NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG MẦM NON
Luận văn NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÁI NGUYÊN VÀ KẾT QUẢ TẦY GIUN BẰNG THUỐC ALBENDAZOL.Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc, kim còn rất phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển. Theo tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/4 dân số thế giới bị nhiễm giun, tuỳ từng vùng, từng khu vực mà tỷ lệ nhiễm có khác nhau, dao động từ 25% đến 95% và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa lý, khí hậu, tập quán vệ sinh, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế [1]. Ở các nước khí hậu nhiệt đới rất thuận tiện cho sự sinh trưởng và phát triển của giun truyền qua đất và các nước có nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện vệ sinh môi trường còn thấp thì tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất cao hơn.
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua đất tồn tại và phát triển. Theo điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng, 95% người Việt Nam mang mầm bệnh giun truyền qua đất, trong đó một người có thể nhiễm từ 1 – 3 loài giun [2]. Qua điều tra cơ bản, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở nước ta rất cao, đặc biệt khu vực Miền Bắc có tỷ lệ nhiễm là 60% đến 70%. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột nhất. Các loại giun đường ruột phổ biến ở trẻ em là: giun đũa, giun tóc, giun móc, trong đó có nhiều trẻ bị nhiễm phối hợp hai hoặc cả ba loại giun. Bệnh giun đường ruột có tác hại trực tiếp đến sức khoẻ con người nhất là trẻ em. Giun chiếm chất dinh dưỡng, gây thiếu máu, giảm phát triển thể chất, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột do giun, giun chui ống mật… Vì vậy nhiễm giun đường ruột là một trong những vấn đề cần được ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng [1]. Việc phòng các bệnh giun thường gặp nhiều khó khăn do sự tái nhiễm nhanh và dễ dàng.
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, dân số trên một triệu người, có 9 huyện, thành, thị và có 180 xã phường. Nghề nghiệp chính của người dân là trồng lúa nước và hoa màu. Tập quán canh tác dùng phân tươi để bón lúa và hoa màu vẫn còn phổ biến. Đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, môi trường bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua đất lây nhiễm và phát triển. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về bệnh giun truyền qua đất tại Thái Nguyên, nhưng chưa có đề tài nào áp dụng kỹ thuật định lượng trứng giun trong phân trẻ nhỏ bằng phương pháp Kato – Katz và áp dụng cách đánh giá mức độ nhiễm giun truyền qua đất bằng tính cường độ nhiễm. Để góp phần vào chương trình phòng chống bệnh giun sán và công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em tại hai trường mầm non tỉnh Thái Nguyên.
2. Đánh giá kết quả tẩy giun chọn lọc bằng thuốc Albendazol.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa …………………………………………………………………………………..
Lời cảm ơn ……………………………………………………………………………………….. Các chữ viết tắt ………………………………………………………………………………… Đặt vấn đề ………………………………………………………………………………………1
Chƣơng 1 – Tổng quan ……………………………………………………………………….3
1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa, giun tóc và giun móc …………………….. 3
1.1.1. Giun đũa …………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Giun tóc…………………….……….……………………………..4
1.1.3. Giun móc ……………………………………………………………………………… 5
1.2. Tác hại của giun đũa, tóc, móc đối với sức khoẻ và bệnh tật trẻ em …..5
1.3. Lịch sử nghiên cứu về nhiễm GTQĐ …………………………………………….6
1.4. Tình hình nhiễm GTQĐ ………………………………………………………………8
1.4.1. Trên thế giới …………………………………………………………………………8
1.4.2. Ở Việt Nam ……………………………………………………………………….. 10
1.5. Điều trị bệnh GTQĐ…………………………………………………………………..12
1.5.1. Nguyên tắc………………………………………………………………………….. 12
1.5.2. Các thuốc điều trị bệnh GTQĐ ………………………………………………. 12
1.6. Các biện pháp phòng bệnh GTQĐ ……………………………………………… 16
1.7. Một số đặc điểm của 2 trường mầm non nghiên cứu ………………………. 18
Chƣơng 2 – Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………. 20
2.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………… 20
2.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………….. 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………… 20
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………… 21
2.4.2. Phương pháp đánh giá tình trạng nhiễm GTQĐ ………………………… 22
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………… 2
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ……………………………………………………. 2
Chƣơng 3 – Kết quả nghiên cứu ……………………………………………………… 2
3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun ………………………………………………………….. 2
3.2. Kết quả tẩy giun ………………………………………………………………………. 33
3.3. Nhiễm giun đũa, tóc, móc và các yếu tố liên quan………………………….. 38
Chƣơng 4 – Bàn luận ………………………………………………………………………. 41
Kết luận………………………………………………………………………………………….. 50
Kiến nghị ……………………………………………………………………………………….. 52
Tài liệu tha khảo …………………………………………………………………………. 53
Phụ lục ……………………………………………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Abram.S.Benenson (1995), Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, Hiệp đồng Hoa Kỳ, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 159 – 162.
2. Bộ môn Ký sinh trùng – Đại học y Hà Nội (2007), Ký sinh trùng y học, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 16 – 21.
3. Hoàng Tân Dân, Phạm Hoàng Thế, Phạm Thị Tâm và CS (1999), “Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại trường mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội và hiệu quả điều trị của Helmintox trong điều trị giun đường ruột”, Công trình nghiên cứu Y học Quân sự, tr.19 – 24.
4. Cấn Thị Cúc và CS (1997), “Tỷ lệ nhiễm giun đũa, tóc, móc của dân tộc Tày, Dao huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh 1995 – 1996”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991 – 1996, Tập II, Nxb Y học, Hà Nội, tr.
57 – 62.
5. Đỗ Thị Đáng (1995), Đánh giá hiệu quả ứng dụng biện pháp vệ sinh môi trường thử nghiệm điều trị chọn lọc chống bệnh giun truyền qua đất tại Thái Bình, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Đề (1995), Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun móc và hiệu quả một số thuốc điều trị giun móc ở 3 vùng canh tác thuộc huyện đồng bằng miền Bắc Việt Nam, Luận án Phó Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Trần Minh Hậu (1994), “Nhận xét về tình trạng thiếu máu và nhiễm giun ở trẻ em dưới 5 tuổi ở một số xã huyện Đông Hưng Thái Bình”, Tập san NCKH, Đại học Y Thái Bình, Tập 1, tr. 46 – 49.
8. Nguyễn Võ Hinh, Phan Trung Tiến và CS (1997), “Nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và hiệu quả điều trị hàng loạt bằng Mebendazol tại Thừa Thiên Huế”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 – 1996), 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 52 – 55.
9. Nguyễn Võ Hinh (2008), “Tình hình nhiễm giun đường ruột của học sinh mầm non và vấn đề thiếu máu do giun móc”, http://www. impe- qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp.
10. Phạm Thị Hiển và CS (2005), “Điều tra tỷ lệ nhiễm giun móc mỏ và sự hiểu biết của nhân dân về bệnh giun móc/mỏ tại phường Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí y học thực hành, số 509, tr. 29 – 33.
11. Bùi Văn Hoan và CS (2004), Triển khai mô hình phòng chống giun đường ruột bằng biện pháp tẩy giun hàng loạt kết hợp tuyên truyền cho học sinh tiểu học tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp tỉnh, Thái Nguyên.
12. Lê Nguyễn Bảo Khanh, Hà Huy Khôi, Đoàn Thị Mỹ và CS (1998), “Ảnh hưởng của giáo dục sức khoẻ đến thay đổi kiến thức, hành vi và tình trạng tái nhiễm giun trên học sinh tiểu học”, Báo cáo đề tài KHCN, tr. 69 – 80.
13. Hoàng Thị Kim (1998), “Nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp điều trị chọn lọc trong phòng chống các bệnh giun truyền qua đất”, Kỷ yếu CTNCKH (1991 – 1996), tr. 30 – 36.
14. Hoàng Thị Kim và CS (1998), “Những kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét – KST – CT Hà Nội về đặc điểm dịch tễ, chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam”, Hội thảo Quốc gia phòng chống các bệnh giun sán 1998 – 2000 và đến 2005, Hà Nội, tr. 26 – 29.
15. Phạm Trung Kiên (2003), Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng Hà Nam, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
16. Đỗ Thị Liên và CS (1989), “Tình hình nhiễm giun móc của những bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên 2 năm 1988 – 1989”, Kỷ yếu CTNCKH, quyển III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 32 –35.
17. Hoàng Ngọc Minh, Đỗ Thị Đáng, Lê Thị Tuyết và CS (1996), “Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột qua 5830 mẫu phân được xét nghiệm tại bộ môn Ký Sinh Trùng – ĐHY Thái Bình”, Tập san nghiên cứu khoa học – ĐHY Thái Bình, tập II, tr. 34 – 38.
18. Nguyễn Đức Ngân và CS (1987), “Tình hình nhiễm giun đường ruột của 3 nhà trẻ ở Thành phố Thái Nguyên – Bắc Thái”, Kỷ yếu CTNCKH, quyển III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 30 – 31
19. Nguyễn Đức Ngân và CS (1989), “Tình hình nhiễm giun sán đường ruột của người Dao ở xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ tỉnh Bắc Thái”, Kỷ yếu CTNCKH, quyển III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 29
20. Nguyễn Sơn và CS (2008), “Tình hình nhiễm giun truyền qua đất tỉnh Sơn La”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 3, tr.79 – 85.
21. Lê Bách Quang (1998), “Áp dụng phương pháp điều trị chọn lọc phòng chống giun sán truyền qua đất theo mô hình Tổ chức Y tế và nhân dân cùng làm”, Hội thảo quốc gia lần III về dịch tễ và phòng chống các bệnh giun chủ yếu ở Việt Nam, Bộ Y tế Hà Nội.
22. Bộ môn KST – Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng ký sinh trùng Y học,Nxb Y học, tr. 73 – 100.
23. Nguyễn Văn Tân (2008), “Các mặt văn hoá xã hội của bệnh giun sán ở Việt Nam”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 3, tr. 88 – 91.
24. Nguyễn Thị Minh Tâm (1994), Các bệnh giun đường ruột, Bách khoa thư bệnh học, (2) Nxb Y học, tr. 156 – 158.
25. Đỗ Dương Thái (1975), “Những nhận định về tình hình nhiễm giun sán ở miền Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu CTNCKH, tr. 185 – 188.
26. Đỗ Dương Thái (2004), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người, Quyển II, Nxb Y học, tr. 470 – 488.
27. Nguyễn Xuân Thao (2009), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp các bệnh giun truyền qua đất”, http://www. impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp.
28. Nguyễn Duy Toàn (1999), “Nghiên cứu thí điểm phòng chống giun đường ruột ở Việt Nam”, Công trình nghiên cứu Y học Quân sự, tr. 66- 71.
29. Lê Thị Tuyết (2000), Tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc móc/mỏ và hiệu quả một số biện pháp can thiệp trong phòng chống ở một số xã tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
30. Urbani Carlo (1998), “Các bệnh giun truyền qua đất”, Tài liệu tập huấn đánh giá dịch tễ học và phòng chống các bệnh giun sán, Viện SR – KST
– CT – Hà Nội/WHO, tháng 10/1998, tr. 1 – 13.
31. WHO và UNICEF (2008), Hướng dẫn sử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, Bộ y tế Việt Nam, tr. 9.