Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp

Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp

Luận văn Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp.Theo tổ chức Y tế thế giới năm 2006, tại các nước công nghiệp phát triển số lượng điều dưỡng viên trên một vạn dân rất cao, chẳng hạn như Hà Lan (137,3), Anh (122), Nhật (77,9), Singapore (42,4)…Trong khi ở Việt Nam chỉ có trung bình 6,7 điều dưỡng viên trên một vạn dân. Tổng số cả nước có 75.891 điều dưỡng viên, chiếm 45% nhân lực chuyên môn của ngành y tế [81]. Hiện tại, tỷ lệ điều dưỡng viên/bác sỹ trong các cơ sở khám chữa bệnh cũng rất thấp là 3,5; trái ngược với xu thế là nhu cầu chăm sóc điều dưỡng hiện nay ngày càng tăng. Năm 2020, nhu cầu điều dưỡng viên tại khu vực công lập dự kiến 20 người/1 vạn dân; số lượng điều dưỡng viên cần thiết dự kiến 198.400 [4].

Trong quá trình chăm sóc, điều dưỡng viên thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và người bệnh không chỉ đơn thuần thông qua các hoạt động chuyên môn, mà còn đòi hỏi những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay, bộ quy tắc đạo đức của điều dưỡng viên được xây dựng khá đầy đủ ở các hiệp hội điều dưỡng như: Tổ chức điều dưỡng thế giới; Tổ chức điều dưỡng ở mỗi quốc gia. Tại Việt
Nam, Hội điều dưỡng Việt Nam cũng đã xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức cho điều dưỡng viên [32],[106],[123].
Dẫu đã có các quy chuẩn đạo đức nhưng tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tồn tại các hiện tượng điều dưỡng viên vi phạm đạo đức đặc biệt là các hiện tượng quát tháo, gây phiền hà cho người bệnh; hiện tượng nhận tiền/phong bì của người nhà bệnh nhân;…
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy 12,5% nhân viên y tế gây phiền hà đối với người bệnh [69]. Tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ nhân viên y tế nói xẵng, lạnh lùng, nạt nộ, cáu gắt chiếm 13,6% [43]. Tại bệnh viện Việt Đức năm 2009, tỷ lệ nhân viên y tế cáu gắt với người bệnh/người chăm sóc là 13,9%, trong số đó điều dưỡng viên chiếm tỷ lệ cao  nhất với 59,5% [46]. Do vậy, thực trạng y đức của điều dưỡng viên hiện đang là vấn đề rất cần được quan tâm [41]. Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, là trung tâm điều trị chuyên sâu cho bệnh nhân trẻ em. Cũng giống như một số bệnh viện tuyến Trung ương khác, tình trạng quá tải tại bệnh viện luôn ở mức cao, chẳng hạn như năm 2011 là 119,87% [3]. Sự quá tải của bệnh viện; thái độ giao tiếp, ứng xử của điều dưỡng viên… khiến một số khách hàng không hài lòng. Kết quả nghiên cứu năm 2009 tại bệnh viện cho thấy mức độ không hài lòng là 18,32% [23].
Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên đều khảo sát chung về y đức của nhân viên y tế mà điều dưỡng viên chỉ là một thành tố; trong khi thực trạng tại bệnh viên Nhi Trung ương và nhiều bệnh viện khác cho thấy điều dưỡng viên là người thường xuyên phải tiếp xúc với người bệnh và gia đình. Nhận thức, thực hành y đức của họ sẽ có tác động đầu tiên và xuyên suốt đối với sự hài lòng của khách hàng cũng như thể hiện chất lượng dịch vụ của bệnh viện.
Để có những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện nói chung và nâng cao nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên nói riêng thì việc tiến hành khảo sát thực trạng là điều cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp ”, với hai mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2012 và xác định một số yếu tố liên quan
2.    Đánh giá kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên từ năm 2012 đến
2013
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Vị    trí, chức năng, vai trò của điều dưỡng    3
1.1.1.    Khái    niệm về điều dưỡng    3
1.1.2.    Các    học thuyết về điều dưỡng    3
1.1.3.    Vị    trí của điều dưỡng viên     5
1.1.4.    Chức    năng của điều dưỡng viên    6
1.1.5.    Vai    trò của điều dưỡng viên    6
1.2.    Khái niệm y đức và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của ĐDV    7
1.2.1.    Khái    niệm y đức, một số đặc điểm của y đức    7
1.2.2.    Các    chuẩn mực đạo đức ngành điều dưỡng trên thế giới    12
1.2.3.    Chuẩn    mực đạo đức ngành điều dưỡng tại Việt Nam    16
1.3.    Một    số nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên    24
1.3.1.    Trên    thế giới    24
1.3.2.    Nghiên    cứu đạo đức điều dưỡng viên tại Việt Nam    26
1.3.3.    Một    số thông tin về bệnh viện Nhi Trung ương    34
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    37
2.1    .Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu    37
2.1.1.    Địa    điểm và thời gian nghiên cứu    37
2.1.2.    Đối    tượng nghiên cứu    38
2.2.    Phương    pháp nghiên cứu    39
2.2.1.    Thiết    kế nghiên cứu    39
2.2.2.    Cỡ    mẫu    40
2.2.3.    Phương    pháp chọn mẫu    42
2.3.    Nội    dung biến số, phương pháp và công cụ thu thập    44
2.4.    Kỹ    thuật thu thập số liệu    51 
2.4.    l.Nghiên cứu định lượng    51
2.4.2.    Nghiên    cứu định tính    51
2.4.3.    Quy    trình, kỹ thuật và công cụ can thiệp    51
2.4.4.    Tiêu    chuẩn áp dụng trong nghiên cứu    52
2.5.    Tiêu    chuẩn đánh giá    53
2.6.    Xử    lý số liệu    54
2.7.    Kiểm    soát và xử lý sai số    54
2.8.    Đạo    đức trong nghiên cứu    55
2.9.    Hạn    chế của nghiên cứu    55
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    58
3.1    .Thực trạng nhận thức, thực hành y đức ĐDV và một số yếu tố liên quan . 58
3.1.1 .Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    58
3.1.2.    Thực    trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên    60
3.1.3.    Một    số yếu tố liên quan đến nhận thức, thực hành y đức của ĐDV…. 81
3.2.    Đánh    giá kết quả một số biện pháp can thiệp    83
3.2.1.    Cơ    sở đề xuất biện pháp can thiệp    83
3.2.2.    Kết    quả áp dụng một số biện pháp can thiệp    91
Chương 4.BÀN LUẬN    94
4.1    .Thực trạng nhận thức, thực hành y đức ĐDV và một số yếu tố liên quan . 94
4.1.1.    Đặc    điểm đối tượng nghiên cứu    94
4.1.2.    Thực    trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên    98
4.1.3.    Một    số yếu tố liên quan đến y đức điều dưỡng viên    114
4.2.    Kết    quả áp dụng một số biện pháp can thiệp nâng cao y đức ĐDV    117
4.2.1.    Cơ    sở lựa chọn biện pháp can thiệp    117
4.2.2.    Kết    quả áp dụng một số biện pháp can thiệp    122
KẾT LUẬN    124
KHUYẾN NGHỊ    126 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment