Nghiên cứu thực trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang

Nghiên cứu thực trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang

Luận văn Nghiên cứu thực trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang.Các chất điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động của tế bào và tổ chức, mỗi loại chất điện giải đều có những chức năng sinh lý riêng, khi có rối loạn sẽ gây ra các biểu hiện bệnh lý khác nhau. Natri là cation quan trọng nhất ở khoang dịch ngoài tế bào quyết định áp lực thẩm thấu dịch ngoài tế bào vì vậy khi natri máu rối loạn gây tình trạng phù tế bào hoặc mất nước tế bào gây lên những hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời. Kali là cation chủ yếu trong tế bào là điện giải tham gia vào nhiều chức năng của tế bào, phân cực tế bào và kích thích điện học tế bào, tất cả những tình trạng gây rối loạn cân bằng kali đều gây ảnh hưởng tới chức năng tế bào. Kali chỉ chiếm một lượng nhỏ ở dịch ngoại bào và huyết tương nhưng chỉ những rối loạn tăng hoặc giảm trong khoảng rất hẹp đã có nguy cơ tử vong. calci tham gia duy trì tính thấm và tạo điện thế hoạt động màng tế bào, duy trì tính hưng phấn bình thường của sợi thần kinh, khi nồng độ ion Ca++ thấp dưới mức bình thường vào khoảng 30 – 50% đã có thể gây co cơ và có thể dẫn tới tử vong đột ngột do co thắt cơ thanh môn.

Thận là cơ quan điều chỉnh cơ bản tình trạng nước và điện giải trong cơ thể. Các rối loạn nước và điện giải là những rối loạn rất thường gặp trong các bệnh thận mạn tính [1], nhưng do tình trạng tự thích nghi dần của cơ thể và hoạt động bù trừ của các nephron thận khoẻ mạnh do vậy các biểu lâm sàng của các rối loạn điện giải thường không rõ ràng và điển hình như trong các tổn thương thận cấp tính. Điều này dễ làm cho chúng ta bỏ sót các triệu chứng không điều trị kịp thời làm cho các bệnh thận mạn tính lại càng nặng nề hơn. Bệnh thận mạn tính đang tăng lên nhanh chóng và trở thành một vấn đề y tế toàn cầu, theo nghiên cứu của Snyder, Luks AM và các cộng sự đã chỉ ra Rằng có khoảng 19 triệu người Mỹ bị bệnh thận mạn tính chiếm 10 – 11% dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên số, ở Anh tỷ lệ đó cao hơn khoảng 0,2 – 0,5% [36]. Tại Việt Nam theo Võ Tam (2004) tỉ lệ mắc bệnh thận niệu là 6,73%, suy thận mạn là 0,92% [30]. Bắc Giang là một tỉnh với dân số khoảng 1,6 triệu theo một nghiên cứu mới nhất năm 2008 do Đinh Thị Kim Dung, Đỗ Thị Liệu báo cáo tỉ lệ mắc bệnh cầu thận trên địa bàn tỉnh là 5,1% [10]. Trong những năm qua số lượng người bệnh mắc bệnh thận mạn tính vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang ngày một tăng. Những rối loạn về nước điện giải cũng rất thường gặp ở người bệnh mắc bệnh thận mạn tuy nhiên chúng tôi nhận thấy các triệu chứng thường rất nghèo nàn mặc dù những thay đổi về mặt xét nghiệm là đã được xác định.
Để góp phần tìm hiểu đặc điểm lâm sàng về rối loạn điện giải ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giúp tiên lượng và điều trị tốt hơn, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu thực trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Nhằm hai mục tiêu
sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rối loạn điện giải ở người bệnh mắc bệnh thận mạn tính.
2. Xác định mối liên quan giữa rối loạn điện giải với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Sinh lý và chức năng thận 3
1.2. Một số bệnh thận mạn tính 7
1.3. Các chất điện giải trong cơ thể và bệnh lí rối loạn điện giải 11
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 30
2.4. Xử lý số liệu 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm chung 31
3.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của rối loạn điện
giải ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính
35
3.3. Mối liễn quan giữa rối loạn điện giải và triệu chứng lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh thận mạn tính
42
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 47
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 47
4.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của rối loạn điện
giải ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính
50
4.3. Mối liễn quan giữa rối loạn điện giải và triệu chứng lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh thận mạn tính
56
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT.
1. Hà Phan Hải An (2001), “Rối loạn nước điện giải”, Tài liệu đào tạo chuyên đề thận học, Bệnh viện Bạch Mai, trang 29 – 31.
2. Nguyễn Gia Bình (2000), “Hạ Natri máu”, Cẩm nang cấp cứu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 207 – 210
3. Phạm Văn Bùi (2007), “Sinh lý thận”, Sinh lý bệnh các bệnh lý thận – niệu, Nhà xuất bản Y học, trang 18 – 29.
4. Phạm Văn Bùi (2007), “Rối loạn nước – muối”, Sinh lý bệnh các bệnh thận niệu, Nhà xuất bản Y học, Tr 56 – 70.
5. Trần Văn Chất (2004), “Giải phẫu và sinh lý thận”, Bệnh thận nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 5 – 17.
6. Trần Văn Chất (2004), “Hội chứng thận hư”, Bệnh thận nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 304 – 313.
7. Trần văn Chất (2007), “Suy thận mạn”, Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 463 – 470.
8. Chea Socheat (2005), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tăng kali máu trong suy thận mạn tính do viêm cầu thận mạn tính bằng calcium polystyrene sulfonate”, Luận văn thạc sĩ y học, ĐH Y Hà Nội
9. Đinh Thị Kim Dung (2004), “Suy thận mạn tính”, Bệnh thận nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 284 – 304.
10. Đinh Thị Kim Dung, Đỗ Thị Liệu và CS (2008), “Nghiên cứu cứu dịch tễ học bệnh lý cầu thận tại thành phố Bắc Giang và đề xuất giải pháp can
thiệp”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, volum 2, trang 143 – 148
11. Vũ Văn Đính (2005), “Điều chỉnh nước điện giải trong cơ thể”, Hồi sức cấp cứu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 34 – 35.
12. Vũ Văn Đính, Nguyễn Thị Dụ (1999), “Rối loạn chuyển hoá nước và điện giải”, Hồi sức cấp cứu, Nhà xuất bản Y học, trang 11 – 26.
13. Nguyễn Văn Hải (1990), “Các rối loạn biến động tăng hoặc giảm kali máu”, Hồi sức cấp cứu nội khoa, trang 13 – 30
14. Nguyễn Vĩnh Hưng (2001), “Nghiên cứu một số biểu hiện lâm sàng và rối loạn chuyển hoá calci – phospho ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội
15. Nguyễn Công Khanh (1991), “Điều chỉnh nước và điện giải”, Cẩm nang điều trị nhi khoa, Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em Hà Nội, trang 245 – 255.
16. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), “Áp lực thẩm thấu máu, các chất điện giải”, Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 15 – 76.
17. Đặng Phương Kiệt (1998), “Liệu pháp bù nước và điện giải”, Hồi sức nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tập I, trang 10 – 41.
18. Nguyễn Kỳ (2007), “Sinh lý học tiết niệu”, Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 29 – 46.
19. Nguyễn Kỳ (2007), “Viêm thận – bể thận mạn”, Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 253 – 258.
20. Đỗ Thị Liệu (2004), “Viêm cầu thận Lupus”, Bệnh thận nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 325 – 334.
21. Đỗ Thị Liệu (2004), “Bệnh cầu thận mạn”, Bệnh thận nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 342 – 347.
22. Đỗ Thị Liệu (2004), “Nhiễm khuẩn tiết niệu. Viêm thận – bể thận mạn tính”, Bệnh thận nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 352 – 362. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn74
23. Michael Woodley MD, Alison Whelan MD (2004), “Điều chỉnh nước vàđiện giải”, Cẩm nang điều trị nội khoa (bản dịch Tiếng Việt của GS Phạm Khuê chủ biên), Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 73 – 91.
24. Noroman G, Levinsky N.G (2000), “Các dịch và các chất điện phân”, Các
nguyên lý y học nội khoa (bản dịch của Lê Nam Trà v à Nguyễn Văn
Bằng), Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tập I, trang 350 – 369.
25. Noroman G, Levinsky N.G (2000), “Rối loạn thận và đường tiết niệu”, Các nguyên lý y học nội khoa (bản dịch của Nguyễn Kim Liên, Đặng Phương Kiệt, Dương Trọng Nghĩa và Đỗ Gia Tuyến), Nhà xuất bản Y học, Tập III, trang 534 – 664.
26. Đào Văn Phan (1998), “Các chất điện giải chính”, Dược lý học, nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 377 – 388.
27. Trần Thị Kiều Phương (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây hạ natri máu ở người bệnh mắc bệnh thận mạn tính tại khoa Thận – Tiết niệu Bệnh Viện Bạch Mai”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
28. Nguyễn Quang Quyền (1995), “Thận”, Giải phẫu học tập II, in lần thứ 5, trang 182 – 192.
29. Nguyễn Hữu Quân (2003), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tăng kali máu trong suy thận”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
30. Võ Tam (2004), “Tình hình bệnh thận niệu và suy thận tại Việt Nam”, Luận văn tiến sĩ y khoa, Đại học Y Huế.
31. Nguyễn Thế Toàn (2002), “Nghiên cứu nguyên nhân và cách xử trí hạ natri máu thường gặp trong hồi sức cấp cứu”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, ĐH Y Hà Nội.
32. Lê Văn Tri (2000), “Rối loạn kali máu”, Cấp cứu nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 257 – 258.
33. Nguyễn Văn Tư (2004), “Sinh lý thận”, Sinh lý học, Đại học Y Thái Nguyên, trang 86 – 98.
34. Nguyễn Lân Việt (2007), “Tăng huyết áp”, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 135 – 171.
35. Nguyễn Văn Xang (2004), “Bệnh học thận”, Bệnh thận nội khoa, Bệnh viện Bạch Mai, trang 50 – 55

Leave a Comment