Nghiên cứu thực trạng hội chứng chuyển hóa ở một cộng đồng người cao tuổi Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng hội chứng chuyển hóa ở một cộng đồng người cao tuổi Việt Nam

Mục tiêu: Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là yếu tố nguy cơ cao của các bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2. Tỉ lệ mắc HCCH tăng theo tuổi. Số liệu về HCCH ở người cao tuổi Việt nam chưa đầy đủ, vì vậy chúng tôi nghiên cứu tỉ lệ mắc HCCH, các thành phần của nó, và các yếu tố liên quan ở một cộng đồng người cao tuổi Việt Nam.
Phương pháp: Điều tra mô tả cắt ngang một cộng đồng 740 người > 60 tuổi ở Cộng Hòa và Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương, Việt Nam, 2008. Các đối tượng được phỏng vấn, khám lâm sàng, đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, huyết áp và xét nghiệm máu. Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn NCEP ATP III có điều chỉnh tiêu chuẩn vòng bụng cho người châu Á.
Kết quả: Tỉ lệ mắc HCCH: ở người trên 60 tuổi rất cao: 38,8%; tỉ lệ mắc ở nữ cao hơn ở nam (45,6%, 26,7%); tỉ lệ mắc tăng dần theo tuổi 35,1% (60-69 tuổi), 41,6% (70-79 tuổi), 45,5% (> 80 tuổi). Số người cao tuổi mắc 2 hoặc 3 yếu tố thành phần của HCCH chiếm tỉ lệ cao nhất (33,9 và 26,5%). Người cao tuổi mắc HCCH thường gặp nhất là các dấu hiệu: Tăng triglycerid (92%), tăng huyết áp (79,9%), giảm HDL cholesterol (75%).Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa là: hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực, thừa cân-béo phì, béo bụng, trình độ học vấn thấp (OR tương ứng là 2,4; 2,4; 3,8 – 4,2; 9,9; 1,9 với p < 0,05).
Kết luận: Người cao tuổi Việt Nam có tỉ lệ mắc HCCH rất cao, cần có chương trình sàng lọc phát hiện và phòng bệnh sớm để tránh các bệnh tim mạch, đái tháo đường do hội chứng chuyển hóa gây ra.
type 2 và các biến chứng của nó, các nhà khoa học rất cần số liệu thực tế về tình hình mắc bệnh và các đặc điểm của HCCH ở người cao tuổi Việt Nam. Cho đến nay, các số liệu này ở người cao tuổi Việt Nam, đặc biệt tại cộng đồng chưa có đầy đủ, vì vậy chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu thực trạng HCCH ở một cộng đồng người cao tuổi Việt Nam” nhằm 2 mục tiêu:
1.    Xác định tỉ lệ mắc HCCH ở một cộng đồng người cao tuổi Việt Nam
2.    Đặc điểm của hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan ở cộng đồng này
2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này là giai đoạn 1 của nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Giai đoạn một được thiết kế là nghiên cứu mô tả cắt ngang, điều tra quần thể người cao tuổi ở hai xã được chọn ngẫu nhiên tại Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương.
–    Đối tượng nghiên cứu: 740 người > 60 tuổi xã Cộng Hòa và Sao Đỏ -Chí Linh, Hải Dương, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
–    Tất cả đối    tượng    nghiên cứu    đều    được điều    tra theo    một mấu    thống nhất,    khai thác các
thông tin cá nhân, đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, huyết áp …, làm điện tim và xét nghiệm máu.
–    Chiều    cao: BN    đứng    thẳng, không đi    giầy    dép, tính bằng    mét (m),    đo    chính xác đến
phần trăm
–     Cân nặng: Đo bằng cân bàn, đơn vị đo = kilôgram (kg), lấy chính xác đến 1kg
–     Chỉ số khối cơ thể BMI = cân nặng/chiều cao  (kg/m2)
–     Vòng bụng: đo bằng thước dây, tính bằng xăng ti mét (cm)
–    Huyết áp: Đo huyết áp động mạch cánh tay, tư thế ngồi, bằng huyết áp kế đồng hồ, sau 30 phút nghỉ ngơi. Đo 2 lần, cách nhau 5 phút, lấy kết quả là trung bình cộng của 2 lần đo, đơn vị mmHg.
–    Xét nghiệm    máu:    Lấy    mẫu máu buổi    sáng, sau bữa    ăn cuối    cùng ít nhất    8 giờ.    Định
lượng glucose, cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-C theo phương pháp so màu enzym chọn lọc, máy thử Autolab, thuốc thử của hãng Boehringer Mannheim, thực hiện tại Khoa sinh hóa Viện Lão khoa quốc gia. LDL-C được tính theo công thức.
Phân chia đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí:
–     Chẩn đoán HCCH: theo tiêu chuẩn NCEP ATP III có sửa đổi cho người châu Á
+ Tăng huyết áp: Huyết áp > 130/85 mmHg, hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp + Triglycerid máu > 1,7 mmol/L + HDL cholesterol <1,0 ở nam, < 1,3 ở nữ + Glucose máu lúc đói > 6,1 mmol/l + Vòng bụng: > 90cm (nam), > 80cm (nữ)
Có HCCH nếu > 3/5 tiêu chí
–    Tuổi được phân thành    3 nhóm: 60-69, 70-79, > 80 tuổi
–    Trình độ học vấn: 0-5    năm, 5-10 năm, >10 năm
–    Uống rượu, bia: ít =    0-3 lần/tháng , trung bình    = 3- 12 lần/tháng, nhiều    = > 12
lần/tháng
–     Hút thuốc lá: không hút bao giờ, có hút thuốc nhưng đã bỏ, đang hút thuốc
–    Vận động thể lực:
+ Nhiều = còn tham gia làm việc nặng như làm ruộng,
+ Trung bình = Làm việc nhà, đi bộ 30 phút hàng ngày + Ít = Không tập luyện gì, ít vận động

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment