NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA BỘ ĐỘI CÔNG BINH THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA BỘ ĐỘI CÔNG BINH THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA BỘ ĐỘI CÔNG BINH THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM
Hồ Tú Thiên1, Nguyễn Văn Bằng1, Nguyễn Phương Hiền2, Vũ Hồng Phong3
1 Trung tâm Nội dã chiến – Bệnh viện Quân y 103
2 Học viện y học cổ truyền Việt Nam
3 Đại học Y dược Huế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng rối loạn cơ xương khớp và mối liên quan với một số yếu tố cá nhân và nghề nghiệp của bộ đội công binh thi công công trình ngầm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 200 quân nhân làm việc tại 2 lữ đoàn công binh, trong đó 100 quân nhân trực tiếp lao động và làm việc trong công trình ngầm (nhóm chủ cứu), 100 quân nhân còn lại không lao động trong công trình ngầm (nhóm chứng). Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích, so sánh, đối chứng. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm chủ cứu là 38,70± 5,81 nhóm chứng là 38,70± 6,57. Tỉ lệ rối loạn cơ xương khớp (RLCXK) ở nhóm chủ cứu cao hơn nhóm chứng (86% so với 62%). Vị trí RLCXK chủ yếu là cổ/gáy (24%), vai (23%), nửa trên lưng (26%), nửa dưới lưng (23%). Quân nhân có độ tuổi ≥40 tuổi có nguy cơ RLCXK cao hơn nhóm <30 tuổi 1,6 lần, tư thế lao động bất lợi có nguy cơ RLCXK cao hơn nhóm không bất lợi 1,27 lần. Kết luận: Tỉ lệ RLCXK ở bộ đội thi công công trình ngầm là tương đối cao (86%). Vị trí RLCXK chủ yếu là cổ/gáy, vai và lưng. Có mối liên quan giữa RLCXK với tuổi và tư thế lao động, tuổi càng cao, tư thế lao động bất lợi thì nguy cơ RLCXK càng cao.

Đặc điểm nghề nghiệp của bộ độicông  binh là thường xuyên làm việc với cường độ lao động cao, trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm,tính cơ động cao, thường xuyên phải di chuyển trongnhiềukhu vực, địa khác nhauchủ yếu là địa rừng núi, đường xá không thuận lợi, có những khi phải cơ động dài ngày,thực hiện diễn tập, tác chiến ngoài thực địa.Môi trường lao động của bộ đội công binh chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố độc hại.Gồm yếu tố vật lý: vi khí hậu (nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt), rung, tiếng ồn của động cơ, máy móc, thiếu ánh sáng… yếu tố hóa học: dầu luyn, các dung môi hữu cơ bảo quản vũ khí, khí tài…; ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm sinh lý lao động và ergonomy: gắng nặng lao động cao, căng thẳng thần kinh tâm lý khi làm việc trong điều kiện chật hẹp, gò bó,lặp đi lặp lại, tư thế lao động bất lợi, có tiếp xúc với các loại vũ khí,khí tài có khả năng gây nổ. Chính những điều kiện lao động trên là những yếu tố nguy cơ gây ra những rối loạn bệnh lý trên bộ đội công binh, đặc biệt là tình trạng rối loạn cơ xương khớp. Rối loạn cơ xương khớp ở bộ đội công binh có thể gây cảm giác đau đớn, tê bì, giảm  sức  mạnh  hoạt  động  của  cơ  bắp.  Tình trạng rối loạn cơ xương khớp đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống và thậm chí là sức mạnh, sức chiến đấu của đơn vị cũng như lực lượng vũ trang Việt Nam. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về tình trạng rối loạn cơ xương khớp ở bộ đội công binh thi công công trình ngầm Quốc phòng

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn cơ xương khớp, bộ đội công binh, công trình ngầm

Tài liệu tham khảo
1. Trần Ngọc Tiến (2019), “Nghiên cứu điều kiện môi trường lao động và thực trạng đau vùng cột sống thắt lưng của bộ đội Tăng thiết giáp”, Luận văn Thạc sỹ y học, Sức khỏe nghề nghiệp, Học viện Quân y. 
2. Okello A., Wafula S. T., Sekimpi D. K. và CS (2020), “Prevalence and predictors of work-related musculoskeletal disorders among workers of a gold mine in south Kivu, Democratic Republic of Congo”, BMC Musculoskelet Disord. 21(1):p.797. 
3. Hoàng Thị Ngân (2017), “Thực trạng rối loạn cơ xương khớp và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan của công nhân thu gom rác thải công ty môi trường đô thị Hà Nội năm 2017”, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 
4. Glad D., Skillgate E., Holm L. W. (2012), “The occurrence and severity of musculoskeletal disorders in Swedish military personnel during peacekeeping operations in Afghanistan”, Eur Spine J. 21(4):p.739-744. 
5. Hoàng Đức Luận (2020), “Thực trạng rối loạn cơ xương khớp của điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện tại Hải Phòng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp”, Luận văn Tiến sĩ, Y tế công cộng, Đại học y dược Hải Phòng, Hải Phòng. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment