Nghiên cứu thực trạng môi trường và hệ thống xử lý chất thải của 7 cơ sở sản xuất dược tại Hà Nội năm 2009

Nghiên cứu thực trạng môi trường và hệ thống xử lý chất thải của 7 cơ sở sản xuất dược tại Hà Nội năm 2009

Ô nhiễm môi trường đang trở thành một thách thức đe dọa đến sự tồn

vong và phát triển của nhân loại. Con người đang phải đối mặt với sự ô nhiễm suy thoái nghiêm trọng của môi trường sống. Theo các số liệu thống kê hàng năm, nền công nghiệp Thế giới thải vào môi trường trên 200 triệu tấn khí cacbonic, 150 triệu tấn oxit nitơ, trên 110 triệu tấn bụi độc hại và trên 2 tỷ tấn rác thải công nghiệp. Mỗi năm trái đất có gần 500 tỷ tấn nước bẩn (nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế…) làm ô nhiễm tới 40% lưu lượng nước các dòng sông [14].

Ở Việt Nam trong thập niên qua, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, kinh tế đã tăng trưởng gấp đôi, tỷ lệ nghèo giảm đi một nửa, tuy nhiên, sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp đã đặt áp lực nặng nề lên môi trường và định hướng phát triển bền vững của Việt Nam. Phần lớn các hoạt động công nghiệp tập trung ở 5 tỉnh và thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và Hải Phòng. Một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường tương đối nghiêm trọng là ngành hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm…

Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam, ngành dược Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh thuốc nhằm thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc, đảm bảo cung cấp đủ thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Theo báo cáo của Cục Quản lý dược Bộ Y tế [10] tính đến 12/2008, cả nước ta có khoảng trên 90 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, đạt tiêu chuẩn GMP, gần 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược và hàng trăm cơ sở sản xuất thuốc đông y, 5 cơ sở sản xuất vắc xin với tổng số đăng ký lưu hành hơn 10.000 loại thuốc của hàng trăm loại hoạt chất hoá học, đông dược và vắc xin, sinh phẩm y tế.

Thuốc và nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc khác nhau, bản chất đa dạng, phức tạp và hoạt tính sinh học mạnh, do vậy các dư phẩm của thuốc, chất thải từ quá trình sản xuất thuốc, thuốc hết hạn dùng, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng phải tiêu huỷ cũng hết sức đa dạng phức tạp, nếu không được xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của nhân dân.

Để tăng cường công tác quản lý, đảm bảo chất lượng thuốc, ngày 9/9/l99ó Bộ Y tế đã có Quyết định về việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn: “Thực hành tốt sản xuất thuốc ’’ [1], [5]. Vấn đề bảo vệ môi trường cũng được ngành Y tế đặc biệt quan tâm, ngày 2S/5/2009 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1S7S/ QĐ- BYT [7] với mục tiêu là phấn đấu đến năm 2015: 100% viện nghiên cứu của các trường đại học y, dược, các cơ sở sản xuất thuốc trực thuộc Bộ Y tế quản lý thực hiện xử lý chất thải y tế đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) [SS] đánh giá Hà Nội là một trong ó thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Từ khi Hà Nội hợp nhất, phát triển công nghiệp của thành phố nói chung và ngành công nghiệp dược nói riêng đang gia tăng trong khi đó sản xuất dược là một ngành được Ngân hàng Thế giới liệt vào danh sách đen về ô nhiêm môi trường mà hiện trạng môi trường ở các cơ sở sản xuất dược vẫn chưa áp dụng triển khai nguyên tắc: “Thực hành tốt sản xuất thuốc” cho thấy vấn đề ô nhiễm khá trầm trọng.

Cho tới nay ở Việt Nam có ít các nghiên cứu đánh giá tổng thể thực trạng xử lý chất thải của các cơ sở sản xuất dược, đặc biệt trên địa bàn Hà Nội. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng môi trường và hệ thống xử lý chất thải của 7 cơ sở sản xuất dược tại Hà Nội năm 2009 ” nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng môi trường sản xuất và hệ thống xử lý chất thải của 7 cơ sở sản xuất dược.

2. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành xử lý chất thải của cán bộ, nhân viên cơ sở sản xuất dược.

Từ đó đề xuất các giải pháp xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất dược tại Hà Nội.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Các vấn đề về xử lý chất thải của các cơ sở sản xuất dược ở Việt Nam … 3

1.1.1. Định nghĩa chất thải dược phẩm 3

1.1.2. Phân loại các chất thải y tế 4

1.1.3. Các công nghệ xử lý chất thải đã được triển khai tại Việt Nam 7

1.1.4. Môi trường sản xuất và hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở sản

xuất dược tại Việt Nam 10

1.1.5. Kiến thức thái độ thực hành của cán bộ, công nhân tại các cơ sở sản

xuất dược 11

1.2. Quá trình triển khai, áp dụng “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) ở

Việt Nam 12

1.2.1. Khái niệm về GMP 12

1.2.2. Thực trạng tình hình các công ty dược ở Việt Nam trước

năm 1996 12

1.2.3. Thực trạng tình hình các công ty dược ở Việt Nam từ 1996 đến nay13

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 16

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 16

2.1.3. Thời gian nghiên cứu 16

2.2. Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: 16

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 17

2.2.3. Cách chọn mẫu 18

2.3. Biến số nghiên cứu 19

2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 23

2.5. Hạn chế sai số 23

2.6. Xử lý và phân tích số liệu 23

2.7. Đạo đức nghiên cứu 23

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

3.1. Đặc điểm của các cơ sở sản xuất dược: 24

3.2. Thực trạng về môi trường sản xuất 29

3.2.1. Thực trạng môi trường bên trong các phân xưởng sản xuất 29

3.2.2. Thực trạng môi trường bên ngoài các phân xưởng sản xuất 32

3.3. Hệ thống xử lý chất thải của Xí nghiệp dược 34

3.3.1. Hệ thống xử lý chất thải lỏng 34

3.3.2. Hệ thống xử lý chất thải rắn 40

3.3.3. Hệ thống xử lý chất thải khí 44

3.4. Kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu về xử lý

chất thải 46

3.4.1. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu 46

3.4.2. Thái độ của đối tượng nghiên cứu 51

Chương 4. BÀN LUẬN 58

4.1. Thực trạng môi trường sản xuất 58

4.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 58

4.1.2 Môi trường sản xuất 58

4.2. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải của các cơ sở sản xuất dược 60

4.2.1. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải lỏng 60

4.2.2. Xử lý chất thải rắn 61

4.2.3. Xử lý chất thải khí: 64

4.3. Kiến thức thái độ thực hành của nhân viên cơ sở sản xuất dược 65

KẾT LUẬN 67

KIẾN NGHỊ 69

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment