Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trong đất tại một số điểm ngoại thành Hà Nội

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trong đất tại một số điểm ngoại thành Hà Nội

Bệnh ký sinh trùng hiện nay vẫn còn phổ biến trong cộng đồng, một trong những nguyên nhân là do đất bị ô nhiễm các mầm bệnh. Mục tiêu: đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trong đất tại các điểm nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thu thập các mẫu đất xung quanh nhà dân, khu chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc-gia cầm; xét nghiệm tìm các mầm bệnh ký sinh trùng. Kết quả và kết luận: tỷ lệ mẫu đất ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng của 4 điểm nghiên cứu là 15,63%, trong đó đất ở khu chăn nuôi có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 53,33%. Phát hiện được 5 loại ký sinh trùng trong các mẫu đất, 3 loại thuộc nhóm giun sán (ấu trùng giun ngoại cảnh, trứng A.lumbricoides, trứng T.trichiura, 2 loại thuộc nhóm đơn bào (Cyclopspora sp.; Cryptosporidium sp.). Không phát hiện được bào nang E.histolytica và bào nang G.lamblia. Ấu trùng giun ngoại cảnh có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 12,5%. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trong đất của Đức Giang, Phú Thịnh, Dương Nội, Chúc Sơn không có sự khác biệt.

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa; có nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao quanh năm. Các điều kiện tự nhiên này rất thuận lợi cho sự lưu hành và phát triển các bệnh ký sinh trùng. Hơn nữa với tập quán canh tác sử dụng phân tươi và điều kiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường của người dân hiện nay còn nhiều hạn chế. Thực trạng này làm cho bệnh ký sinh trùng trong cộng đồng ở một số vùng của các tỉnh Bắc Bộ vẫn còn tương đối cao. Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở mức báo động và được cộng đồng rất quan tâm. Ngoại thành Hà Nội có các khu vực trồng rau, chăn nuôi, khu giết mổ gia súc – gia cầm, chế biến thực phẩm… cung cấp chủ yếu cho thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận. Từ đất bị ô nhiễm, các mầm bệnh ký sinh trùng có thể được phát tán ra nhiều nơi cùng với thực phẩm, gây tác hại cho sức khỏe của người dân [1, 2, 3, 7]. Việc tìm hiểu thực trạng ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trong đất tại các khu vực này là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
Đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trong đất tại các điểm nghiên cứu.

I. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Đất tại xung quanh
nhà dân và khu chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc – gia cầm.
2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được  tiến  hành  từ  tháng  8/2008  đến   tháng 7/2009, tại xã Dương Nội (ngoại thành Hà Đông cũ), thị trấn Trúc Sơn (huyện Chương Mỹ), xã Đức Giang (huyện Hoài Đức) và xã Phú Thịnh (ngoại thành của thị xã Sơn Tây).
3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng  nghiên cứu mô tả cắt ngang. Mẫu nghiên cứu  được lấy theo chỉ tiêu (quota sampling) [8].  Tổng số 160 mẫu đất, mỗi địa điểm thu thập 40 mẫu.
4. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu:  Trong nghiên cứu áp dụng kỹ thuật xét nghiệm tìm mầm bệnh ký sinh trùng trong đất. Đây  là kỹ thuật nghiên cứu thường quy được áp dụng tại Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội [6].
5. Xử lý số liệu nghiên cứu: Các số liệu được xử  lý  trên  máy  vi  tính,  xử  dụng  phần  mềm Microsoft Office Excel 2003 và Epi – Info 6.04.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment