Nghiên cứu thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện Đa Khoa Ngô Quyền Hải Phòng năm 2013

Nghiên cứu thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện Đa Khoa Ngô Quyền Hải Phòng năm 2013

Thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện đa khoa Ngô Quyền Hải Phòng năm 2013/ Ngô Quang Trung. 2014.Nhiễm khuẩn bệnh viện là các nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện và không hiện diện cũng như không ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện [ 2 ]. Nhiễm khuẩn bệnh viện thường liên quan đến các thủ thuật xâm lấn, căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng [ 8 ].
Nhiễm khuẩn bệnh viện không chỉ xảy ra ở các nước chậm phát triển mà còn xảy ra ở khắp các bệnh viện trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có trên 1,4 triệu người trên thế giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nề, làm kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tử vong. Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 90.000 bệnh nhân tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện, chi phí cho chăm sóc tăng 4,5 tỷ đô la Mỹ. Tại việt nam, tuy chưa có được bức tranh đầy đủ về hiện trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, song những điều tra của các bệnh viện và của Bộ y tế cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện luôn dao động trong khoảng từ 3% đến 68% [3, 7, 9, 13 ]. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy: tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 6,7% thời gian nằm viện tăng gấp đôi và chi phí điều trị nhiễm khuẩn vết mổ tăng 2,1 lần so với bệnh nhân không mắc nhiễm khuẩn vết mổ [14]. Nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư và cộng sự [31] cho thấy: chi phí điều trị cho một trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ là 2,5 lần cao hơn chi phí cho bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng chuyên môn của bệnh viện, liên quan đến sự an toàn của người bệnh và nhân viên y tế, vì thế mang tính nhạy cảm về phương diện xã hội[11]. Khoảng 30% các nhiễm khuẩn bệnh viện có thể phòng ngừa được nếu thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Hoạt động của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn đóng vai trò rất quan trọng, góp phần ngăn chặn chống nhiễm khuẩn bệnh viện và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số nghiên cứu cho thấy thiết lập hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn dựa trên các bằng chứng khoa học sẽ tiết kiệm được kinh phí điều trị và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Kế hoạch chăm sóc người bệnh và sử dụng kháng sinh hợp lý khi được triển khai sẽ làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, qua đó làm giảm thời gian nằm viện (khoảng thời gian tốn kém nhất trong khám chữa bệnh):
Việc nghiên cứu về thực trạng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là rất cần thiết để đánh giá chất lượng của bệnh viện. Ở Hải Phòng nói chung và Bệnh viện Đa Khoa Ngô Quyền nói riêng cũng có những nghiên cứu mang tính hệ thống đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại các phòng thủ thuật đặc biệt, phòng mổ, phòng tiểu phẫu, hồi sức cấp cứu…tuy nhiên, việc nghiên cứu này luôn cần phải kiểm tra và giám sát xem tổ chức tiến hành có tốt hay không. Vì vậy chúng tôi làm đề tài này nhằm đưa ra mô hình phù hợp, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng trong bệnh viện; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trong địa bàn Quận, thành phố và các tỉnh lân cận. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện Đa Khoa Ngô Quyền Hải Phòng năm 2013 ” với hai mục tiêu sau:
1.Mô tả thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện Đa Khoa Ngô Quyền Hải Phòng năm 2013.
2.Mô tả kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện Đa Khoa Ngô Quyền Hải Phòng năm 2013. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT:
1.Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Thái Sơn (2012), “Mức độ nhạy cảm của kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện”; Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh, Tr.91
2.Bộ Y tế (2011), Hội thảo khoa học chống nhiễm khuẩn bệnh viện – số 185, NXB Y học, tr.22.
3.Phạm Văn Ca, Đặng Thu Dung và cộng sự (2010), “Thông báo các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng ngoại khoa tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1985 đến năm 2010”. Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh 1988-2010, Viện thông tin y học TW, tr.45.
4.Bùi Khắc Hậu, Nguyễn Duy Long (1997), “Nghiên cứu tụ cầu vàng và Trực khuẩn mủ xanh trong không khí ở các phòng mổ và phòng hậu phẫu thuật Bệnh viện Saint – Paul Hà Nội từ tháng 6 đến 9 năm 1996”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học – Đại học y Hà Nội, tập 2.
5.Bùi Khắc Hậu (2010), Bài giảng nhiễm trùng Bệnh viện, NXB Y học, tr37.
6.Bùi Khắc Hậu, Nguyễn Duy Long (1997), “Nghiên cứu tụ cầu vàng và Trực khuẩn mủ mài xanh trong không khí ở các phòng mổ và phòng hậu phẫu thuật Bệnh viện Saint-Paul Hà Nội từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1996”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học – Đại học Y Hà Nội , tập 5.
7.Bùi Khắc Hậu, Tôn Thất Bách và cộng sự (1998), “Sự nhiễm vi khuẩn ở Lavabo”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học – Đại học Y Hà Nội, tập 1.
8.Bùi Khắc Hậu, Tôn Thất Bách (1996), Thông báo số một số kết quả nghiên cứu thăm dò nhiễm trùng Bệnh việt bởi trực khuẩn mủ xanh, kỷ yếu công trình nghiên cứu y học – Đại học Y Hà Nội, tập 3, tr102.
9.Nguyễn Thiều Hoa, Trần Thị Lan Phương, Các Kim Lan (1992), tính kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường mật tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 5¬1989 đến tháng 6-1990”, Viện thông tin y học TW, tr.19.
10.Hoàng Ngọc Hiển (2010) đại cương nhiễm trùng vi sinh vật y học, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, tr.57.
11.Hoàng Ngọc Hiển (2011) “Nhiễm trùng vết bỏng”, Vi sinh vật y học (sách dùng để dạy và học sau Đại học, Hà Nội, tr54.
12.Hoàng Ngọc Hiển, Kiều Chí Thành (1996) “Xác định tình trạng nhiễm khuẩn và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ nước tiểu ở bệnh nhân sỏi thận”, tóm tắt báo cáo khoa học 1990-1995 (tài liệu lưu hành nội bộ).
13.Hoàng Minh Hùng và cs (1993), “Tình hình nhiễm khuẩn trong mổ hệ tiết niệu tại khoa ngoại Bệnh viện Trung ương Huế từ 1986-1991”, Hội thảo Quốc tế Việt nam – Thụy Điển về sỏi tiết niệu, tr.41.
14.Nguyễn Kỳ, Nguyễn Phương Hồng (1993) “Một số nhận xét về điều trị phẫu thuật sỏi thận ngoại khoa tại Bệnh viện Việt Đức:, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Thuỵ Điển về sỏi tiết niệu, tr.65.
15.Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh (2011), Viện thông tin y học TW, Hà Nội, tr.21.
16.Nguyễn Hứa Phục (1992), “Tình hình nhiễm trùng các vết mổ của Bệnh viện TW Huế”; Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh 1988-1992, Viện thông tin y học TW, Hà Nội, tr.112.
17.Tiêu chuẩn Việt Nam (2012), Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa, uỷ ban xây dựng cơ bản nhà nước, Tr.16.
18.Nguyễn Thị Thông (1992), “Bước đầu nhận xét về tình hình nhiễm trùng ngoại khoa tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng:, Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh 1988-1992, Việt thông tin y học TW, Hà Nội, tr.31.
19.Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Thái Sơn (1992), “Mức độ nhạy cảm của kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện”; Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh, tr.110.
20.Bộ Y tế (2011), Hội thảo khoa học chống nhiễm khuẩn bệnh viện – số 518 NXB Y học tr.11.
21.Phạm Văn Ca, Đặng Thu Dung và cộng sự (1992), “Thông báo các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng ngoại khoa tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 1985 đến năm 1990”. Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sịnh 1988-1992, Viện thông tin Y học TW, tr.45.
22.Bùi Khắc Hậu, Nguyễn Duy Long (1997), “Nghiên cứu tụ cầu vàng và Trực khuẩn mủ xanh trong không khí ở các phòng mổ và phòng hậu phẫu thuật bệnh viện Saint-Paul Hà Nội từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1996”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học – Đại học Y Hà Nội, tập 2.
23.Bùi Khắc Hậu (2010), Bài giảng nhiễm trùng Bệnh viện, NXB Y học, tr32.
24.Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Châu, Trương Anh Thư, và cs(2001), “Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Bạch Mai”, công trình nghiên cứu khoa học, tập 1, NXB Y học, Hà Nội, tr123-128.
25.Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2001) “nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn vết mổ ngoại khoa, các yếu tố nguy cơ và tác nhân gây bệnh tại bệnh viện Bạch Mai”, công trình nghiên cứu khoa học, tập I, NXB Y học, Hà Nội, tr113.-122.
26.Nguyễn Việt Hùng (2004), thực hiện dự phòng cách ly trong các cơ sở y tế” Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Bệnh viện Bạch Mai, tr108.
27.Trần Văn Hưng, Trần Hữu Luyện, Lê Văn Bình và cs (2005), “Nhiễm khuẩn bệnh nhân bỏng điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế 2001-2004” Tạp trí y học thực hiện, Bộ y tế, số 518, tr.39-41.
28.Lê Như Lan, Hoàng Đức Vinh (2005), “Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện qua điều tra cắt ngang tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2002” Tạp chí y học thực hành, Bộ y tế, số 518, tr53-55.
29.Sở y tế Hà Nội – Phòng nghiệp vụ y (2012) “Báo cáo kết quả khảo sát điều kiện, phương tiện rửa tay toàn ngành năm 2012”.
30.Nguyễn Hưng Thịnh (2010), “Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế và điều kiện trang thiết bị về dự phòng toàn diện tại một số bệnh viện năm 2008-2009”, Luận văn thạc sỹ y học, Hà Nội.
31.Lê Thị Anh Thư, Đặng Thị Vân Trang, Nguyễn Phúc Tiến (2005) “Hiệu quả kinh tế của chương trình rửa tay nhanh tại giường trên bệnh nhân phẫu thuạt ngoại thần kinh”, tạp chí y học thực hành , Bộ y tế, số 518, tr. 122-127.
32.Vũ Văn Giang (2006) “Đánh giá hiệu quả vệ sinh bàn thay thường quy trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện”, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội,
33.Nguyễn Việt Hùng(2010) “Vệ sinh bàn tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện”, NXB Y học.
34.Quyết định 43/2007/ Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quản lý chất thải y tế.
35.Thông Tư 18/2009/ Bộ Y Tế ban hành hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
36.Quyết định 3671/ 2012/ Bộ Y tế ban hành các quy trình công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
37.Bộ Y Tế ( 2009) ”Điều dưỡng cơ bản 2” Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
38.Bộ Y Tế – Ngân hàng thế giới ( 2002 ) “Vận hành bảo dưỡng thiết bị y tế tập III”. Dự án hỗ trợ y tế quốc gia.
39.Bộ Y Tế ( 2011 ) ”Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020” Ban hành kèm theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg, ngày 15/11/2011 của Thủ tướng chính phủ.
40.Cục quản lý môi trường y tế – Bộ y tế ( 2012 ), “Báo cáo chuyên đề về công tác quản lý chất thải y tế và định hướng hoạt động trong giai đoạn tới” , Hà Nội.
41.Viện y học lao động và vệ sinh môi trường (2012), “Báo cáo thực trạng công tác quản lý chất thải trong các cơ sở y tế khu vực miền Bắc qua kết quả quan trắc môi trường năm 2012” , Hà Nội. 
II. TIẾNG ANH:
42.Bakker-A, Digranes-A, Hoisacter-PA (1997), “Physical predictors of infection in patients treated with clean intermiheat catheterization”, British-J- Urol, vol 79 (1), p. 85-90.
43.Buorlioux-P, Botto-H, Karam-D, Aagar-A (1989), “Inhabition of bacterial adherence BHYT nitroxolin on cellular adhesion and on urinary catheter surface”, Pathol-Biol-Paris, May, vol 35(5), p.451-454.
44.Butreau-M, botto-H, (1997), “Noscomical urinary inFections”, Prog-Urol, vol 7(4), p.67-82.
45.Cross-A, Allen-JC, Burke-J, Ducel-G (1983), “Nascomical infection due to P.aeruginosa” Rev-Infect-Dis, Nov-Dec, vol5, p.837-45.
46.Cunnion-KM, Weber-DJ, Broadhead-WE, Hanson-LC (1996), “Rich factors for nosocomial pnemonia”, Am-J-Respir-Crit-Care-Med, vol 153(1), p.158-62.
47.Dixon-E (1981) “Noscomical infection”, New York Mesical book USA, p.143-176.
48.Dominiguez-EA, Davis-JC, Langnas-AN (1997), An outbreak of Vancomycin-resistant Enterrococcus feacium” Liver-Transp-Surg, vol3 (6) p.586-90.
49.Engelhard-D, Eloshoov-H, Napaster-E (1996) “Noscomical coagulaza- negative Staphylococcal infection in born marrow transplantation recipient with central vein catheter”. Transplantation, vol 15,61 (3), p.430-4.
50.Fagon-JY, Chastre-J Vuagnat-A, Trouillet-JC (1996), “Noscomical pnemonia and mortality among patient in intensive care unints” vol 275(11), p. 866-9.
51.Felmal-L, Legras-B, (1994) “Estimation with bacteriology of nosocomial evolution of nosocomial infection between 1989-1991 in University hospital”, Pathol-Bial. Paris, vol 41(10) p.927-30.
52.Gedebou-M, Kroval-G, Hable-E (1987), “The bacteology of nosocomial infection at tirur Anbessa teaching hospital addis ababa”, Acta-Pathol- Microbiol- Immuno;-Scand, vol 95 (6), p.331-6.
53.Giacca-M, Monti-Bragadui-C (1987), “Multivariant analisis of antibiogram for typing P.aeruginosa”, Eur.
54.Rantala-A, Lehtonen-OP, Niinikoski-J (1997), “Alcohol abuse: Arisk factor for surgical wound infections?”, Am-J-Infect-Control, vol 25(5), p.381-6.
55.Horan-TC, Culver-DH, Gaynes-RP, Jarvis-WR (1993), “Noscomical ifection in surgical patinens in US”. Infect-Control.
56.Javis-WR, Olson-D, Tabian-O, Martor-WJ (1987), “the epidemiology of nosocomical P.cepacia infections”, Eur-J-Epidemiol, vol 3, p.233-6.
57.Javis-WR, Wartone-WJ (2010) “Predomonant pathogens in hospital, Nosocomial infection in Germany”, Chirurg, vol 67(6), p.637-42.
58.Kampf-G, Gastmeier-P, Wichnewiski-M, Schligman-J (2010), “Noscomical ifction in Gemany”, Chirug, vl 67(6), p.637-42.
59 Jaggi N, Rodrigues C, Rosenthal VD, Todi SK, Saini N et al (2013), “Impact of an International nosocomial infection control consortium multidimensional approach on central line-associated bloodstream infection rates in adult intensive care units in eight cities in India” J Infect Dis, 2013 Sep 7
60.Ferrelli J, Dicuccio MH (2013), “Sustainable Hand Hygiene Efforts; a Review of a Successful Campaign”, Infect Disord Drug Targets. 2013 Jun;13(3): p169-176.
61.Gould D, Drey N (2013), “Student nurses’ experiences of infection prevention and control during clinical placements”, Am J Infect Control. 2013 Sep;41(9):760-3
62.Ward DJ (2011), “The role of education in the prevention and control of infection: a review of the literature”, Nurse Educ Today. 2011 Jan;31(1): 9-17
63.Wyeth J (2013), “Hand hygiene and the use of personal protective equipment”, Br J Nurs. 2013 Sep 12;22(16):920-5
64.Valim MD, Marziale MH, Richart-Martinez M, Sanjuan-Quiles A, (2013), “Instruments for evaluating compliance with infection control practices and factors that affect it: an integrative review”, WHO Collaborating Centre for Nursing Research Development J Clin Nurs. 2013 Sep 5.
65.Centers for diseases control and prevention, CDC, (2010), Infection Control Assessment of Ambulatory Surgical Centers, Vol. 303 No. 22, June 9, 2010 JAMA. 2010; 303(22): p 2273-2279.
66.Infection Control today, ICT (2013), New advisory explores integrating infection control practice into ambulatory surgical, July 15, 2013
67.Kitahara M (2003), “Nosocomial infections and risk management”, Nihon Geka Gakkai Zasshi. 2003 Jan;104(1):32-4
68.Claassens MM, van Schalkwyk C, du Toit E, Roest E, Lombard CJ, Enarson DA, Beyers N, Borgdorff MW (2013), “Tuberculosis in Healthcare Workers and Infection Control Measures at Primary Healthcare Facilities in South Africa”, PLoS One. 2013 Oct 2;8(10):e76272
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment