NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA CHUẨN TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THUỘC SỞ Y TẾ HÀ NỘI VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA CHUẨN TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THUỘC SỞ Y TẾ HÀ NỘI VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA CHUẨN TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THUỘC SỞ Y TẾ HÀ NỘI VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP.Phòng ngừa chuẩn (PNC) là thành phần cốt lõi trong hoạt động phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhân viên y tế (NVYT) và cộng đồng bệnh viện (BV). PNC là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản nhằm ngăn ngừa sự lây lan các tác nhân gây bệnh [8]. Chu trình lây nhiễm từ vi sinh vật phức tạp, đặc biệt là khi xuất hiện các dịch bệnh và bệnh mới nổi, do vậy nội dung PNC liên tục được mở rộng và cập nhật. Nghiên cứu trên 15.134 NVYT tại 79 CSYT của Việt Nam cho thấy, nhóm NVYT đã từng tiếp xúc trực tiếp với máu và bệnh phẩm có tỷ lệ nhiễm bệnh cao gấp 2,6 lần so với nhóm không tiếp xúc trực tiếp [44]. Trong đại dịch Covid-19 NVYT có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với cộng đồng [100]. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp PNC sẽ giúp giảm đáng kể phơi nhiễm nghề nghiệp, 37% trường hợp phơi nhiễm qua đường máu có thể được ngăn ngừa nếu tuân thủ các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng [63]. Có mối liên quan giữa tỷ lệ lây nhiễm của NVYT với điều kiện phương tiện phòng hộ, trong đó nhóm thiếu phương tiện phòng hộ có tỷ lệ lây nhiễm bệnh cao gấp 2,4 lần nhóm đủ phương tiện [44]. Hiệu quả của hoạt động PNC đã làm giảm trực tiếp hoặc gián tiếp số ca mắc các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp cũng như giảm tỷ lệ NKBV. Theo ước tính của WHO, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong NVYT thay đổi từ 18% ở Châu Phi đến 77% tại Úc và New Zealand [65], trong khi tiêm phòng viêm gan B có thể đạt hiệu quả bảo vệ tới 90-95% [62]. Theo một nghiên cứu năm 2012, tổn thương nghề nghiệp (TTNN) do VSN giảm tới 61% khi áp dụng đồng bộ các biện PNC như cung cấp đủ phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện chứa chất thải sắc nhọn và kết hợp loại bỏ các thao tác có nguy cơ cao [54].

Hiệu quả hoạt động phòng ngừa lây nhiễm tại cơ sở y tế (CSYT) được đánh giá thông qua năng lực giám sát của hệ thống KSNK và hoạt động thực hành PNC của NVYT. Mô hình hệ thống tổ chức, quản lý, đào tạo và giám sát2 về KSNK có giá trị trong việc hướng dẫn thực hành PNC [67]. Tuy nhiên, thực hành PNC bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: quá tải trong công việc, điều kiện cung cấp phương tiện, kiến thức, thái độ của NVYT… khiến hoạt động này khó thực hiện đúng và đủ. Theo quy định của thông tư 18/2009 của
Bộ Y tế (BYT) thì tham gia đào tạo và thực hiện các quy định về KSNK để phòng ngừa lây nhiễm là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả NVYT, học sinh, thực tập. Kinh phí cho hoạt động KSNK được quy định là kinh phí đầu tư bắt buộc hàng năm tại các CSYT [7] và chi phí này thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị phát sinh do NKBV và phơi nhiễm nghề nghiệp. Tuy nhiên, vì không trực tiếp sinh ra lợi nhuận nên hoạt động phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt tại các nước đang phát triển với nguồn kinh phí còn hạn chế. Từ năm 2008, khi thành phố Hà Nội được mở rộng, số lượng BV đa khoa tăng lên tới 25 BV (BV), trong đó có một số BV thuộc Hà Tây cũ. Hiện tại, quy mô hoạt động giữa các hạng BV và các BV trong cùng hạng chưa đồng đều và chưa có nghiên cứu toàn diện nào đánh giá tổng quát về cơ cấu tổ chức hệ thống KSNK cũng như hoạt động PNC tại các BV đa khoa thuộc Sở Y tế Hà Nội. Để có những bằng chứng khoa học làm căn cứ triển khai các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao hoạt động phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm tại các BV, nghiên cứu được thực hiện với 02 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng hoạt động phòng ngừa chuẩn tại 25 bệnh viện đa khoa thuộc Sở Y tế Hà Nội.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng ngừa chuẩn tại 3 bệnh viện Thanh Nhàn, Sơn Tây và Thạch Thất

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN……………………………………………………………….. 3
1.1. Nguy cơ lây nhiễm nghề nghiệp của nhân viên y tế……………………… 3
1.2. Thực trạng phơi nhiễm và lây nhiễm nghề nghiệp của NVYT……… 8
1.2.1. Các yếu tố bất lợi trong môi trường làm việc của NVYT……………… 9
1.2.2. Phơi nhiễm, lây nhiễm của nhân viên y tế………………………………….. 10
1.3. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm …………………… 14
1.3.1. Khái niệm và quá trình phát triển hoạt động phòng ngừa……………. 14
1.3.2. Một số biện pháp phòng ngừa chuẩn………………………………………….. 15
1.3.3. Các biện pháp kiểm soát hoạt động phòng ngừa chuẩn ………………. 28
1.3.3.1. Các biện pháp kiểm soát thực trạng hoạt động hệ thống KSNK 28
1.3.3.2. Thực trạng hoạt động phòng ngừa chuẩn tại các Bệnh viện đa
khoa thuộc Sở Y tế Hà Nội…………………………………………………………………… 40
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….. 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………….. 43
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu ………………………………… 43
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………………….. 43
2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu……………………………. 43
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………. 43
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:………………………………………………………………….. 43
2.3.2. Nghiên cứu cắt ngang………………………………………………………………… 44
2.3.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu:………………………………………………………………. 44
2.3.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu: ……………………………………………………………….. 45
2.3.2.3. Chỉ số nghiên cứu: ………………………………………………………………… 46
2.3.2.4. Công cụ nghiên cứu ………………………………………………………………. 48
2.3.2.5. Phương pháp thu thập thông tin…………………………………………….. 48
2.3.2.6. Quản lý và xử lý số liệu trong nghiên cứu cắt ngang ……………… 492.3.3. Nghiên cứu can thiệp…………………………………………………………………. 49
2.3.3.1. Sơ đồ can thiệp ……………………………………………………………………… 49
2.3.3.2. Địa điểm nghiên cứu can thiệp………………………………………………. 51
2.3.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………….. 51
2.3.3.4. Nội dung can thiệp ………………………………………………………………… 51
2.3.3.5. Phương pháp can thiệp………………………………………………………….. 52
2.3.3.6. Người thực hiện …………………………………………………………………….. 53
2.3.3.7. Các chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp………………………………….. 53
2.3.3.8. Công cụ thu thập thông tin…………………………………………………….. 54
2.3.3.9. Phương pháp thu thập thông tin…………………………………………….. 54
2.3.3.10.Xử lý số liệu đánh giá hiệu quả can thiệp ………………………………. 55
2.4. Khống chế sai số trong nghiên cứu……………………………………………. 55
2.5. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu……………………………… 57
2.6. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………. 60
2.7. Hạn chế của đề tài ……………………………………………………………………. 60
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ…………………………………………………………………… 61
3.1. Thực trạng phòng ngừa chuẩn tại 25 bệnh viện ………………………… 61
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và nhiễm khuẩn bệnh viện ……….. 61
3.1.2. Thực trạng phương tiện phòng ngừa chuẩn tại 25 bệnh viện………. 64
3.1.2.1. Thực trạng tổ chức nhân lực của hệ thống KSNK…………………… 64
3.1.2.2. Thực trạng phương tiệnđào tạo – giám sát của hệ thống KSNK66
3.1.2.3. Thực trạng phương tiện thực hành phòng ngừa chuẩn …………… 68
3.1.3. Thực trạng hoạt động phòng ngừa chuẩn tại 25 bệnh viện………….. 72
3.1.3.1. Thực trạng hoạt động kiểm soát phòng ngừa chuẩn……………….. 72
3.1.3.2. Thực trạng hoạt động phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế….. 78
3.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại 3 bệnh viện Thanh Nhàn,
Sơn Tây và Thạch Thất …………………………………………………………………… 85
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại 3 bệnh viện…………………………….. 853.2.2. Hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNK sau can thiệp ………………. 87
3.2.3. Hiệu quả hoạt động phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế …………. 92
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN ………………………………………………………………… 95
4.1. Thực trạng hoạt động phòng ngừa chuẩn tại 25 bệnh viện ………… 95
4.1.1. Đặc điểm bệnh viện và đối tượng nghiên cứu…………………………….. 95
4.1.2. Thực trạng phương tiện phòng ngừa chuẩn tại 25 bệnh viện………. 96
4.1.2.1. Thực trạng phương tiện hoạt động của hệ thống KSNK …………. 96
4.1.2.2. Điều kiện hoạt động thực hành phòng ngừa chuẩn NVYT:…… 104
4.1.3. Thực trạng hoạt động phòng ngừa chuẩn tại 25 bệnh viện………… 110
4.1.3.1. Thực trạng hoạt động kiểm soát phòng ngừa chuẩn……………… 110
4.1.3.2. Thực trạng hoạt động phòng ngừa chuẩn của NVYT ……………. 115
4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại 3 bệnh viện Thanh Nhàn,
Sơn Tây và Thạch Thất …………………………………………………………………. 123
4.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống KSNK …………………… 123
4.2.1.1. Nâng cao năng lực giám sát của hệ thống KSNK:………………… 125
4.2.1.2. Tăng cường hoạt động chức năng: ………………………………………. 129
4.2.2. Nâng cao hoạt động phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế……….. 133
4.2.2.1. Cải thiện kiến thức phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế:…… 133
4.2.2.2. Cải thiện thực hành phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế:….. 136
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 144
1. Thực trạng hoạt động phòng ngừa chuẩn tại 25 bệnh viện ………. 144
2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại 3 bệnh viện Thanh Nhàn,
Sơn Tây và Thạch Thất …………………………………………………………………. 145
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn quốc gia……………………………. 31
Bảng 1.2: Tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện …………………………….. 32
Bảng 2.1: Phân bố số đối tượng nghiên cứu can thiệp tại 03 bệnh viện …….. 51
Bảng 2.2: Đánh giá thực trạng phương tiện phòng ngừa chuẩn………………… 57
Bảng 2.3: Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNK…. 58
Bảng 2.4: Đánh giá kiến thức PNC của nhân viên y tế……………………………. 58
Bảng 2.5: Đánh giá thực hành phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế…………… 59
Bảng 3.1: Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………….. 61
Bảng 3.2: Tỷ lệ nhiễm khuẩn tại 25 bệnh viện……………………………………….. 62
Bảng 3.3: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo hạng bệnh viện ………………….. 63
Bảng 3.4: Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo hạng bệnh viện ……………… 63
Bảng 3.5: Thành phần hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn……………………………… 64
Bảng 3.6: Nhân lực của hệ thống kiểm soát nhiễm…………………………………. 65
Bảng 3.7: Bộ phận chuyên trách của khoa/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn ………….. 66
Bảng 3.8: Thực trạng phương tiện trong hoạt động đào tạo …………………….. 66
Bảng 3.9: Thực trạng phương tiện trong hoạt động giám sát …………………….. 67
Bảng 3.10: Thực trạng phương tiện trong quản lý phơi nhiễm nghề nghiệp … 68
Bảng 3.11: Thực trạng trang thiết bị thiết yếu ………………………………………….. 68
Bảng 3.12: Thực trạng phương tiện vệ sinh môi trường………………………….. 69
Bảng 3.13: Thực trạng phương tiện vệ sinh tay và phòng hộ cá nhân…………… 70
Bảng 3.14: Thực trạng phương tiện khử khuẩn, tiệt khuẩn và quản lý chất thải.. 71
Bảng 3.15: Một số hoạt động của Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn…………. 72
Bảng 3.16: Hoạt động giám sát của Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn ……… 73
Bảng 3.17: Hoạt động về đào tạo của hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn ……. 74
Bảng 3.18: Nội dung hoạt động của khoa/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn………… 75
Bảng 3.19: Đánh giá hoạt động khoa/ tổ kiểm soát nhiễm khuẩn……………… 76Bảng 3.20: Đánh giá hoạt động mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn ………….. 77
Bảng 3.21: Một số nội dung kiến thức phòng ngừa chuẩn của NVYT………. 78
Bảng 3.23: Triển khai các phương tiện phòng ngừa chuẩn tại khoa lâm sàng… 79
Bảng 3.24: Triển khai phương tiện VST và phương tiện phòng hộ…………… 79
Bảng 3.25: Triển khai phương tiện về quản lý chất thải và KK/TK ………….. 80
Bảng 3.26: Một số nội dung thực hành phòng ngừa chuẩn của NVYT ………… 81
Bảng 3.27: Thực hành phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế theo khối điều trị 81
Bảng 3.28: Đánh giá hoạt động thực hành tại các điểm của khoa lâm sàng.. 82
Bảng 3.29: Kết quả giám sát tuân thủ về vệ sinh tay ………………………………. 83
Bảng 3.30: Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ……………. 84
Bảng 3.31: Phân bố các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện …………………. 86
Bảng 3.32: Hoạt động cung cấp phương tiện phòng ngừa chuẩn tại 3 BV……. 87
Bảng 3.33: Hoạt động của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn sau can thiệp …….. 88
Bảng 3.34: Hiệu quả can thiệp về triển khai phương tiện PNC ………………… 88
Bảng 3.35: Hiệu quả can thiệp về triển khai phương tiện PNC tại các điểm
của khoa lâm sàng Bệnh viện Thanh nhàn ……………………………………. 89
Bảng 3.36: Hiệu quả can thiệp về triển khai phương tiện phòng chuẩn tại các
điểm của khoa lâm sàng Bệnh viện Sơn Tây…………………………………. 90
Bảng 3.37: Hiệu quả can thiệp về triển khai phương tiện phòng chuẩn tại các
địa điểm của khoa lâm sàng Bệnh viện Thạch Thất ……………………….. 91
Bảng 3.38: Hiệu quả can thiệp về kiến thức phòng ngừa chuẩn của NVYT … 92
Bảng 3.39: Hiệu quả can thiệp về thực hành phòng ngừa chuẩn của NVYT 92
Bảng 3.40: Tuân thủ vệ sinh tay tại 3 bệnh viện …………………………………….. 93
Bảng 3.41: Hiệu quả can thiệp về tuân thủ vệ sinh tay tại 3 bệnh viện ……… 9

Leave a Comment