Nghiên cứu thực trạng kiến thức và quản lý thử nghiệm lâm sàng, đánh giá hiệu quả can thiệp, nâng cao năng lực thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện tuyến trung ương
Thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng (GCP: Good Clinical Practice) là tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng đạo đức và khoa học đối với việc thiết kế, tiến hành, ghi chép và báo cáo các thử nghiệm có liên quan tới các đối tượng nghiên cứu là con người. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn này mang lại cho công chúng sự tự tin rằng các quyền lợi, sự an toàn và sức khỏe của các đối tượng tham gia thử nghiệm được bảo vệ, nhất quán với các nguyên tắc có nguồn gốc từ Tuyên ngôn Helsinki, và các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng là đáng tin cậy.
Thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng được sự quan tâm rất nhiều của các nhà nghiên cứu, các bác sĩ thực hành ở lâm sàng và các nhà quản lý. Thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng đã được sự quan tâm rất lớn của thế giới từ rất lâu và đã có những hướng dẫn quốc tế về vấn đề này [43], [54], [74]. Nhiều hướng dẫn quốc tế về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học như điều lệ Nuremberg, tuyên ngôn Helsinki, hướng dẫn của Hội đồng các to chức quốc tế về khoa học y học (CIOMS: The Council for International Organisation of Medical Science) đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Ngày nay những nguyên tắc, những quy định trong hướng dẫn quốc tế về đạo đức nghiên cứu đã trở thành những điều kiện không thể thiếu khi xem xét một bản đề cương nghiên cứu nói chung và những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc nói riêng [43], [54], [74].
Hướng dẫn thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng của Hội nghị quốc tế về sự hài hòa của những yêu cầu kỹ thuật đối với các đăng ký thuốc sử dụng trên người (ICH: International Conference on Harmonisation of Technical Requirements for Registration of Pharmaceuticals for Human use) đã được Hoa Kỳ, Nhật Bản và Cộng đồng châu Âu thông qua. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, của các nước Bắc Âu và của một số quốc gia khác là những quy định đòi hỏi mọi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc phải tuân theo nhằm bảo vệ quyền và sự an toàn của đối tượng tham gia nghiên cứu, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả của các thử nghiệm lâm sàng thuốc [54], [92], [96], [104].
Đối với ngành Y tế Việt Nam, nhằm cùng phát triển và hoà nhập với thế giới và các nước trong khu vực về những nội dung thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. Năm 1975, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành quy chế nghiên cứu thử điều trị lâm sàng. Năm 1996, ban hành quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc y học cổ truyền. Năm 2002, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 5129/2002/QĐ-BYT ngày 19/12/2002, ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học” và ngày 11/01/2007 Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ký Quyết định số 01/2007/QĐ-BYT Ban hành “Quy định về thử thuốc trên lâm sàng” [2], [3], [7], [10]. Song song với các văn bản pháp quy nói trên, Bộ Y tế cũng đã xuất bản các tài liệu liên quan đến các nội dung về thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, cũng như triển khai các khoá đào tạo thí điểm về các nội dung trên [30].
Mặc dù chúng ta đã có những tài liệu, văn bản pháp lý hướng dẫn về đạo đức nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng thuốc nhưng trên thực tế hiểu biết, thái độ và thực hành của các nhà khoa học Việt Nam đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, của các bác sĩ làm lâm sàng và của cộng đồng nói chung đối với những vấn đề nêu trên còn rất hạn chế.
Vấn đề đặt ra là thực trạng nội dung thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng của cán bộ khoa học trong các bệnh viện tuyến Trung ương thuộc ngành y tế như thế nào? Nhu cầu cần được đào tạo về GCP trong cán bộ khoa học như thế nào? Các giải pháp nhằm nâng về thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng cho cán bộ khoa học trong các Bệnh viện tuyến Trung ương thuộc ngành y tế? Để có thể trả lời những câu hỏi nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng kiến thức và quản lý thử nghiệm lâm sàng, đánh giá hiệu quả can thiệp, nâng cao năng lực thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện tuyến trung ương” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và quản lý các thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện tuyến trung ương
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp, nâng cao năng lực thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện tuyến trung ương.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Thực hành lâm sàng tốt và các tiêu chuan đạo đức trong nghiên cứu 4
1.1.1. Lịch sử phát triển của thực hành lâm sàng tốt 4
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của các hướng dẫn quốc tế 7
1.1.3. Mục đích của thực hành lâm sàng tốt 10
1.1.4. Các nguyên tắc của thực hành lâm sàng tốt 10
1.1.5. Những nguyên tắc cơ bản về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học… 13
1.2. Quá trình nghiên cứu một thuốc (sản pham) mới 16
1.2.1. Khái niệm 16
1.2.2. Quá trình nghiên cứu một thuốc mới – thử nghiệm lâm sàng 16
1.3. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc 25
1.3.1. Khái niệm về thử nghiệm lâm sàng thuốc 25
1.3.2. Một số định nghĩa về thử nghiệm lâm sàng: 26
1.3.3. Các giai đoạn TNLS. 26
1.4. Các nghiên cứu về thử nghiệm lâm sàng tốt trên thế giới 30
1.5. Thực trạng của Việt Nam trong việc xây dựng và tuân thủ GCP 31
1.5.1. Quá trình phát triển đạo đức trong nghiên cứu ở Việt Nam 31
1.5.2. Các quy định của Việt Nam về GCP 33
1.5.3. Định hướng xây dựng hệ thống thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam.. 36
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu 37
2.1.1. Đổi tượng nghiên cứu 37
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 38
2.2. Vật liệu và công cụ nghiên cứu 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 39
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu 41
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 42
2.4.1. Thực trạng về kiến thức thực hành tổt thử nghiệm lâm sàng của cán bộ y tế. 42
2.4.2. Thực trạng về quản lý các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng 44
2.4.3. Đánh giá hiệu quả của can thiệp: 46
2.5. Cách thu thập số liệu và tiến hành nghiên cứu: 47
2.5.1. Thu thập thông tin từ nhóm đổi tượng nghiên cứu là cán bộ y tế 47
2.5.2. Thu thập thông tin từ các hồ sơ nghiên cứu 51
2.6. Phương pháp khắc phục sai số 51
2.7. Xử lý số liệu 52
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Thực trạng thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng 53
3.1.1. Thực trạng công tác quản lý các nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng
tuân thủ hướng dẫn thực hành thử nghiệm lâm sàng tổt. 53
3.1.2. Kiến thức, thái độ thực hành về thực hành tổt thử nghiệm lâm sàng.. 57
3.1.3. Kết quả khảo sát, đánh giá quản lý các nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng đã triển khai từ năm 2007 đến hết năm 2010 66
3.2. Hiệu quả của các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng về thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng 69
3.2.1. Kết quả đạt được qua khóa học ngắn ngày cơ bản 69
3.2.2. Kết quả đạt được từ khóa học dài ngày nâng cao 73
3.2.3. So sánh kết quả đạt được giữa hai chương trình đào tạo 75
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 77
4.1. Thực trạng thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng 77
4.1.1. Vấn đề quản lý nghiên cứu TNLS tuân thủ hướng dẫn GCP 77
4.1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng 81
4.1.3. Thực trạng của các hồ sơ đệ trình trong 4 năm 2007-2010 85
4.2. Hiệu quả của các chương trình đạo tạo 89
4.2.1. Với chương trình đào tạo ngắn ngày cơ bản 90
4.2.2. Với chương trình đào tạo dài ngày nâng cao 97
4.2.3. Sự khác biệt về kết quả đạt được giữa hai chương trình đào tạo 104
4.2.4. Bàn luận về xây dựng hệ thống thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam 104
KẾT LUẬN 110
KIẾN NGHỊ 113
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 – 9
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích