Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi TƯ và kết quả một số biện pháp can thiệp

Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi TƯ và kết quả một số biện pháp can thiệp

Luận án Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp.Theo tổ chức Y tế thế giới năm 2006, tại các nước công nghiệp phát triển số lượng điều dưỡng viên trên một vạn dân rất cao, chẳng hạn như Hà Lan (137,3), Anh (122), Nhật (77,9), Singapore (42,4)…Trong khi ở Việt Nam chỉ có trung bình 6,7 điều dưỡng viên trên một vạn dân. Tổng số cả nước có 75.891 điều dưỡng viên, chiếm 45% nhân lực chuyên môn của ngành y tế [81]. Hiện tại, tỷ lệ điều dưỡng viên/bác sỹ trong các cơ sở khám chữa bệnh cũng rất thấp là 3,5; trái ngược với xu thế là nhu cầu chăm sóc điều dưỡng hiện nay ngày càng tăng. Năm 2020, nhu cầu điều dưỡng viên tại khu vực công lập dự kiến 20 người/1 vạn dân; số lượng điều dưỡng viên cần thiết dự kiến 198.400 [4].

Trong quá trình chăm sóc, điều dưỡng viên thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và người bệnh không chỉ đơn thuần thông qua các hoạt động chuyên môn, mà còn đòi hỏi những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay, bộ quy tắc đạo đức của điều dưỡng viên được xây dựng khá đầy đủ ở các hiệp hội điều dưỡng như: Tổ chức điều dưỡng thế giới; Tổ chức điều dưỡng ở mỗi quốc gia. Tại Việt
Nam, Hội điều dưỡng Việt Nam cũng đã xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức cho điều dưỡng viên [32],[106],[123].
Dẫu đã có các quy chuẩn đạo đức nhưng tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tồn tại các hiện tượng điều dưỡng viên vi phạm đạo đức đặc biệt là các hiện tượng quát tháo, gây phiền hà cho người bệnh; hiện tượng nhận tiền/phong bì của người nhà bệnh nhân;…
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy 12,5% nhân viên y tế gây phiền hà đối với người bệnh [69]. Tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ nhân viên y tế nói xẵng, lạnh lùng, nạt nộ, cáu gắt chiếm 13,6% [43]. Tại bệnh viện Việt Đức năm 2009, tỷ lệ nhân viên y tế cáu gắt với người bệnh/người chăm sóc là 13,9%, trong số đó điều dưỡng viên chiếm tỷ lệ cao nhất với 59,5% [46]. Do vậy, thực trạng y đức của điều dưỡng viên hiện đang là vấn đề rất cần được quan tâm [41]. Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, là trung tâm điều trị chuyên sâu cho bệnh nhân trẻ em. Cũng giống như một số bệnh viện tuyến Trung ương khác, tình trạng quá tải tại bệnh viện luôn ở mức cao, chẳng hạn như năm 2011 là 119,87% [3]. Sự quá tải của bệnh viện; thái độ giao tiếp, ứng xử của điều dưỡng viên… khiến một số khách hàng không hài lòng. Kết quả nghiên cứu năm 2009 tại bệnh viện cho thấy mức độ không hài lòng là 18,32% [23].
Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp.Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên đều khảo sát chung về y đức của nhân viên y tế mà điều dưỡng viên chỉ là một thành tố; trong khi thực trạng tại bệnh viên Nhi Trung ương và nhiều bệnh viện khác cho thấy điều dưỡng viên là người thường xuyên phải tiếp xúc với người bệnh và gia đình. Nhận thức, thực hành y đức của họ sẽ có tác động đầu tiên và xuyên suốt đối với sự hài lòng của khách hàng cũng như thể hiện chất lượng dịch vụ của bệnh viện.
Để có những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện nói chung và nâng cao nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên nói riêng thì việc tiến hành khảo sát thực trạng là điều cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp ”, với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2012 và xác định một số yếu tố liên quan
2. Đánh giá kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên từ năm 2012 đến 2013

Xem thêm : Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức trong nhân viên y tế ở 3 tuyến bệnh viện

Thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sỹ tại 3 bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc, Thái Bình, Tây Ninh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vị trí, chức năng, vai trò của điều dưỡng 3
1.1.1. Khái niệm về điều dưỡng 3
1.1.2. Các học thuyết về điều dưỡng 3
1.1.3. Vị trí của điều dưỡng viên 5
1.1.4. Chức năng của điều dưỡng viên 6
1.1.5. Vai trò của điều dưỡng viên 6
1.2. Khái niệm y đức và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của ĐDV 7
1.2.1. Khái niệm y đức, một số đặc điểm của y đức 7
1.2.2. Các chuẩn mực đạo đức ngành điều dưỡng trên thế giới 12
1.2.3. Chuẩn mực đạo đức ngành điều dưỡng tại Việt Nam 16
1.3. Một số nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên 24
1.3.1. Trên thế giới 24
1.3.2. Nghiên cứu đạo đức điều dưỡng viên tại Việt Nam 26
1.3.3. Một số thông tin về bệnh viện Nhi Trung ương 34
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 .Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Cỡ mẫu 40
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 42
2.3. Nội dung biến số, phương pháp và công cụ thu thập 44
2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu 51 
2.4. l.Nghiên cứu định lượng 51
2.4.2. Nghiên cứu định tính 51
2.4.3. Quy trình, kỹ thuật và công cụ can thiệp 51
2.4.4. Tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu 52
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá 53
2.6. Xử lý số liệu 54
2.7. Kiểm soát và xử lý sai số 54
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 55
2.9. Hạn chế của nghiên cứu 55
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1 .Thực trạng nhận thức, thực hành y đức ĐDV và một số yếu tố liên quan . 58
3.1.1 .Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 58
3.1.2. Thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên 60
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhận thức, thực hành y đức của ĐDV…. 81
3.2. Đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp 83
3.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp 83
3.2.2. Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp 91
Chương 4.BÀN LUẬN 94
4.1 .Thực trạng nhận thức, thực hành y đức ĐDV và một số yếu tố liên quan . 94
4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 94
4.1.2. Thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên 98
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến y đức điều dưỡng viên 114
4.2. Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp nâng cao y đức ĐDV 117
4.2.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp can thiệp 117
4.2.2. Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp 122
KẾT LUẬN 124
KHUYẾN NGHỊ 126 

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đỗ Mạnh Hùng, Lê Thanh Hải, Lương Xuân Hiến (2013), Thực trạng
và lý giải việc khách hàng đưa tiền/phong bì cho điều dưỡng viên tại bệnh
viện Nhi Trung ương. Tạp chí YHTH – BYT ISSN 1859 – 1663 Số
887+888/2013; trang 9-13.
2. Đỗ Mạnh Hùng, Lê Thanh Hải, Lương Xuân Hiến (2013), Sự hài lòng
của khách hàng về thái độ phục vụ bệnh nhân của điều dưỡng viên tại
bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí YHTH – BYT ISSN 1859 – 1663 Số 11
(893)/2013; trang 139-143.
3. Lê Thanh Hải, Đỗ Mạnh Hùng (2013), Y đức của điều dưỡng viên trong
mối quan hệ với khách hàng tại bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2012.
Tạp chí YHTH – BYT ISSN 1859 – 1663 Số 12 (895)/2013; trang 65-68
4. Lê Thanh Hải, Đỗ Mạnh Hùng (2013), Đạo đức của điều dưỡng viên
trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ tại bệnh viện Nhi
Trung ương. Tạp chí YHTH – BYT ISSN 1859 – 1663 Số 12 (899)/2013;
trang 106-108
5. Lê Thanh Hải, Đỗ Mạnh Hùng (2013), Sự phản ánh của khách hàng về
đạo đức điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2012. Tạp
chí YHTH – BYT ISSN 1859 – 1663 Số 12 (899)/2013; trang 140-144
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương và Bùi Kim Nhung (2012), Thực
trạng chất lượng chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh
ra viện tại một số khoa lâm sàng bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2012,
Tạp chí y học thực hành, Bộ y tế, ISSN 1859–1663, số 845, tr.31–36.
2. Nguyễn Bá Anh, Bùi Thị Kim Nhung, Phan Thị Dung và cộng sự
(2010), Đánh giá sự tuân thủ quy trình rửa tay ngoại khoa của cán bộ y tế
tại bệnh viện Việt Đức, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc
lần thứ VII, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.127–135.
3. Bệnh viện Nhi Trung ương (2012), Báo cáo hoạt động bệnh viện 2012
và kế hoạch hoạt động năm 2013, tr.1-24
4. Lê Thị Bình (2008), Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc người bệnh
của Điều dưỡng viên và đề xuất giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ, Viện
vệ sinh dịch tễ trung ương, tr.3-37
5. Bộ Y tế (2008), Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp y tế, Ban hành kèm theo quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày
18/8/2008 của Bộ trưởng Bộ y tế, tr.1-3
6. Bộ Y tế (2011), Đề án giảm tải bệnh viện giai đoạn 2012-2020, tr.2-35
7. Bộ Y tế (2012), Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam, Ban
hành kèm theo quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21/4/2012, tr.1-14
8. Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (2008), Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp
trong các cơ sở y tế nhà nước, Ban hành kèm theo thông tư số
08/2008/TTLT- BYT- BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, tr.1-8
9. Trần Thị Châu (2007), Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện tại 23 bệnh
viện TP.Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ III, tr.78–84.
10. Nguyễn Khánh Chi, Đoàn Công Khanh và Bùi Văn Dũng (2012),
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà
Nội, năm 2011, Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học–
cao đẳng y dược Việt Nam, chuyên ngành điều dưỡng, tr.8-16.
11. Phan Cảnh Chương, Đặng Duy Quang, Lê Thị Hằng và cộng sự
(2010), Đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại bệnh viện trung ương Huế,
Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tr.92–101.
12. Đinh Ngọc Đệ (2009), Câu hỏi tự lượng giá điều dưỡng nhi khoa, Giáo
trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, tr.9-35
13. Nguyễn Thị Thanh Điều, Đỗ Thị Thủy, Nguyễn Viết Liên và cộng sự
(2007), Thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều
dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại Viện chấn thương-chỉnh
hình quân đội, bệnh viện Trung ương quân đội 108 từ 4/2006 đến 6/2007,
Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.259–269.
14. Võ Thị Dinh và cộng sự (2007), Đánh giá thực trạng ghi hồ sơ bệnh án
của điều dưỡng tại bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cu Ba, Đồng Hới,
Quảng Bình, Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ III, tr.150–155.
15. Phạm Thị Minh Đức (2012), Tâm lý và Đạo đức y học, Giáo trình đào
tạo cử nhân điều dưỡng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr.9-121
16. Phạm Thị Minh Đức (2009), Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực
hành y đức của bác sỹ ở ba tuyến bệnh viện: Huyện, Tỉnh, Trung ương, Đề
tài cấp bộ đã được nghiệm thu, Đại học y Hà Nội, tr.3-61.
17. Phan Thị Dung, Trần Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thị Thiện và cộng
sự (2010), Thực trạng kỹ năng giao tiếp với người bệnh của đội ngũ nhân
viên y tế tại bệnh viện Việt Đức, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa
toàn quốc lần thứ VII, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.148–156.
18. Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2010), Đánh giá hiệu quả đào tạo về kỹ
năng giao tiếp của điều dưỡng, hộ sinh với người bệnh tại các bệnh viện
trong ngành y tế Ninh Bình năm 2008-2009, Hội nghị khoa học điều
dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tr.164-171.
19. Đinh Thị Thanh Hà, Đoàn Hữu Nghị, Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự
(2012), Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú năm 2012,
Tạp chí y học thực hành, Bộ y tế, ISSN 1859–1663, số 845, tr.28–31.
20. Nguyễn Thị Hạ và cộng sự (2007), Tăng cường biện pháp nâng cao kỹ
năng giao tiếp cho điều dưỡng tại các bệnh viện ngành y tế Bắc Giang,
Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.31–39.
21. Lê Thanh Hải, Trần Minh Điển (2012), Bài giảng chuyên khoa định
hướng nhi, Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em, Nhà xuất bản y học, tr.9–12.
22. Lê Thanh Hải, Đỗ Mạnh Hùng (2010), Xây dựng công cụ giám sát, ghi
nhận ý kiến của cha, mẹ và người chăm sóc trẻ tại khoa khám bệnh, bệnh
viện nhi trung ương, Báo cáo cuối kỳ dự án ngày sáng tạo Việt Nam 2009,
Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, tr.9-11.
23. Lê Thanh Hải, Đỗ Mạnh Hùng (2010), Phân tích kết quả 409 phiếu
khảo sát thuộc dự án: “Xây dựng công cụ giám sát và ghi nhận ý kiến của
cha, mẹ và người chăm sóc trẻ tại khoa khám bệnh, bệnh viện nhi trung
ương”, Tạp chí y học thực hành (724) – Số 6, tr.61-64.
24. Trịnh Ngọc Hải (2012), Xây dựng chiến lược khám chữa bệnh tại Bệnh
viện Nhi Trung ương giai đoạn 2013-2020, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý
luận chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.33-63.
25. Nguyễn Thị Hạnh (2010), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với
nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh-bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2010, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc
lần thứ VII, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.57-70.
26. Đoàn Văn Hiền và Phạm Minh Khuê (2012), Hiệu quả can thiệp vệ sinh
bàn tay thường quy của nhân viên y tế ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện tại
bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2010, Hội nghị khoa học công nghệ
tuổi trẻ các trường đại học–cao đẳng y dược Việt Nam, Chuyên ngành
điều dưỡng, tr.54-62.
27. Phạm Thị Hiền và cộng sự (2006), Đánh giá thực trạng kỹ năng giao
tiếp của điều dưỡng viên bệnh viện K, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi
khoa toàn quốc lần thứ II, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.22–27.
28. Cao Thị Hoa và nhóm giảng viên APLS (2012), Đánh giá kiến thức, kỹ
năng kỹ thuật bóp bóng qua mask của điều dưỡng trước và sau khóa đào
tạo cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011, Hội nghị khoa học
điều dưỡng Nhi khoa lần thứ VIII, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.94–97.
29. Lê Thu Hòa (2013), Nghiên cứu thực trạng dạy – học môn đạo đức y học
trong đào tạo bác sỹ tại các trường đại học y và đánh giá kết quả can
thiệp thử nghiệm, Luận án tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội, tr.3-39.
30. Lê Thu Hòa, Phạm Thị Minh Đức, Lê Thị Tài và cộng sự (2009), Nhận
xét của sinh viên ở một số trường đại học y về thực trạng dạy/học và các
biểu hiện vi phạm y đức, Tạp chí y học Việt Nam, tháng 6–số 1, tr.6-12
31. Lê Thu Hòa và Đặng Văn Dương (2012), Hướng dẫn chương trình an
toàn cho bệnh nhân, Tài liệu đa chuyên khoa, Đại học y Hà Nội, tr.1-18.
32. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2012), Quyết định số 20/QĐ-HĐD ngày
10/9/2012 về chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên, Hội nghị
phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng Việt Nam, tr.42-49.
33. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2006), Phiếu điều tra sự hài lòng nghề
nghiệp của điều dưỡng Việt Nam, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa
toàn quốc lần thứ II, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.11-12.
34. Phan Quốc Hội, Nguyễn Thị Xuân và cộng sự (2010), Nghiên cứu năng
lực thực hành của sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các cơ sở y tế và đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng y tế Nghệ
An, Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tr. 56–64.
35. Đặng Thị Thu Hương (2010), Đánh giá hiệu quả tư vấn và hướng dẫn
của điều dưỡng với bà mẹ có con sử dụng kim luồn tĩnh mạch, Hội nghị
khoa học điều dưỡng nhi khoa VI, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.25-34.
36. Trần Quang Huy và Nguyễn Thị Thúy (2010), Hiểu biết nghề nghiệp và
lòng yêu nghề của sinh viên điều dưỡng, Hội nghị khoa học điều dưỡng
toàn quốc lần thứ IV, tr.37–46.
37. Trần Quang Huy, Phạm Đức Mục, Nguyễn Bích Lưu (2010), Đánh giá
các đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng thực hiện tại Việt Nam, giai
đoạn 2004 – 2009, Hội nghị khoa học điều dưỡng IV, tr.15–28.
38. Hoàng Trung Kiên, Nguyễn Thu Hương (2010), Ảnh hưởng của sai sót
trong lấy mẫu bệnh phẩm đến kết quả của một số xét nghiệm ở bệnh viện
Nhi Trung ương, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc lần
thứ VII, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.84-89.
39. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Ngọc Xuân và Nguyễn Thị Thu Thủy
(2008), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh đến khám và điều trị tại
bệnh viện đa khoa Tiền Giang từ tháng 8/2005 – 8/2006, Hội nghị khoa
học điều dưỡng nhi khoa lần IV, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.173-179.
40. Chử Thị Lê, Đặng Thị Huệ và nhóm tham vấn (2006), Kết quả bước
đầu về hoạt động tham vấn tại bệnh viện Nhi Trung ương của điều dưỡng
viên, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc lần II, tr.18–21.
41. Trần Thị Kim Liên và cộng sự (2010), Khảo sát sự hài lòng của người
bệnh và thân nhân người bệnh tại bệnh viện tim Hà Nội giai đoạn 2007 -2010, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa lần thứ VII, tr.71-83.
42. Phạm Thị Liễu, Cao Thị Bích Hạnh (2007), Đánh giá hiệu quả quy
trình chuẩn bị tâm lý người bệnh trong gây tê vùng để phẫu thuật tại bệnh
viện Việt Tiệp – Hải Phòng, Hội nghị khoa học điều dưỡng III, tr.55-61.
43. Nguyễn Thị Linh (2007), Đánh giá kỹ năng giao tiếp trong điều trị, chăm
sóc, phục vụ người bệnh tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận năm 2006, Hội
nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.176–180.
44. Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (2007), Thực trạng quy trình kỹ thuật
điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa Cai Lậy năm 2006,
Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.62–67.
45. Phạm Thị Loan và cộng sự (2007), Khảo sát thực trạng giao tiếp của
điều dưỡng – nữ hộ sinh và kỹ thuật viên tại bệnh viện C Thái Nguyên năm
2006, Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.169–175.
46. Chu Văn Long (2010), Thực trạng giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế đối
với người bệnh và gia đình người bệnh tại bệnh viện Việt Đức, Hội nghị
khoa học điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần VI, tr.134-144.
47. Nguyễn Thị Ly (2010), Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế
tại nhà của nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Dương năm 2009, Hội
nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tr. 78 – 84.
48. Nguyễn Thị Ly và cộng sự (2007), Khảo sát sự hài lòng của người bệnh
điều trị nội trú tại các bệnh viện tỉnh Hải Dương năm 2007, Hội nghị khoa
học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.163–168.
49. Dương Thị Bình Minh (2009), Đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại các
khoa lâm sàng bệnh viện Hữu Nghị năm 2008, Hội nghị khoa học điều
dưỡng nhi khoa toàn quốc lần thứ V, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.34-41.
50. Phạm Đức Mục và cộng sự (2006), Bước đầu khảo sát những lo lắng và
mong đợi của người bệnh khi nằm điều trị tại một số bệnh viện, Hội nghị
khoa học điều dưỡng nhi khoa lần II, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.28
51. Bành Thị Quỳnh Nga (2010), Đánh giá kỹ năng và thực hành của điều
dưỡng bệnh viện nhi Nghệ An, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa
toàn quốc lần thứ VII, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.21-25.
52. Nguyễn Việt Nga (2006), Đánh giá thực trạng năng lực quản lý – điều
hành của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện Xanh Pôn, Hội nghị khoa
học điều dưỡng nhi khoa lần II, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.13–17.
53. Nguyễn Huỳnh Ngọc (2011), Tâm lý học Y học – Y đức, Giáo trình đào
tạo cao đẳng y học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr.11-108.
54. Bùi Thị Kim Nhung, Nguyễn Xuân Vinh, Phan Thị Dung và cộng sự
(2010), Đánh giá mô hình đào tạo liên tục tại chỗ lớp quản lý điều dưỡng
kết hợp giữa viện và trường tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2009,
Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc lần thứ VI, tr.252-258.
55. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Tùng Anh (2007), Khảo sát sự
hiểu biết của người bệnh và thân nhân người bệnh về tình trạng bệnh tật
khi vào điều trị tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định,
Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.226–232.
56. Trịnh Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Ngọc Minh và Trần Thị Phương
Mỹ (2012), Nhận xét trình độ của viên chức và công tác đào tạo tại bệnh
viện E trong 5 năm, 2007-2011, Tạp chí y học thực hành, Bộ y tế, ISSN
1859 – 1663, số 845, tr.37-41.
57. Phòng Điều dưỡng – Tiết chế và Cục Quản lý Khám chữa bệnh (2010),
Thực trạng nhân lực điều dưỡng trưởng toàn quốc năm 2010, Hội nghị
khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tr.5–14.
58. Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương (2009), Đánh giá thực
trạng tiêm an toàn tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2008, Hội nghị khoa
học điều dưỡng nhi khoa lần thứ V, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.1-10.
59. Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương (2010), Đánh giá thực
trạng tiêm an toàn tại bệnh viện nhi trung ương năm 2009, Hội nghị khoa
học điều dưỡng nhi khoa lần thứ VI, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.1-7.
60. Nguyễn Cảnh Phú, Nguyễn Thị Xuân, Trần Thị Tuấn và cộng sự
(2007), Nghiên cứu giải pháp kết hợp giữa trường cao đẳng y tế với các
bệnh viện để nâng cao chất lượng dạy/học lâm sàng và chăm sóc người
bệnh tại Nghệ An, Hội nghị khoa học điều dưỡng III, tr.187–192.
61. Đỗ Nguyên Phương (1999), Học tập tấm gương của bác sỹ Phạm Ngọc
Thạch hướng về cơ sở, nâng cao y đức và trình độ chuyên môn để làm
tròn nhiệm vụ chăm sóc và BVSK nhân dân, Tạp chí y học thực hành, Bộ y
tế, số 5/365, tr.2-6.
62. Đỗ Nguyên Phương (2000), Hướng về cơ sở, nâng cao y đức và trình độ
chuyên môn để làm tròn nhiệm vụ chăm sóc và BVSK nhân dân, Tạp chí y
học thực hành, Bộ y tế, số 3/377, tr.3-6.
63. Hà Thị Kim Phượng (2007), Đánh giá hiệu quả của chương trình nâng
cao kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng – kỹ thuật viên bệnh viện tâm thần
tỉnh Nam Định, Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần III, tr.40–47.
64. Hà Thị Kim Phượng (2010), Đánh giá thực trạng tiêm an toàn sau triển
khai chương trình thí điểm tiêm an toàn tại bệnh viện Nhi Trung ương và
huyện Kim Sơn – Ninh Bình, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn
quốc lần thứ VI, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.8-16.
65. Trịnh Xuân Quang, Huỳnh Thị Tuyết Mai (2008), Đánh giá nhận thức,
thái độ và thực hành rửa tay của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Tiền
Giang năm 2007, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc lần
thứ IV, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.180-187.
66. Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật
phòng chống tham nhũng, tr.3-28.
67. Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật
khám, chữa bệnh, tr.2-32.
68. Trần Quỵ, Vi Nguyệt Hồ, Phạm Đức Mục và cộng sự (2006), Sự hài
lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan, Hội
nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc lần thứ II, tr.2-10.
69. Hà Thị Soạn (2007), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà
người bệnh đối với công tác khám chữa bệnh tại một số bệnh viện tỉnh
Phú Thọ năm 2006-2007, Hội nghị khoa học điều dưỡng lần III, tr.17–23.
70. Lê Thị Hồng Sơn (2010), Điều tra thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng
trong bệnh viện công lập ngành y tế Nghệ An năm 2009, Hội nghị khoa
học điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tr.29–36.
71. Nguyễn Trường Sơn (2010), Tìm hiểu cảm xúc và nhu cầu chăm sóc về
mặt tinh thần của người bệnh ở bệnh viện trường đại học y dược Huế, Hội
nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tr.208-216.
72. Nguyễn Trường Sơn, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Kim Hà và cộng sự
(2012), Đánh giá kỹ năng thực hành nghề của sinh viên đại học điều
dưỡng chính quy được đào tạo tại trường đại học điều dưỡng Nam Định,
Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học–cao đẳng y dược
Việt Nam, tr.4–10
73. Lê Thị Tài, Phạm Thị Minh Đức, Trần Thị Thanh Hương và cộng sự
(2009), Y đức thể hiện qua thực hành khám chữa bệnh của bác sỹ, Tạp chí
y học Việt Nam, tháng 9-số 1, tr. 1-7
74. Nguyễn Thị Minh Tâm (2010), Kết quả điều tra sự hài lòng của người
bệnh tại cơ sở y tế Hà Nội, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn
quốc lần thứ VI, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.120-133.
75. Cao Thị Thẩm, Nguyễn Văn Tâm và cộng sự (2007), Đánh giá thực
trạng điều dưỡng và bệnh nhân tại bệnh viện trung ương Huế, Hội nghị
khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.181–186.
76. Bùi Văn Thắng (2010), Phân tích tác động của việc thực hiện nghị định
43/2006/NĐ-CP đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của
bệnh viện Bạch Mai, Hội nghị khoa học điều dưỡng lần IV, tr.65–77.
77. Hoàng Tiến Thắng (2010), Đánh giá sự hài lòng người bệnh nội trú
thông qua kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng bệnh viện đa khoa Sơn Tây,
Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc lần thứ VII, tr.142– 47.
78. Đào Thành và nhóm Dự án VNA-PI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện
dự án tiêm an toàn tại 13 bệnh viện lựa chọn dự án hợp tác giữa Hội điều
dưỡng Việt Nam & PI, Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ IV, tr.85–91.
79. Đào Thành và Văn phòng Trung ương Hội Điều dưỡng Việt Nam
(2007), Đánh giá hiện trạng hệ thống và năng lực nguồn nhân lực điều
dưỡng trưởng trong các cơ sở y tế Việt Nam năm 2007, Hội nghị khoa học
điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.24–30.
80. Nguyễn Thị Mai Thanh (2007), Đánh giá chất lượng ghi chép phiếu
chăm sóc của điều dưỡng – nữ hộ sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh
Hòa năm 2007, Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ III, tr.48-54.
81. Phí Thị Nguyệt Thanh (2009), Nghiên cứu về thái độ đối với nghề
nghiệp của học sinh, sinh viên điều đưỡng, đề xuất các giải pháp can
thiệp, Luận án tiến sĩ Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, tr.4-22.
82. Trần Thị Thảo, Trần Quang Huy và cộng sự (2007), Hoạt động quản lý
chất lượng thủ thuật hút thông đường hô hấp dưới tại khoa hồi sức bệnh
viện Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh, Hội nghị khoa học điều
dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr.68–77.
83. Bùi Thị Thủy (2009), Can thiệp nâng cao chất lượng điều dưỡng thông
qua chương trình đào tạo điều dưỡng chuyên ngành nhi dựa vào năng lực
tại bệnh viện Nhi Trung ương, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa
toàn quốc lần thứ V, bệnh viện Nhi Trung ương, tr.180-186.
84. Đinh Thị Diễm Thúy (2009), Kiến thức, thái độ và hành vi về bệnh tay
chân miệng của thân nhân bệnh nhi khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 2 năm
2008, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc V, tr.11-19.
85. Mai Thị Thanh Thủy (2007), Một số nhận xét qua bài thi tìm hiểu quy
chế bệnh viện tại 17 khoa lâm sàng của bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng
Ninh năm 2005, Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ III, tr.156–162.
86. Tổng hội Y học Việt Nam (2012), Tăng cường tính chuyên nghiệp trong
thực hành nghề y, Tài liệu hội thảo khoa học, đại học y Thái Bình, tr.1-20.
87. Nguyễn Quốc Triệu, Nguyễn Đức Hinh (2011), Đạo đức y học, Giáo
trình giảng dạy sinh viên y khoa, Nhà xuất bản y học, tr.9-71.
88. Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2010), Khảo sát những lợi ích và trở ngại khi
điều dưỡng trung cấp học nâng cao trình độ lên cử nhân, Hội nghị khoa
học điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tr.47–55.
89. Lê Ngọc Trọng (1999), Quy định về y đức và tiêu chuẩn phấn đấu, Nhà
xuất bản y học Hà Nội, tr.15-43.
90. Lê Anh Tuấn, Trần Ngọc Tụ, Nguyễn Thị Minh Tâm và cộng sự
(2009), Kết quả điều tra sự hài lòng của người bệnh tại cơ sở y tế Hà Nội,
Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc lần thứ V, tr.21-33.
91. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Trần Hiển (2006), Đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học, Giáo trình giảng dạy, Nhà xuất bản y học, tr.1–16.
92. Lê Anh Văn và Nguyễn Thị Anh Phương (2008), Điều dưỡng nhi khoa,
Sách đào tạo điều dưỡng, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr.7-11.
93. Vụ Điều trị (2006), Hội nghị tổng kết công tác khám chữa bệnh năm 2005
và kế hoạch năm 2006, Tài liệu hội nghị, Bộ y tế, tr.124–130.
94. Phạm Tuấn Vũ, Đinh Ngọc Thành (2012), Mối liên quan giữa giao tiếp
của điều dưỡng và sự hài lòng người bệnh ở các người bệnh nội trú tại
bệnh viện A Thái Nguyên, Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các
trường đại học–cao đẳng y dược Việt Nam, tr.38-43.
95. Hồ Thị Yến, Vương Thị Kim Dung và Lê Kiều Trinh (2010), Khảo sát
sự lo lắng của thân nhân người bệnh đến phẫu thuật tại bệnh viện nhi
Đồng Nai, Hội nghị khoa học điều dưỡng nhi khoa toàn quốc lần thứ VI,
tr.247-251

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment