Nghiên cứu thực trạng huyết áp và một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại Bệnh viện 121

Nghiên cứu thực trạng huyết áp và một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại Bệnh viện 121

Nhồi máu não là bệnh thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao do đó việc kiểm soát huyết áp trong những giờ đầu rất quan trọng. Mục tiêu: đánh giá thực trạng huyết áp và một số yếu tố ẩnh hưởng đến huyết áp của bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp. Nghiên cứu trên 106 bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp điều trị tại khoa đột quỵ, bệnh viện 121 được đánh giá về tiền sử tăng huyết áp, con số huyết áp trung bình lúc nhập viện, các biện pháp hạ áp trước khi nhập viện, kết quẩ điều trị (theo Rankin). Kết quả: 52,8% bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, 55,7% bệnh nhân đã được dùng thuốc hạ huyết áp trước khi nhập viện. Huyết áp trung bình lúc nhập viện là 106 ±16,6 mmHg. Kết quẩ điều trị đạt tốt chiếm 50,9%; không thay đổi 30,2% và xấu 18,9%. Trong nhóm đạt kết quẩ tốt có 97,6% được xác định huyết áp động mạch trung bình lúc nhập viện >110 mmHg. Kết luận: Có mối liên quan giữa huyết áp trung bình khi nhập viện với tiên lượng bệnh.

Tai biến mạch não (TBMN) là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế giới, sau bệnh tim mạch. Tại Châu Âu, tỷ lệ tử vong hàng năm tăng từ 63,5 đến 273,4/100.000 trường hợp [8]. Nhồi máu não chiếm 80 – 85% các trường hợp TBMN là bệnh lý gây ra do tắc nghẽn mạch máu tại một khu vực gây ngừng cung cấp oxy và glucose cho não, dẫn đến giảm quá trình trao đổi chất của khu vực não bị thiếu máu.
Điều trị nhồi máu não trong những giờ đầu bao gồm việc kiểm soát tốt tình trạng thần kinh và các chức năng sống như huyết áp, mạch, độ bão hòa oxy, đường huyết và nhiệt độ [6]. Trong đó việc kiểm soát huyết áp trong những giờ đầu bị nhồi máu não là yếu tố rất quan trọng đối với tiên lượng bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có huyết áp cao nhất và thấp nhất trong 24 giờ đầu sau nhồi máu não có tiên lượng xấu hơn [7,10]. Huyết áp thấp hoặc bình thường thấp lúc khởi phát đột quỵ là bất thường, và có thể là hậu quả của nhồi máu não lớn, suy tim, thiếu máu cục bộ, giảm thể tích tuần hoàn hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Trên thực tế, việc kiểm soát huyết áp trong những giờ đầu trước khi nhập viện còn nhiều bất cập. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng huyết áp và một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại Bệnh viện 121” nhằm mục tiêu:
1.    Mô tả tình trạng huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại bệnh viện 121.
2.    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở nhóm nghiên cứu trên.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định là nhồi máu não, điều trị nội trú tại khoa Đột quỵ, bệnh viện 121 từ 10/2009 đến 12/2010.
1.1.    Tiêu chuẩn chọn mẫu: phải đủ các tiêu chuẩn sau:
–    Nhồi máu não thoả mãn tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới (WHO) (TCYTTG).
–    Nhập viện trong vòng 24 giờ đầu của bệnh
tính từ khi khởi phát.
–    Chụp CT Scanner có hình ảnh nhồi máu não (tiêu chuẩn vàng). Nếu chưa rõ tổn thương trên phim ở giai đoạn sớm thì dựa vào lâm sàng chẩn đoán sớm nhồi máu não, sau 24 giờ chụp lại để xác định chẩn đoán.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
–    Nhồi máu não dưới lều.
–    Các nguyên nhân gây tắc mạch não.
–    Có kèm bệnh suy thận mạn phải lọc máu, xơ gan…
2.    Phương pháp
–    Mô tả tiến cứu, ngẫu nhiên, không đối chứng.
–    Bệnh nhân nghiên cứu được cấp cứu và điều trị từ lúc nhập viện đến 3 tuần sau đó.
–    Phương pháp điều trị:
+ Điều trị triệu chứng và theo dõi sát các chỉ số sinh tồn như huyết áp, hô hấp, thân nhiệt, nước, điện giải, đường máu và các biểu hiện của suy tim.
+ Huyết áp: Trong những ngày đầu, điều chỉnh và duy trì 110 mmHg < huyết áp trung bình < 130 mmHg.
+ Sử dụng các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh.
+ Sử dụng thuốc kháng đông nếu có chỉ định.
+ Phòng và điều trị các biến chứng: phù não, trào ngược, viêm phổi…
+ Tập vận động sớm, điều trị dự phòng cấp 2.
2.1.    Số lượng bệnh nhân: 106 bệnh nhân được tuyển chọn theo phương pháp tích lũy có chủ đích.
2.2.    Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá
–    Đặc điểm bệnh nhân: tuổi, giới. Tiền sử tăng huyết áp. Khởi phát bệnh: có tăng huyết áp hay không; huyết áp lúc vào viện; dao động của huyết áp trung bình; có sử dụng thuốc hạ áp hay không.
–    Xét nghiệm máu: Na+ , K + . Chức năng thất trái: EF (%)
–    Kết quả điều trị: (theo Rankin)
+ Tốt: bệnh nhân có tình trạng cải thiện tốt hơn so với lúc vào viện, tỉnh, ăn uống được.
+ Không thay đổi so với lúc nhập viện.
+ Xấu: Bệnh nhân nặng hơn so với lúc vào viện, hôn mê, tình trạng đời sống thực vật hoặc tử vong.
2.3.    Thu thập và xử lý số liệu: số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 17.0. Các số liệu so sánh đều được quan tâm đến độ tin cậy p.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment