong khám, chữa bệnh, không có gì khác là phải tiến hành công tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm. Công tác này bao gồm kiểm tra về trang thiết bị phòng xét nghiệm, tổ chức và quản lý phòng xét nghiệm, chất lượng thực hành chuyên môn của cán bộ xét nghiệm. Đây là một khâu quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng kết quả xét nghiệm, là một trong những phương pháp nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm được “tin cậy”, giúp cho thầy thuốc có những quyết định đúng hướng về chẩn đoán và điều trị.
Khái niệm về KTCL xét nghiệm đã được đề cập từ khoảng năm 1950, nhưng thực tế công tác KTCL ứng dụng trong y học mới chỉ bắt đầu được áp dụng rộng rãi và có tổ chức tại một số nước phát triển vào những năm 70 [23], [25], [26]. Cho đến nay, ở những nước này, công tác KTCL đã trở thành một quy định thực hành bắt buộc đối với tất cả cỏc phũng xét nghiệm y học.
Ở Việt Nam, công tác KTCL đã được đề xuất bởi một số cán bộ hóa sinh khoảng thời gian 1976 ( Y học thực hành số 201 tháng 5-6/1976), sau đó triển khai đào tạo một số lớp tập huấn ngắn hạn về hóa sinh lâm sàng nhưng chưa được áp dụng rộng rãi, đều đặn ở cỏc phũng xét nghiệm bệnh viện, trừ một số phòng xét nghiệm lẻ tẻ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Cho đến những thập niên 80-90 [26], [28], việc KTCL xét nghiệm được triển khai rộng rãi hơn ở nhiều bệnh viện Trung ương và các bệnh viện tuyến Tỉnh, thành phố nhưng việc thực hiện chỉ dừng lại ở một số chương trình ngoại kiểm tra chất lượng.
Cho đến nay, chất lượng xét nghiệm hóa sinh tại các cơ sở y tế vẫn đang là vấn đề cả xã hội quan tâm. Kết quả xét nghiệm hóa sinh liên quan chặt chẽ đến chất lượng chẩn đoán bệnh chính xác và bảo đảm sự an toàn cho người bệnh.
Để có được cỏc xột nghiệm hóa sinh đạt độ chính xác, độ tin cậy, cần phải đảm bảo về chất  lượng (ĐBCL) và phải được kiểm tra về chất lượng (KTCL). Nhiều nước trên thế giới cũng như trong khu vực rất quan tâm và đã thực hiện ĐBCL và KTCL cho cỏc phũng xét nghiệm (XN). 
Những năm gần đây các nhà quản lý y tế Việt Nam đã có nhiều chương trình, nhiều dự án tập trung vào việc khảo sát nghiên cứu về chất lượng xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm hóa sinh lâm sàng. Nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu đã được thực hiện. Cụ thể, tháng 6/2006 trong chương trình thử nghiệm bảo đảm chất lượng xét nghiệm hợp tác với Hội hóa sinh lâm sàng Australia có 21 phòng xét nghiệm trên toàn quốc tham gia.
Những nhận xét bước đầu đều chỉ ra một thực trạng công tác ĐBCL và KTCL xét nghiệm tại cỏc phũng xét nghiệm hóa sinh trên cả nước nói chung, chưa có sự thống nhất, chưa có sự công nhận lẫn nhau. Ngay cả tại cùng một khu vực tỉnh thành phố, trên cùng một loại xét nghiệm, nhưng mỗi phòng xét nghiệm thực hiện một phương pháp khác nhau, một loại máy phân tích khác nhau, nhưng không được xác định chuẩn và như vậy gây nên nhiều khó khăn phiền hà cho người bệnh mỗi khi phải chuyển cơ sở điều trị . 
Xuất phát từ nhiều lý do trờn, chỳng tôi tiến hành đề tài : “ Nghiên cứu thực trạng chất lượng xét nghiệm hóa sinh máu ở một số bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện  và phòng khám tư nhân khu vực miền Nam Việt Nam”.
Mục tiêu của đề tài nhằm:

1.    Đánh giá thực trạng chất lượng xét nghiệm hóa sinh máu (độ chính xác, độ xác thực) của một số thông số cơ bản tại một số bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện và phòng khám tư nhân khu vực miền Nam Việt Nam.
2.    Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm hóa sinh máu: trang thiết bị, hóa chất, trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1.    Nguyễn Thị Hà và cs. (2006), “ Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trang thiết bị, nhu cầu đào tạo sau đại học của cỏc phũng xét nghiệm tuyến tỉnh Việt Nam “, Đề tài cấp Bộ Y tế 2004-2006 ( Nghiệm thu tháng 6/2006)
2.    Bạch Vọng Hải  (1998), “ Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hóa sinh lâm sàng” , Bài giảng chuyên đề sau đại học, Học Viện Quân Y 1998
3.    Bạch Vọng Hải (2001), “ Nhận xét bước đầu kết quả kiểm tra chấ lượng xét nghiệm hóa sinh tại một số bệnh viện quân đội” Báo cáo khoa học Hội nghị Hóa sinh Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Hà Nội 2001.
4.    Nguyễn Thị Hảo . (2007), “ Quá trình đảm bảo chất lượng tại khoa xét nghiệm bệnh viện nhân dân Gia Định “ Tài liệu hội thảo : “ Tiêu chí đánh giá chất lượng cỏc phũng xét nghiệm “ tại trung tâm kiểm chuẩn TP Hồ Chí Minh, tháng 11/2007.
5.    Nguyễn Thị Hảo . (2008), “ Trao đổi kinh nghiệm qua công tác “ Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm tại bệnh viện nhân dân Gia Định “ Báo cáo khoa học tại hội nghị Hóa sinh Miền Trung lần thứ 3, Đà Nẵng tháng 7/2008.
6.    Nguyễn Thị Hảo. (2008), “ Định lượng canxi máu toàn phần hay canxi máu ion hóa “, Báo cáo khoa học tại hội nghị Hóa sinh Miền Trung lần thứ 3, Đà Nẵng 7/2008.
7.    Đỗ Đình Hồ. ( 2005) , Hóa sinh y học cho đối tượng cử nhân kỹ thuật y học, nhà xuất bản Y học 2005.
8.    Nguyễn Thị Hương . (2007),“ Tình hình xét nghiệm hóa sinh trong khám và chữa bệnh “, Tài liệu tập huấn Tiêu chuẩn ISO-15189 Hà Nội tháng 12/2007.
9.    Vũ Quang Huy (2007), “ Đảm bảo chất lượng xét nghiệm, chương trình hợp tác hội hóa sinh lâm sàng Việt Nam- Australia. Khía cạnh chuyên môn, kết quả bước đầu”. Tài liệu tập huấn ISO-15189, Hà Nội tháng 12/2007.
10.    Vũ Quang Huy và cs (2008), “ Kết quả kiểm tra chất lượng xét nghiệm ở một số bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo khoa học hội nghị Hóa sinh Quốc gia. Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 10/2008.
11.    Vũ Quang Huy và cs (2007) “ Đảm bảo chất lượng xét nghiệm : Bước đầu triển khai và dự kiến đề xuất khía cạnh quản lý xây dựng mô hình tổ chức hệ thống”, Tài liệu tập huấn tiêu chuẩn ISO- 15189, Hà Nội, 12/2007.
12.    Trần Chớ Liờm (2005), Tiêu chuẩn phòng xét nghiệm bệnh viện, Nhà xuất bản Y  học , Bộ Y tế 2005.
13.    Ngô Gia Lương (2008), “ Áp dụng tiêu cuẩn ISO- 17025/ISO 15189 với phòng xét nghiệm sinh học phân thử” , Báo cáo khoa học hội nghị Hóa sinh Quốc gia. Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 10/2008.
14.    Nguyễn Duy Long, Phạm Văn Cường . (2008) “ Hiệu ứng bẫy trong xét nghiệm HCG và AFP tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngói”, Báo cáo khoa học tại hội nghị Hóa sinh lần thứ 3, Đà Nẵng 7/2008.
15.    Trần Hoài Nam (2003), Kỹ thuật xét nghiệm Hóa sinh ứng dụng trong lâm sàng ( cho đối tượng cử nhân kỹ thuật y học) . Nhà xuất bản y học 2003.
16.    Trần Hoài Nam ( 2007), “ Thực trạng chất lượng xét nghiệm trong chuẩn đoán và điều trị tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp – Hải phũng”. Tài liệu hội thảo “ Tiêu chí đánh giá chất lượng cỏc phũng xột nghiệm”
17.    Phạm Thiện Ngọc, Trần Hoài Nam, Trần Đức Tranh . (2007), “ Nhõn xột bước đầu về chất lượng xét nghiệm hóa sinh  máu tại một số bệnh viện tỉnh, huyện và phòng khám tư nhân khu vực phía Bắc Việt Nam” , Báo cáo khoa học hội nghị hóa sinh các tỉnh phía Bắc, Quảng Ninh tháng 8/2007.
18.    Phạm Thiện Ngọc, Trần Hoài Nam, Trần Đức Tranh .(2008), “ Nhận xét bước đầu về kết quả kiểm tra chất lượng Hóa sinh máu tại một số bệnh viện tỉnh, huyện và phòng khám tư nhân của Việt Nam”. Báo cáo khoa học hội nghị hóa sinh Quốc gia, Đại học Quốc Gia Hà Nội tháng 10/2008.
19.    Nguyễn Chí Phi (2002), “ Một số chuyên đề hóa sinh lâm sàng ứng dụng kỹ thuật cao”. Tài liệu giảng dạy chỉ đạo tuyến bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội thang 12/ 2002.
20.    Nguyễn Chớ phớ (2003), “  Kiểm tra chất lượng tại cỏc phũng xét nghiệm lâm sàng” Tài liệu giảng dạy nâng cao năng lực kỹ thuật viên xét nghiệm các bệnh viện. Hà nội tháng 10/2003
21.    Vũ Thị Phương (2005), “ Kiểm tra chất lượng xét nghiệm” , Bài giảng cử nhân kỹ thuật xét nghiệm .
22.    Hoàng Hạnh Phúc ( 2007), “ Một số kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình kiểm tra chất lượng tại viện Nhi Trung Ương”, Tai liệu hội thảo  “ Tiêu chí đánh giá chất lượng cỏc phũng xột nghiệm”. Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11/2007.
23.    Trần Hữu Tâm (2007), “ Dự thảo tiêu chí đánh giá phũng xột nghiệm”, Tài liệu hội thảo trung tâm kiểm chuẩn thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2007.
24.    Trần Hữu Tâm (2008), “Kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng hệ thống xét nghiệm y khoa tại thành phố Hồ Chí Minh” Báo cáo khoa học tại hội nghị Hóa sinh Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 10/ 2008.
25.    Lương Tấn Thành, Nguyễn Viết Thọ (1984), Kiểm tra chất lượng những phân  tích hóa học lâm sàng, Nhà xuất bản y học 1984.
26.    Lê Đức Trình (1996) “ Kiểm tra chất lượng xét nghiệm định lượng trong hóa sinh lâm sàng” Những nguyên tắc và phương pháp thực hiên .Nhà xuất bản y học 1996.
27.    Chu Đức Tuấn (2007) “ Căn bản về kiểm tra chất lượng” Tài liệu huấn luyện Bio- rad laboratories-2007.
28.    Văn phòng công nhận chất lượng ISO/IEC 17025: 2005. “ Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn” Tài liệu huấn luyện công tác quản lý chất lượng Hà Nội 2005.

 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment