NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2011
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2011.Sức khỏe tâm thần là một yếu tố quyết định quan trọng của chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể [7]. Sức khỏe tâm thần mô tả một cảm giác sức khỏe chủ quan, khả năng sống trong một cách tích cực và hạnh phúc, có khả năng hồi phục để đối phó với những thách thức cuộc sống hiện tại, kiểm soát được tình cảm, và có thể chịu trách nhiệm [34]. Những người mắc rối loạn sức khỏe tâm thần có nguy cơ bệnh tật cao và tử vong sớm [40]. Nhìn chung, họ có sức khỏe kém cũng như có nguy cơ cao thực hiện vào những hành vi gây hại cho sức khỏe như uống rượu, hút thuốc lá và ít vận động [28]. Các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể làm cho việc thực hiện những công việc bình thường hằng ngày trở nên khó khăn [37].
Tuổi trưởng thành là một giai đoạn phát triển đặc biệt, ở giai đoạn này trẻ em bắt đầu được xem như là người lớn trong sự cân bằng giữa trách nhiệm cá nhân và xã hội; điều này thường đi kèm với phát triển các mối quan hệ thân mật với người khác, bắt tay vào sự nghiệp hoặc lựa chọn những con đường nghề nghiệp khác nhau. Bằng chứng cho thấy rằng trong suốt giai đoạn phát triển này các vấn đề về sức khỏe tâm thần rất phổ biến và đỉnh cao là các rối loạn tâm thần [28]. Tỷ lệ trầm cảm và lo lắng trong giai đoạn này cao hơn so với bất kỳ giai đoạn nào khác của
cuộc sống, đặc biệt là các phụ nữ trẻ, những người thường có nguy cơ tham gia vào những hành vi tự làm tổn hại bản thân, cố ý tự tử, hoặc xuất hiện các rối loạn ăn uống [11].
Số hiện mắc và những vấn đề sức khỏe tâm thần đặc biệt là ở nhóm vị thành niên và thanh niên trong cộng đồng ngày một tăng. Ước tính có khoảng 10% học sinh báo cáo rằng có ý định tự tử trong vòng 12 tháng trước [25]. Bên cạnh đó, khoảng 20% thanh thiếu niên và trẻ em Việt Nam có sức khỏe tâm thần kém [14], [32] mà chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa được quan tâm và chỉ tập trung điều trị các bệnh lý rối loạn tâm thần ở các bệnh viện, các trung tâm tâm thần và chủ yếu trên người lớn. Trên thế2 giới có rất nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của thanh niên, đặc biệt là các quốc gia nói tiếng Anh. Tuy nhiên vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ với khu vực
Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Và do đó, so với các lĩnh vực khác, sức khỏe tâm thần chưa được sự quan tâm đúng mức. Trong báo cáo của WHO năm 2006 về chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, tác giả Trudy
Harpham và Trần Tuấn nhận định rằng “Ở Việt Nam những bằng chứng về gánh nặng bênh tật do các vấn đề sức khỏe tâm thần gây ra khá phức tạp và những nghiên cứu trên lĩnh vực này chưa được phát triển” [14]. Xuất phát từ nhu cầu muốn tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng học sinh trung học phổ thông để tìm hiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần và các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu của đề tài:
– Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2011.
– Mục tiêu chuyên biệt:
1. Xác định tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………..3
1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN………………………………………..3
1.1.1. Trầm cảm …………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Lo lắng ………………………………………………………………………………………6
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN………8
1.3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BẢO VỆ CỦA SỨC KHỎE TÂM THẦN….9
1.4. BỐI CẢNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở VIỆT NAM .13
1.5. SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 14
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:…………………………………………………………..17
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ……………………………………………………..17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: …………………………………………………………………..17
2.2.2. Cỡ mẫu:……………………………………………………………………………………17
2.2.3. Cách chọn mẫu:…………………………………………………………………………17
2.2.4. Các biến số nghiên cứu:………………………………………………………………18
2.2.5. Không gian và thời gian nghiên cứu: …………………………………………….23
2.2.6. Quản lý và phân tích số liệu:………………………………………………………..23
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu:…………………………………………………………..24
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………… 25
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ
CẦN THƠ ……………………………………………………………………………………………25
3.1.1. Đặc điểm nhân chủng học của học sinh …………………………………………25
3.1.2. Đặc điểm về môi trường gia đình của học sinh ……………………………….27
3.1.3. Đặc điểm về môi trường trường học của học sinh ……………………………29
3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ……………………………………………………………………………………….31
3.2.1. Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh ……………………………………….31
3.2.2. Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo giới…………………………..31
3.2.3. Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo trường……………………..32
3.2.3. Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo khối lớp …………………..32
3.3. LIÊN QUAN GIỮA SỨC KHỎE TÂM THẦN VỚI ĐẶC ĐIỂM NHÂN
CHỦNG HỌC, MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC
CỦA HỌC SINH …………………………………………………………………………………..32
3.3.1. Liên quan giữa trầm cảm với đặc điểm nhân chủng học, môi trường gia
đình và môi trường trường học của học sinh……………………………………………32
3.3.2. Liên quan giữa lo lắng với đặc điểm nhân chủng học, môi trường gia
đình và trường học của học sinh ……………………………………………………………37
Chương 4 BÀN LUẬN………………………………………………………………………………41
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ
CẦN THƠ ……………………………………………………………………………………………41
4.1.1. Đặc điểm nhân chủng học của học sinh …………………………………………41
4.1.2. Đặc điểm môi trường gia đình của học sinh ……………………………………42
4.1.3. Đặc điểm môi trường trường học của học sinh………………………………..44
4.2. THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ……………………………..44
4.2.1. Đặc điểm chung về sức khỏe tâm thần của học sinh…………………………44
4.2.2. Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo giới…………………………45
4.2.3. Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo trường……………………..46
4.2.4. Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo khối lớp …………………..47
4.3. LIÊN QUAN GIỮA SỨC KHỎE TÂM THẦN VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM
NHÂN CHỦNG HỌC, MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG HỌC CỦA HỌC SINH……………………………………………………………48
4.3.1. Liên quan giữa trầm cảm với các đặc điểm nhân chủng học, môi trường
gia đình và môi trường trường học của học sinh ……………………………………….48
4.3.2. Liên quan giữa lo lắng với các đặc điểm nhân chủng học, môi trường gia
đình và môi trường trường học của học sinh …………………………………………….51
4.4. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU …………………………53
4.4.1. Ưu điểm của nghiên cứu……………………………………………………………..53
4.4.1. Khuyết điểm của nghiên cứu ………………………………………………………..53
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………..55
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………….57
Tài liệu tham khảo
Phụ lục