Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá trong học sinh từ 13 – 15 tuổi tại 4 thành phố Việt Nam, năm 2007

Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá trong học sinh từ 13 – 15 tuổi tại 4 thành phố Việt Nam, năm 2007

Ở Việt Nam, còn rất ít các nghiên cứu về tình hình hút thuốc lá ở thanh thiếu niên và học sinh.  Mục tiêu:(1) Xác định tỷ lệ hút thuốc lá ở học sinhlứa tuổi 13 – 15 tại 4 thành phố Việt Nam năm 2007; (2) Phân tích mối liên quan giữa thực trạng hút thuốcvới kiến thức, thái độ và một số yếu tố môi trường xã hội. Thiết kế nghiên cứu:mô tả cắt ngang với những học sinh từ 13 – 15 tuổi tương ứng với các học sinh đang học lớp 8, 9 và 10 tại các trường trung học cơ sở vàphổ thông trung học tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Kết quả:tỷ lệ nam học sinh đã từng thử hút thuốc lá cao gần gấp 3 lần nữ học sinh (17,4% so với 6,5%). Tỷ lệ hiện đang hút thuốc của nam học sinh cao khoảng 5 lần so với nữ học sinh (6,1% so với 1,3%). Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy tỷ lệ hút thuốc của nhóm học sinh có bạnthân hút thuốc cao hơn nhóm học sinh không có bạn thân hút  thuốc lá là 10,3 lần và tỷ lệ hút thuốc của những học sinh nhìn thấy quảng cáo thuốc lá trên báo hoặc  tạp chí cao hơn so với nhóm học sinh không nhìn thấy quảng cáo là 2,1 lần. Kết luận: hút thuốc lá ở nam học sinh ở 4 thành phốlà tương đối phổ biến. Những học sinh có bạn thân hút thuốc lá và nhìn thấy quảng cáo thuốc lá thì dễ trở thành người hút thuốc lá hơn. Cần có các can thiệp phù hợp trong nhà trường để ngăn ngừa việc hút thuốc trong học sinh

Tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam là tương đốicao so với các nước khác trong khu vực. Theo kết  quả Điều tra Y tế Quốc gia năm 2002, tỷ lệ nam giới hút thuốc là 56,1% và nữ giới là 1,8% [1]. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều quy định pháp luật để phòng chống tác hại của thuốc lá. Năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã banhành  Nghị  quyết  số  12/2000/NQ  –  CP  về  Chính sách  quốc  gia  phòng  chống  tác  hại  thuốc  lá.Tháng 11/11/2004, Chủ tịch Nước đã phê chuẩn Công ước khung về kiếm soát thuốc lá [2]. Ở Việt Nam, còn rất ít các nghiên cứu về tình hình hút thuốc lá ở thanh thiếu niên và họcsinh vì vậy Chính phủ gặp khó khăn trong việc đưa  ra các  biện  pháp  có  hiệu  quả  để  ngăn  ngừa  hút thuốc trong giới trẻ. Vì lý do trên, chúng tôi triển khai đề tài ”Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá trong  học  sinh  từ  13  –  15  tuổi  tại 4  thành  phố Việt Nam, năm 2007” với các mục tiêu: 

– Xác định tỷ lệ hút thuốc lá ở học sinh lứa tuổi 13 – 15 tại 4 thành phố Việt Nam năm 2007; 

–  Phân  tích  mối  liên  quan  giữa  thực  trạng hút thuốc với kiến thức, thái độ và một số yếu tố môi trường xã hội

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment