Nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại quận Đống Đa – Hà Nội

Nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại quận Đống Đa – Hà Nội

Luận văn Nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại quận Đống Đa – Hà Nội.Những thập kỷ gần đây trên Thế giới và ở Việt nam chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, công tác giáo dục và chăm sóc sức khoẻ ngày càng được quan tâm nên tuổi thọ trung bình mỗi người cũng như số lượng và tỷ lệ người cao tuổi tăng cao trong cộng đồng dân số.

Người cao tuổi là vốn quí của mọi xã hội, sự gia tăng số lượng của họ làm cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng theo. Chăm sóc tốt chẳng những là vấn đề trách nhiệm mà còn là biểu hiện của đạo lý con người. Đây là mục tiêu chương trình sức khoẻ người cao tuổi đã và đang giành được sự quan tâm của toàn xã hội, của chính phủ nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam.

Trong vài thập niên gần đây, các cuộc điều tra về sức khoẻ răng miệng với những người từ 60 tuổi trở lên được tiến hành ngày một nhiều ở khắp các quốc gia, châu lục. Điều này đã đem lại nhiều ích lợi thiết thực cho các thầy thuốc, các nhà tổ chức quản lý y tế, giúp cho họ có một cái nhìn toàn cảnh hơn về thực trạng, nhu cầu chăm sóc, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ răng miệng (SKRM) người cao tuổi. Các nghiên cứu đã phân tích, mô tả nhiều hiện tượng sức khoẻ răng miệng nổi bật của người cao tuổi, trong đó: sâu răng và viêm quanh răng vẫn là hai bệnh phổ biến có tỷ lệ và số trung bình mắc rất cao ở những người còn răng và được coi là những nguyên nhân chính dẫn tới mất răng… các nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng mất toàn bộ răng của người cao tuổi hiện nay đang giảm dần cùng với số răng còn giữ lại trong miệng đang tăng lên [16], [38] và tình trạng sức khoẻ răng miệng người cao tuổi chịu tác động của nhiều yếu tố: địa dư, kinh tế, mức sống, văn hoá, tâm lý, tập quán xã hội. [48], [51], [57].

Trong chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày càng được các thầy thuốc nha khoa chú ý như :

Tình trạng sâu răng, viêm quanh răng , đặc biệt là mất răng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tình trạng răng miệng người cao tuổi như : Trương Mạnh Dũng ( 2007), Phạm Văn Việt ( 2004), Nguyễn Văn Bài ( 1994) , Đoàn Thu Hương (2003)…để đánh giá thực trạng mất răng người cao tuổi ở quận Đống Đa, Hà Nội chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại quận Đống Đa – Hà Nội”, với các mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi tại quận Đống Đa – Hà Nội.

2. Xác định nhu cầu điều trị của nhóm người cao tuổi mất răng trên.

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 5

LỜI CAM ĐOAN 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Khái niệm người già 3

1.2. Một số đặc điểm sinh lý 5

1.2.1. Biến đổi sinh lý chung 5

1.2.2. Biến đổi sinh lý ở vùng răng miệng 5

1.3. Một số đặc điểm bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi 7

1.3.1. Bệnh sâu răng 7

1.3.2. Bệnh quanh răng 9

1.3.3. Tình trạng mất răng 9

1.4. Phân loại mất răng 11

1.4.1. Phân loại mất răng của Kennedy 12

1.4.2. Phân loại mất răng từng phần của Applegate 12

1.4.3. Phân loại mất răng của Kourliandsky  14

1.5. Vấn đề kiến thức, thái độ và thực hành đối với sức khoẻ răng miệng

của người cao tuổi 14

1.5.1.  Các yếu tố tác động tới kiến thức, thái độ, thực hành đối với sức khoẻ răng miệng người cao tuổi 15

1.5.2. Tình tình nghiên cứu về giáo dục nha khoa, thái độ và thực hành

của người cao tuổi đối với sức khoẻ răng miệng 17

1.6. Chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu ở người cao tuổi 18

1.7. Các phương pháp phục hình 18

1.7.1. Hàm tháo lắp 18

1.7.2. Cầu răng 19

1.7.3. Cấy ghép răng (Implant) 23

1.8. Một số kết quả nghiên cứu về bệnh răng miệng và tình trạng mất răng ở

người cao tuổi 24

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Đối tượng nghiên cứu 25

2.2. Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 25

2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu 26

2.2.4. Các biến số nghiên cứu và chỉ số nghiên cứu 26

2.2.5. Công cụ thu thập thông tin 26

2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin 27

2.2.7. Xử lý số liệu 29

2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 29

2.2.9. Thời gian nghiên cứu 29

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

Chương 4. BÀN LUẬN 47

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 47

4.1.1. Đặc điểm về giới 47

4.1.2. Theo nhóm tuổi 47

4.2. Tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi 48

4.3. Nhu cầu điều trị 50

4.3.1. Theo nhóm tuổi 50

4.3.2. Theo giới 51

4.4. Tỷ lệ bệnh nhân có răng giả 51

KẾT LUẬN  54

KIẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Bài (1994), Góp phần đánh giá tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở một số tỉnh phía Bắc’, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.16.
2. Phan Thị Thục Anh (1997), “Đại cương về khoa học hành vi trong y tế công cộng”, Bài giảng Y tế công cộng, Trường cán bộ quản lý Y tế, số 1, tr. 1-17.
3. Nguyễn Quốc Anh (2002), “Dân số và môi trường Việt Nam. Thực trạng và thách thức trong thời gian tới’’, Tạp chí thông tin Y Dược, số 7, tr. 5.
4. Bộ Y Tế (1999), Niên giám thống kê y tế’, Phòng Thống kê – Tin học, Vụ Kế hoạch, tr. 25.
5. Nguyễn Văn Cát (1977), “Tổ chức học răng”, Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập I, tr. 90.
6. Nguyễn Cẩn (1997), Khảo sát và phân tích tình hình bệnh nha chu tại 3 tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh phương hướng điều trị dự phòng’, Luận án Tiến sĩ khoa học Y Dược, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh, Toàn văn.
7. Thiều Mỹ Châu (1993), Điều tra thăm dò tình trạng nha chu ở người lớn tuổi’, Luận văn tốt nghiệp Răng hàm mặt khoá 87-93, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh, Toàn văn.
8. Douglas Brathall. (1998), Sơ lược về chương trình chăm sóc răng miệng cho quốc gia/ khu vực của tổ chức sức khoẻ của tổ chức thế giới’, Hội nghị nha khoa quốc tế, Hà Nội, Tài liệu dịch, tr. 25.
9. Nguyễn Mạnh Minh (2007), Đánh giá tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình cố định ở người trưởng thành tại Hà Nội năm 2006 – 2007’, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr 1-3.10. Trần Thị Hoa (1997), “Can thiệp để thay đổi hành vi sức khoẻ’’, Bài giảng Y tế công cộng, Trường Cán bộ quản lý Y tế, số 5, tr. 10-20.
11. Nguyễn Dương Hồng (1977), “Điều trị răng miệng người già”, Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập I, tr. 155.
12. Hoàng Tử Hùng (2002), “Tích tuổi và tình trạng răng miệng”, Thông tin Y Dược học, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tập IX, tr. 33-37.
13. Mai Đình Hưng (1996), “Tuổi già và tình hình sức khoẻ của răng miệng”, Tổng quan tài liệu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, số 1, tr. 8-9.
14. Trương Mạnh Dũng (2007), “Tình trạng mất răng ở người cao tuổi phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành (số 1), tr 4- 5.
15. Ngô Đồng Khanh, Lâm Ngọc Ấn (1997), “Tổn thương vùng ung thư và ung thư miệng ở miền Nam Việt Nam: Khảo sát Dịch tễ và phân tích các yếu tố nguy cơ”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Viện Răng Hàm Mặt, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 47-58.
16. Vũ Khoái (1977), “Hàm giả từng phần”, Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập I, tr. 281-256.
17. Phạm Khuê (1982), “Tuổi già ”, Bệnh học tuổi già, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập I, tr. 7-48.
18. Huỳnh Anh Lan (2002), “Một số vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổi”, Thông tin Y Dược học, Sở Y tế TP. HCM, tập IX, tr. 39 – 43.
19. Đào Thị Ngọc Lan (2003), Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học các dân tộc tỉnh Yên Bái và một số biện pháp can
thiệp ở cộng đồng, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Toàn
văn.
20. Mandel I.D. (1996), “Phòng ngừa sâu răng: Các chiến lược hiện nay và những hướng mới”, Cập nhật nha khoa 2001, Tài liệu dịch, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh, tập 3, số 1, tr.18-33.21. Marc Cherruau, Danielle Buch. (6/2001), “Những vấn đề liên quan đến những biến của hệ thống nhai theo tuổi, ảnh hưởng trên điều trị phục hình”, Cập nhật nha khoa 2002, Tài liệu dịch, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 35.
22. Phạm Văn Việt (2004), Nghiên cứu tình trạng,nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr 14.
23. Võ Thế Quang (2000), “Viêm quanh chóp răng”, Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập III, tr. 523.
24. Võ Thế Quang và cộng sự (1990), Điều tra cơ bản về sức khoẻ răng miệng ở Việt Nam’’, Viện Thông tin – Thư viện Y học Trung ương, Hà Nội, tr. 6-10.
25. Osterberg B.J. (2000), “Các vấn đề sức khỏe răng miệng của phụ nữ”, Cập nhật nha khoa 2002, Tài liệu dịch, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 53-61.
26. Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Lê Thanh, PhùngThanh Lý (1990), “Điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng ở các tỉnh phía Bắc’’, Tạp chí Y học Việt Nam, số 10,11, tập 240-241, tr. 7-10.
27. Nguyễn Võ Duyên Thơ (1992), Điều tra tình hình sức khoẻ răng miệng ở người già, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt khoá 86-92, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh, Toàn văn.
28. Nguyễn Văn Tiên (2003), “Già hoá dân số ở Việt Nam và những thách thức với việc chăm sóc sức khoẻ người già’’, Tạp chí thông tin Y Dược, số 3, tr. 1.
29. Đỗ Quang Trung (2002), Dịch tễ học bệnh quanh răng, Bộ môn Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội, tr. 1-20.30. Trần Văn Trường (1994), “Viêm nhiễm miệng hàm mặt”, Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập II, tr. 285-293.
31. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải, John Spence A, Thomson K.R. (2002), Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 12-18.
32. Uỷ ban kinh tế – xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) Liên Hợp Quốc (1997), Sự già hoá dân số của Châu Á: Các khía cạnh nhân khẩu học’, Trung tâm nghiên cứu, Thông tin và Tư liệu Dân số Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Hà Nội – Việt Nam, tr.

Leave a Comment