Nghiên cứu thực trạng tài chính y tế Việt Nam – phân tích mối liên quan giữa bảo hiẻm y tế và sử dụng dịch vụ y tế

Nghiên cứu thực trạng tài chính y tế Việt Nam – phân tích mối liên quan giữa bảo hiẻm y tế và sử dụng dịch vụ y tế

Sau nhiều năm thực hiện chính sách đoi mới hội nhập quốc tế, ngành y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, sức khỏe nhân dân đã được cải thiện một cách rõ rệt và toàn diện. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam (72,8 tuổi) cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan (72 tuổi), Philippin (70 tuổi)… [1;6]. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở nước ta đã giảm nhanh trong hai thập kỷ gần đây, từ 55%0 năm 1983 xuống còn 16%0 năm 2009 [1;4]. Mặc dù nhiều chỉ số về sức khỏe con người đã được cải thiện nhanh nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình. Số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên thế giới vào năm 2009 [6;26].

Tài chính y tế là một trong 6 thành phần chủ chốt của hệ thống y tế, có tác động quan trọng đến định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển của hệ thống y tế [6]. Trong những năm gần đây, nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách liên quan đến tài chính y tế như tăng nguồn tài chính công cho y tế; thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân; đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính… đã giúp cho Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về y tế với nguồn ngân sách còn hạn chế. Tổng mức chi toàn xã hội cho y tế của Việt Nam tăng khá nhanh trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn 1998-2008, tính theo giá so sánh, tốc độ tăng chi y tế bình quân hàng năm đạt 9,8% cao hơn so với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,2% [6; 11; 12]. Tổng chi y tế so với GDP tăng qua các năm giai đoạn 1998-2008 và đạt 6,4% GDP năm 2008. Trong khi theo tổ chức Y tế thế giới, tổng chi cho y tế cần chiếm ít nhất 4-5% GDP đã có thể đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân [5; 12]. So với nhiều nước khác Việt Nam có tỷ lệ tổng chi y tế so với GDP cao hơn mặc dù GDP bình quan đầu người của Việt Nam thấp hơn như Ma-lai-xia, Thái Lan…[5]

Tuy nhiên, lĩnh vực tài chính y tế còn một số vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong thời gian gần đây đã tăng lên, nhưng vẫn thấp so với nhu cầu (dưới 50%). Ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế chưa đáp ứng được các yêu cầu đầu tư phát triển ngành y tế. Tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình vẫn cao, ở trên mức 50%. Chi từ quỹ BHYT cho y tế rất thấp, mới chiếm 17,9% tong chi y tế năm 2009. Tong giá trị viện trợ và vay nước ngoài hàng năm còn chiếm 1,8% tổng chi y tế và có khả năng sẽ giảm trong tương lai do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình [4;5;12].

Mặt khác, giai đoạn này Chính phủ chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế nhằm huy động các nguồn lực của xã hội khi mà đầu tư công cho y tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Cùng với việc các luật BHYT, luật khám chữa bệnh (KCB),…đã được thông qua và có hiệu lực đang dẫn đến những tác động cả tích cực và tiêu cực trong hệ thống y tế mà Chính phủ đang yêu cầu phải đánh giá đầy đủ hơn để có những chính sách thích hợp [5;26]. Nghiên cứu thực trạng tài chính y tế Việt Nam và mỗi liên quan giữa bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế nhằm mục đích mô tả thực trạng nguồn và chi tiêu tài chính của nước ta, và mỗi liên quan giữa sử dụng bảo hiểm y tế với sử dụng dịch vụ y tế giai đoạn 2002-2010. Nghiên cứu cũng giúp xác định các vấn đề ưu tiên liên quan đến lĩnh vực tài chính y tế, từ đó nêu ra các giải pháp phù hợp có thể đưa vào kế hoạch 5 năm tới của ngành y tế.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng tài chính y tế Việt Nam giai đoạn 2002-2010

2. Phân tích mỗi liên quan giữa sử dụng bảo hiểm y tế với sử dụng dịch

vụ y tế giai đoạn 2002-2010

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9

1.1 Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản của hệ thống tài chính y tế 9

1.1.1 Một số khái niệm chung 9

1.1.2 Mục tiêu và chức năng của hệ thống tài chính y tế 10

1.1.3 Cơ chế tài chính y tế 12

1.1.4 Tính công bằng của hệ thống tài chính y tế 13

1.1.5 Tong chi tiêu y tế quốc gia, chi công và chi tư cho y tế 15

1.2 Hệ thống tài chính y tế Việt Nam 16

1.2.1 Luồng tài chính và cơ chế tài chính y tế 16

1.2.2 Mức chi y tế 18

1.2.3 Cơ cấu chi y tế tại Việt Nam 19

1.2.4 So sánh quốc tế 20

1.3 Chính sách liên quan đến tài chính y tế tại Việt Nam 21

1.3.1 Chính sách liên quan đến NSNN cho y tế 21

1.3.2 Chính sách liên quan đến BHYT 23

1.3.3 Chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực y tế 24

1.3.4 Cách tính một số chỉ số 25

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Địa điểm nghiên cứu 28

2.2 Vật liệu nghiên cứu 28

2.3 Phương pháp nghiên cứu 28

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 28

2.3.2 Cơ mẫu và cách chọn mẫu 29

2.3.3 Phương pháp thu thập thông tin 29

2.3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 29

2.3.5 Các chỉ số và biến số nghiên cứu 29

2.4 Sai số và hạn chế sai số 30

2.5 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 31

2.6 Hạn chế của nghiên cứu 31

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1 Nguồn và chi tiêu tài chính y tế Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2010 32

3.1.1 Tổng nguồn tài chính y tế 32

3.1.1.1 Cơ cầu cầu nguồn tài chính y tế xã hội 35

3.1.1.2 Các nguồn tài chính y tế chi từ NSNN 38

3.1.1.3 Các nguồn tài chính y tế chi từ ngoài NSNN 41

3.1.2 Sử dụng nguồn tài chính y tế tại Việt Nam 42

3.1.2.1 Sử dụng nguồn tài chính y tế phân theo loại dịch vụ y tế …. 42

3.1.2.2 Sử dụng nguồn tài chính y tế phân theo mục chi 44

3.1.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính y tế quan trọng của Việt Nam

theo thời gian 45

3.2 Mỗi liên quan giữa bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế giai đoạn 2002-2010 49

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 53

4.1 Nguồn và chi tiêu tài chính y tế Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2010 53

4.2 Mỗi liên quan giữa bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế giai đoạn 2002-2010 58

KẾT LUẬN 60

KIẾN NGHỊ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment