Nghiên cứu thực trang sử dung dich vu làm me an toàn và môt số yếu tố ảnh hưởng của các bà mẹ 15 – 49 tuổi ở khu công nghiệp Lễ Môn – Tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu thực trang sử dung dich vu làm me an toàn và môt số yếu tố ảnh hưởng của các bà mẹ 15 – 49 tuổi ở khu công nghiệp Lễ Môn – Tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm qua, Việt Nam chứng kiến sự chuyển biến và phát triển kinh tế mạnh mẽ. Ở rất nhiều địa phương trong cả nước đã hình thành và tiếp tục phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Chính vì sự phát triển nhanh đó mà nhiều dịch vụ, trong đó có dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu mới của các địa phương này. Tình trạng di đân lao động rất khó kiểm soát, sự ô nhiễm môi trường do hóa chất công nghiệp, chất thải công nghiệp tăng mạnh, những khó khăn đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động… đã tác động rất lớn tới sức khỏe người dân nói chung và tới sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng. Trong bối cảnh đó, hầu hết các dịch vụ, trong đó có dịch vụ y tế chưa đáp ứng kịp với sự chuyển biến nhanh chóng của xã hội và của nhu cầu gia tăng của người dân.
Khi người dân di cư đến lao động chủ yếu là nam nữ thanh niên ở độ tuổi sinh đẻ, thì chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em (CSSKBMTE), trong đó chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai là một nội dung ưu tiên và quan trọng nhất, vì nó không những bảo vệ trực tiếp sức khoẻ cho người mẹ mà còn góp phần bảo vệ    sức    khoẻ    cho    thế hệ    tương    lai, giúp giảm tối    thiểu    tình    trạng    tử    vong
mẹ và tử vong sơ sinh.
Công tác chăm sóc cho phụ nữ có thai nằm trong các nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ làm mẹ an toàn (LMAT), ngay từ năm 1987, đã được WHO và nhiều nước quan tâm và ngày càng trở thành nội dung quan trọng của chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em toàn cầu [2],[6],[28].
Ở Việt Nam, Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001-2010. Các hoạt động được lồng ghép với Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng, Chiến lược Dân số và Kế hoạch hành động Quốc gia vì Trẻ em.
Như vậy, BVSKBMTE ở Việt Nam cùng một lúc phải thực thi 4 chiến lược lớn của Chính phủ và trong đó, LMAT trở thành một trong 10 nội dung quan trọng của hoạt động CSSKSS quốc gia [1],[2].
Nhận thức được những vấn đề này sinh trong CSSKBMTE tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09-4-2009 phê duyệt “Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020”. Một mục tiêu quan trọng của Đề án là “đánh giá thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKBMTE, SKSS và KHHGĐ cho những người làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các vùng biển, đảo, ven biển”.
Thanh Hóa là tỉnh tham gia Đề án 52. Khu công nghiệp Lễ Môn là một trong những khu công nghiệp đầu tiên, điển hình cho sự phát triển kinh tế của tỉnh và đặc biệt có số lượng công nữ ở độ tuổi 15-49 rất lớn làm việc tại đây [18], [27].
Trong bối cảnh nhu cầu khảo sát cho can thiệp của Đề án 52, tính điển hình của khu công nghiệp Lễ Môn của tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh ưu tiên triển khai Đề án 52 và LMAT là một nội dung quan trọng của công tác CSSKSS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trang sử dung dich vu làm me an toàn và môt số yếu tố ảnh hưởng của các bà mẹ 15 – 49 tuổi ở khu công nghiệp Lễ Môn – Tỉnh Thanh Hóa”. Kết quả
nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch tại địa phương và góp phần thắng lợi thực hiện Đề án số 52 của Chính phủ.
MỤC TIÊU
1.    Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn của các bà mẹ 15-49 tuổi làm việc ở khu công nghiệp Lễ Môn – Tỉnh Thanh Hóa, năm 2010
2.    Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn của các bà mẹ 15 – 49 tuổi, năm 2010 tại địa điểm trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SKBMTE TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM    4
1.2.    SỰ RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH LMAT    5
1.2.1.    Chăm sóc trước sinh    11
1.2.2.    Chăm sóc trong chuyển dạ    12
1.2.3.    Chăm sóc trong thời kỳ hậu sản    13
1.3.    QUAN NIỆM VỀ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TÉ    14
1.4.    QUAN HỆ GIỮA TIÉP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TÉ VỚI CÁC
YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC    16
1.5.    THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CÔNG NHÂN NM-CT-XN VÀ MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU CÔNG NGHIỆP LỄ MÔN-THANH HÓA    22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1.    ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU    26
2.2.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    26
2.3.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    26
2.3.2.    Cỡ mẫu và cách chọn mẫu    27
2.3.3.    Kỹ thuật thu thập thông tin    27
2.3.4.    Hạn chế sai số    27
2.4.    THỜI GIAN NGHIÊN CỨU    28
2.5.    NHẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU    28
2.6.    CÁC BIÉN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU    28
2.7.     CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU    29
2.8.    ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU    29
2.9.    HẠN CHÉ CỦA NGHIÊN CỨU    30
CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU    31
3.1.    ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    31
3.2.    THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ LMAT    32
3.2.1.    Chăm sóc trước sinh    32
3.2.2.    Chăm sóc trong sinh    34
3.2.3.     Chăm sóc sau sinh    36
3.3.    MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ LMAT
CỦA CÁC BÀ MẸ    37
3.3.1.    Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế    37
3.3.2.    Ảnh hưởng của trình độ học vấn    42
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN    49
4.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    49
4.2.    THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ LÀM MẸ AN TOÀN    50
4.2.1.    Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh    50
4.2.2.    Sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh    52
4.2.3.    Sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh    53
4.3.    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VÀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ LMAT    54
4.3.1.    Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế    54
4.3.2.    Ảnh hưởng của trình độ học vấn    56
KHUYẾN NGHỊ    61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment