Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp (2012-2016)

Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp (2012-2016)

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp (2012-2016).Môi trường trong trại giam là một môi trường có đặc thù riêng, tách biệt với thế giới bên ngoài. Cộng đồng phạm nhân sống có rất nhiều điểm khác biệt so với bất cứ cộng đồng nào ngoài xã hội, các phạm nhân thường nhập viện với tỷ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là những bệnh mạn tính, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phạm nhân là nhóm đối tượng tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ như nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn hay xăm mình,… Ngoài ra, các phạm nhân trong các trại giam thường phải sống chung trong môi trường trại giam nên nguy cơ lây nhiễm các bệnh trên càng cao hơn so với cộng đồng.

Tại Việt Nam, tình trạng mắc lao, nhiễm HIV/AIDS, các bệnh viêm gan B, C… của các phạm nhân chiếm tỷ lệ cao so với cộng đồng và một phạm nhân có thể mắc từ 2 đến 3 bệnh cùng lúc [1]. Bên cạnh tỷ lệ mắc bệnh cao, tình trạng kháng thuốc của các bệnh nhân nhiễm lao đang là một vấn đề nổi lên trong nhiều năm trở lại đây với tỷ lệ lao kháng thuốc là 55,5-64%, tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 4,7-17,4% [1], [2], [3], [4]. Báo cáo của Bộ Y tế năm 2014 trong khuôn khổ nghiên cứu thuộc dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong các trại giam tại Bắc Kạn, Hòa Bình, Tuyên Quang là 16,3%, tỷ lệ phạm nhân mắc HBV, HCV lần lượt là 9,7% và 40,6% [5]. 
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần chẩn đoán cho các phạm nhân có tiền sử bệnh lao và một số triệu chứng lâm sàng hoặc các phạm nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp để phát hiện sớm các trường hợp bệnh [6]. Việc chẩn đoán và theo dõi các phạm nhân nhằm phát hiện sớm các bệnh không chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị mà còn giúp quản lý, theo dõi, dự phòng bệnh cho phạm nhân tốt hơn. Tại Mỹ, việc sàng lọc sớm HCV có thể ngăn chặn 5.500 đến 12.700 ca nhiễm HCV mới ở phạm nhân [7]. Không chỉ ngăn ngừa lây nhiễm bệnh giữa các phạm nhân, các biện pháp dự phòng còn bảo vệ các nhân viên trước nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá trình công tác tiếp xúc với các phạm nhân đã mắc bệnh. 
Có thể thấy nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của các phạm nhân trong các trại giam là rất lớn. Tại Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu chi tiết về thực trạng cơ cấu bệnh chung, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm nguy cơ cao trong trại giam và đề xuất các giải pháp can thiệp hiệu quả, từ đó có thể dự phòng phơi nhiễm cho các phạm nhân chưa mắc bệnh và cả cộng đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của phạm nhân trong các trại giam, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm nguy cơ cao là thực sự cần thiết. Chính vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp (2012-2016)” được tiến hành với các mục tiêu sau: 
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 – 2015.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang giai đoạn 2015 – 2016.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình    
ĐẶT VẤN ĐỀ        1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN    3
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu    3
1.2. Tình hình bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam    4
1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình hình bệnh của phạm nhân trong các trại giam    14
1.4. Một số biện pháp cải thiện sức khỏe của các phạm nhân trong 
trại giam    20
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu    30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    32
2.1. Đối tượng nghiên cứu    32
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    32
2.3. Phương pháp nghiên cứu    33
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    33
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    33
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu    38
2.3.4. Hoạt động can thiệp của nghiên cứu    42
2.3.5. Các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu    45
2.3.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu    48
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu    52
2.4. Tổ chức thực hiện nghiên cứu    53
2.5. Sai số và cách khống chế sai số    54
2.6. Đạo đức nghiên cứu    55
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    56
3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 – 2015    56
3.1.1. Thông tin chung của phạm nhân tham gia nghiên cứu    56
3.1.2. Thực trạng bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam năm 2015    57
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam năm 2014 – 2015    64
3.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang  giai đoạn 2015 – 2016    74
3.2.1. Sự cải thiện về môi trường tại trại giam Vĩnh Quang 
sau can thiệp    74
3.2.2. Sự thay đổi về kiến thức và thực hành liên quan đến một số bệnh của phạm nhân tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp    80
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    90
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 – 2015    90
4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang  giai đoạn 2015 – 2016    107
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu và hạn chế của đề tài    112
KẾT LUẬN    115
KIẾN NGHỊ    117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    
TÀI LIỆU THAM KHẢO    
PHỤ LỤC    

DANH MỤC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang
1.1.    Tỷ lệ phạm nhân nhiễm HIV tại các trại giam trên thế giới    6
1.2.    Tỷ lệ mắc lao tại các trại giam trên thế giới    8
1.3.    Tỷ lệ nhiễm HBV tại các trại giam trên thế giới    9
1.4.    Tỷ lệ nhiễm HCV tại các trại giam trên thế giới    11
2.1.    Cỡ mẫu tại các trại giam trong nghiên cứu    35
2.2.    Biến số nghiên cứu    38
2.3.    Tiêu chuẩn đánh giá môi trường vi sinh trong nghiên cứu    46
2.4.    Thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành của phạm nhân    47
2.5.    Sai số và cách khống chế sai số    54
3.1.    Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu    56
3.2.    Kết quả xét nghiệm HBV, HCV, HIV và lao của phạm nhân tại 3 trại giam     63
3.3.    Kết quả đo kiểm nhiệt độ tại 03 trại giam    64
3.4.    Kết quả đo kiểm độ ẩm tại 03 trại giam    64
3.5.    Kết quả đo kiểm tốc độ chuyển động không khí tại 3 trại giam    65
3.6.    Kết quả đo kiểm ánh sáng tại 03 trại giam    65
3.7.    Kết quả đo kiểm tiếng ồn chung tại 03 trại giam    66
3.8.    Kết quả đo kiểm khí CO2 tại 03 trại giam    66
3.9.    Kết quả đánh giá tổng số vi khuẩn hiếu khí trong không khí 
tại 03 trại giam    67
3.10.    Kết quả đánh giá tổng số cầu khuẩn tan máu trong không khí tại 03 trại giam    68
3.11.    Kết quả đánh giá tổng số nấm mốc trong không khí 
tại 03 trại giam    69
3.12.    Kết quả đánh giá chung về vi sinh vật trong không khí 
tại 03 trại giam    69
3.13.    Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng Viêm gan B của phạm nhân tại 03 trại giam    70
3.14.    Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng Viêm gan C của phạm nhân tại 03 trại giam    71
3.15.    Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng HIV/AIDS
của phạm nhân tại 03 trại giam    72
3.16.    Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng lao 
của phạm nhân tại 03 trại giam    73
3.17.    Kết quả đo kiểm nhiệt độ tại trại giam Vĩnh Quang 
sau can thiệp    74
3.18.    Kết quả đo kiểm độ ẩm tại trại giam Vĩnh Quang 
sau can thiệp    75
3.19.    Kết quả đo kiểm tốc độ chuyển động của không khí tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp    75
3.20.    Kết quả đo kiểm ánh sáng tại trại giam Vĩnh Quang 
sau can thiệp    76
3.21.    Kết quả đo tiếng ồn chung tại trại giam Vĩnh Quang 
sau can thiệp    76
3.22.    Kết quả đo kiểm CO2 tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp    77
3.23.    Kết quả đánh giá tổng số vi khuẩn hiếu khí trong không khí 
tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp    77
3.24.    Kết quả đánh giá tổng số cầu khuẩn tan máu trong 
không khí tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp    78
3.25.    Kết quả đánh giá tổng số nấm mốc trong không khí 
tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp    78
3.26.    Kết quả đánh giá chung về vi sinh vật trong không khí 
tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp    79
3.27.    Tỷ lệ phạm nhân nhận được thông tin truyền thông
tại trại giam Vĩnh Quang trước và sau can thiệp    80
3.28.    Các nguồn thông tin được phạm nhân tiếp cận 
tại trại giam Vĩnh Quang trước và sau can thiệp    81
3.29.    Hiệu quả cải thiện kiến thức về bệnh viêm gan B, viêm gan C của phạm nhân sau can thiệp    82
3.30.    Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức chung đúng về bệnh viêm gan B, viêm gan C theo tình trạng mắc bệnh viêm gan B trước và sau can thiệp    83
3.31.    Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức chung đúng về bệnh viêm gan B, viêm gan C theo tình trạng bệnh viêm gan C trước và 
sau can thiệp    83
3.32.    Hiệu quả cải thiện thực hành bệnh viêm gan B, viêm gan C của phạm nhân trước và sau can thiệp    84
3.33.    Sự thay đổi tỷ lệ thực hành đúng về viêm gan B, viêm gan C
theo tình trạng bệnh viêm gan B, viêm gan C trước và sau can thiệp    84
3.34.    Hiệu quả cải thiện kiến thức về HIV của phạm nhân 
trước và sau can thiệp    85
3.35.    Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức đúng về HIV theo tình trạng bệnh trước và sau can thiệp    86
3.36.    Hiệu quả cải thiện thực hành phòng chống HIV của 
phạm nhân trước và sau can thiệp    86
3.37.    Sự thay đổi tỷ lệ thực hành đúng phòng chống HIV theo tình trạng bệnh trước và sau can thiệp    86
3.38.    Hiệu quả cải thiện kiến thức về bệnh lao của phạm nhân
 trước và sau can thiệp    87
3.39.    Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh lao theo tình trạng bệnh trước và sau can thiệp    88
3.40.    Hiệu quả cải thiện thực hành phòng chống lao của 
phạm nhân trước và sau can thiệp    88
3.41.    Sự thay đổi tỷ lệ thực hành đúng về phòng chống lao theo tình trạng bệnh trước và sau can thiệp    89

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.    Nguyễn Sỹ Thanh, Phạm Quang Cử, Phạm Văn Thao (2016). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của phạm nhân về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy cơ cao của các phạm nhân tại trại Cây Cầy tỉnh Tây Ninh năm 2015. Tạp chí Y – Dược học quân sự, 41(9): 57-63.
2.    Nguyễn Sỹ Thanh, Phạm Quang Cử, Phạm Văn Thao (2017). Hiệu quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy cơ cao ở phạm nhân trong trại giam Vĩnh Quang, 2017. Tạp chí Y học Cộng đồng, (40): 53-58.
3.    Nguyen Sy Thanh, Pham Quang Cu, Pham Van Thao (2019). Disease’s structure of prisoners at some prisons in the Ministry of Public Security in 2015. Journal of Military Pharmaco-medicine, 44 (8): 140-147.

 

Leave a Comment