Nghiên cứu thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con và triển khai thí điểm mô hình can thiệp dự phòng tại Hải Phòng, 2005 – 2006
Luận án Nghiên cứu thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con và triển khai thí điểm mô hình can thiệp dự phòng tại Hải Phòng, 2005 – 2006.Dịch HIV/AIDS xuất hiện từ năm 1981 tại Mỹ và nhanh chóng lan khắp toàn cầu. HIV tấn công mọi đối tượng: phụ nữ, trẻ em, thanh niên… Dịch HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của nhân dân mà còn gây tác hại lớn đến phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và giống nòi. Đến hết năm 2008, trên Thế giới ước tính khoảng 33,4 triệu người đang nhiễm HIV, trong đó 15,7 triệu là phụ nữ, riêng năm 2008, khoảng 2,7 triệu người nhiễm HIV và 2,0 triệu người chết do AIDS [144].
Theo các chuyên gia y tế, thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ HIV/AIDS của Châu Á. Khi dịch đã bùng no ở các nước chậm phát triển, điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng kém, bệnh tật, đói nghèo với phong tục tập quán lạc hậu, thì việc thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và biện pháp can thiệp là hết sức cần thiết để thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS một cách hiệu quả [82], [83].
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào 12/1990 ở thành phố Hồ Chí Minh. Số người nhiễm HIV được phát hiện liên tục tăng, đến 31/12/2009 số người nhiễm HIV được phát hiện đang còn sống là 160.019, bệnh nhân AIDS: 35.603 và số người nhiễm HIV đã chết là 44.540 [20]. Dịch HIV/AIDS tập trung tại nhiều tỉnh/thành phố lớn, gần biên giới Trung Quốc, Campuchia và đang có xu hướng lan rộng ra các nhóm đối tượng khác như phụ nữ mang thai, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự,… Năm 2006, số liệu giám sát trọng điểm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ mang thai trên toàn quốc là 0,37% [70]. Với 1,5 – 2 triệu phụ nữ đẻ hàng năm, sẽ có khoảng 6.000 – 7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Nếu không có can thiệp của y tế, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con từ 30 – 40%. Ớ một số Quốc gia phát triển, với một số can thiệp đặc biệt, tỷ lệ này có thể xuống thấp còn 1 – 2% [12], [17].
Năm 2002, một khảo sát đã được tiến hành ở 7 tỉnh/thành phố có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhằm xác định những nhu cầu của hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Việt Nam cho thấy: chỉ 30% phụ nữ mang thai nhiễm HIV (n = 851) tại các tỉnh này được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng Vi rút, 15% (n = 253) trẻ sinh ra từ những bà mẹ này được điều trị dự phòng bằng thuốc Nevirapine. Mặc dù các bà mẹ đều được hướng dẫn không nên cho con bú, nhưng sữa thay thế dành cho trẻ sơ sinh chỉ được cung cấp trong thời gian họ ở bệnh viện (2 – 3 ngày), 80% các cặp mẹ – con này không được theo dõi sau khi xuất viện và con của họ không được giới thiệu đến các bác sĩ nhi khoa để chăm sóc [96].
Trước thực trạng trên đã có một số nghiên cứu và hoạt động can thiệp được tiến hành trên nhóm đối tượng phụ nữ mang thai tại một số tỉnh, thành phố. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa nhiều, chưa có mô hình can thiệp toàn diện và hiệu quả, chưa có sự kết nối, phối hợp và chuyển tiếp giữa các dịch vụ, hơn nữa các nghiên cứu này chưa cho thấy hết thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai và mức độ lây truyền HIV từ những phụ nữ này sang con của họ. Xuất phát từ thực tế trên, trong khuôn kho Dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con và triển khai thí điểm mô hình can thiệp dự phòng tại Hải Phòng, 2005 – 2006” được tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con của phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng (2005-2006)
2. Mô tả kết quả triển khai mô hình can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng (2005-2006).
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục
Chữ viết tắt trong luận án Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học, cấu trúc, chu trình của HIV 3
trong tế bào
1.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học HIV 3
1.1.2. Đặc điểm cấu trúc của HIV 8
1.1.3. Chu trình nhân lên của HIV trong tế bào 8
1.2. Một số đặc điểm dịch HIV/AIDS trên Thế giới và tại Việt Nam 9
1.2.1. Một số đặc điểm dịch HIV/AIDS trên Thế giới 9
1.2.2. Một số đặc điểm dịch HIV/AIDS tại Việt Nam 12
1.2.3. Một số đặc điểm dịch HIV/AIDS tại Hải Phòng 13
1.3. Một số đặc điểm nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai và chương 14
trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Việt Nam
1.3.1. Các yếu tố tăng nguy cơ nhiễm HI V ở phụ nữ 14
1.3.2. Một số đặc điểm nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai trên Thế giới 17
1.3.3. Đặc điểm nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam 18
1.3.4. Đặc điểm nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai tại Hải Phòng 20
1.3.5. Các can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại 21
một số nước trên Thế giới và Việt Nam
1.4. Xét nghiệm HIV trong phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 29
1.4.1. Một số biến đổi miễn dịch của cơ thể khi nhiễm HĨV/ATDS 29
1.4.2. Chiến lược xét nghiệm HĨV hiện đang áp dụng tại Việt Nam 31
1.4.3. Xét nghiệm HĨV trong phòng lây truyền HĨV từ mẹ sang con 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 34
2.1.1. Đối tượng 34
2.1.2. Thời gian 34
2.1.3. Địa điểm 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 3 5
2.2.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu 36
2.2.3. Biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 39
2.2.4. Mô hình thí điểm dự phòng lây truyền HĨV từ mẹ sang con 41
2.2.5. Qui trình xét nghiệm phát hiện nhiễm HĨV 50
2.2.6. Các kỹ thuật xét nghiệm HĨV 54
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 56
2.2.8. Xử lý số liệu 57
2.2.9. Hạn chế của đề tài và biện pháp khắc phục 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con của phụ nữ mang 59
thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
3.1.1. Số phụ nữ mang thai nhiễm HĨV sinh con tại Bệnh viện 59
Phụ sản Hải Phòng theo thời gian, địa dư, nhóm tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn
3.1.2. Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng theo thời điểm phát hiện nhiễm HI V, sử dụng thuốc kháng vi rút
3.1.3. Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng theo tuổi thai khi chuyển dạ, hình thức sinh con, trọng lượng của con lúc sinh
3.1.4. Tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
3.1.5. Tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con của những bà mẹ
nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
3.2. Kết quả triển khai mô hình can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
3.2.1. Kết quả hoạt động khám thai và tư vấn, xét nghiệm HIV
3.2.2. Kết quả sử dụng thuốc kháng vi rút cho mẹ và con
3.2.3. Kết quả xét nghiệm HIV cho trẻ em
3.2.4. Kết quả cấp sữa ăn thay thế sữa mẹ
3.2.5. Kết quả hoạt động tư vấn hỗ trợ sau sinh, chuyển tiếp mẹ và con
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con của phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
4.1.1. Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng theo thời gian, địa dư, nhóm tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn
4.1.2. Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng theo thời điểm phát hiện nhiễm HIV, sử dụng thuốc kháng vi rút
4.1.3. Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện 101 Phụ sản Hải Phòng theo tuổi thai khi chuyển dạ, hình thức
sinh con, trọng lượng của con lúc sinh
4.1.4. Tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai sinh con tại Bệnh 105 viện Phụ sản Hải Phòng
4.1.5. Tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con của những bà mẹ 107 nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
4.2. Kết quả triển khai mô hình can thiệp dự phòng lây truyền 110 HIV từ mẹ sang con tại Quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
4.2.1. Kết quả hoạt động khám thai và tư vấn, xét nghiệm HIV 118
4.2.2. Kết quả sử dụng thuốc kháng vi rút cho mẹ và con 124
4.2.3. Kết quả xét nghiệm HIV cho trẻ em 125
4.2.4. Kết quả cấp sữa ăn thay thế sữa mẹ 126
4.2.5. Kết quả hoạt động tư vấn hỗ trợ sau sinh, chuyển tiếp mẹ và con 128
KẾT LUẬN 132
KIẾN NGHỊ 134
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC 135 GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
PHỤ LỤC 152