Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng YHCT tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và giải pháp can thiệp
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc kế thừa, phát huy và phát triển nền Đông y Việt Nam (Y học cổ truyền Việt Nam) vì mục tiêu công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Trong thư gửi cán bộ ngành Y tế ngày 27/2/1995, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chừa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Đe mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối họp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”[36]. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) Điều 49 Chương III ghi rõ: Xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam theo hướng “dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh; phát triển và kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn cuốc lần thứ X của Đảng nêu rõ “ Hoàn thiện và củng cố mạng lưới y học cổ truyềnẽ Vận động, khuyến khích và hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng và sử dụng các loại cây và các con vật làm thuốc chữa bệnh” [16]. Ngày 04 tháng 7 nám 2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số: 24 – CT/TW về “phát triển nền đông y Việt Nam và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới” (Chỉ thị 24 – CT/TW). Nhằm thể chế hóa Chỉ thị 24 – CT/TW, ngày 30- 11-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 2166/QĐ – TTg về việc “Ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020” [28]. Mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch hành động của Chính phủ là đến năm 2015: 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và kiện toàn bệnh viện y dược cổ truyền theo hướng bệnh viện đa khoa; đển năm 2020, 100% viện có giường bệnh, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, có Khoa y dược cổ truyền; 100% Phòng khám đa khoa và trạm y tế xã, phường, thị trấn có Tổ y, dược học cổ truyền do thầy thuốc y, dược cổ truyền của trạm y tế phụ trách; khám, chữa bệnh bàng y học cổ truyền đến năm 2020: tuyến trung ương đạt 15%; tuyến tỉnh đạt 20%; tuyến huyện đạt 25% và tuyến xã đạt 40% [28].
Chỉ thị 24 – CT/TW và chỉ thực sự đi vào cuộc sống khi các cấp ủy đảng, chính quyền nhận thức sâu sắc việc kế thừa, phát huy và phát triển nền y dược học cổ truyền Việt Nam (YDHCT) là nhiệm vụ chính trị to lớn, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đồng thời, Bộ Y tế và ủy ban nhân dân các cấp chủ động, tích cực thể chế hóa Quyết định số: 2166/QĐ -TTg bằng các chính sách, mô hình tổ chức phù hợp, xây dựng được đội ngũ thày thuốc có trình độ chuyên môn và được nhân dân tín nhiệm cùng với các trang thiết bị hiện đại là yếu tố quyết định để đạt được các mục tiêu đề ra trong Ke hoạch hành động của Chính phủ. Đạt được mục tiêu trên là việc làm thiết thực nhằm kế thừa, phát huy và phát triển nền YDHCT Việt Nam.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có địa hình đặc trưng của cả 3 vùng: đồng bằng, trung du, miền núi. Ngành Y tế của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, trong đó có vai trò của YHCT đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Chủ trương của ngành Y tế Vĩnh Phúc trong giai đoạn -tới là “Nâng cao các chỉ số sức khỏe và chất lượng các dịch vụ y tế, đặc biệt là các chỉ số còn thấp so với trung bình của cả nước hoặc khu vực đồng bàng sông Hồng” [32].
Nhằm tăng cường vai trò của YHCT trong việc nâng cao các chỉ số sức khỏe và chất lượng của các dịch vụ y tế, cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân và các yếu tố tác động đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT tại các cơ sở y tế công lập của tỉnh. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp và mô hình can thiệp phù hợp góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng YHCT trong hệ thống y tế công lập trên địa bàn tỉnh. Một số đề tài nghiên cứu can thiệp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng YHCT tuyến tỉnh và tuyến xã đã và đang được triển khai ở một số địa phương. Song, cho đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng YHCT tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và giải pháp can thiệp” nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát thực trạng khám chữa bệnh bằng YHCT (thực trạng cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh bằng YHCT) và sự hài lộng của người bệnh (khách hàng) đối với hoạt động khám chữa bệnh bàng YHCT tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng khám chừa bệnh bằng YHCT (chất lượng của dịch vụ khám chữa bệnh bằng YHCT) tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT tại một số khoa YHCT của bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích