Nghiên cứu thực trạng tài chính y tế Việt Nam-phân tích mối liên quan giữa bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế
Luận văn Nghiên cứu thực trạng tài chính y tế Việt Nam-phân tích mối liên quan giữa bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế.Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế, ngành y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, sức khỏe nhân dân đã được cải thiện một cách rõ rệt và toàn diện. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam (72,8 tuổi) cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan (72 tuổi), Philippin (70 tuổi)… [1;6]. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở nước ta đã giảm nhanh trong hai thập kỷ gần đây, từ 55%0 năm 1983 xuống còn 16%0 năm 2009 [1;4]. Mặc dù nhiều chỉ số về sức khỏe con người đã được cải thiện nhanh nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình. Số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên thế giới vào năm 2009 [6;26].
Tài chính y tế là một trong 6 thành phần chủ chốt của hệ thống y tế, có tác động quan trọng đến định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển của hệ thống y tế [6]. Trong những năm gần đây, nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách liên quan đến tài chính y tế như tăng nguồn tài chính công cho y tế; thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân; đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính… đã giúp cho Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về y tế với nguồn ngân sách còn hạn chế. Tổng mức chi toàn xã hội cho y tế của Việt Nam tăng khá nhanh trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn 1998-2008, tính theo giá so sánh, tốc độ tăng chi y tế bình quân hàng năm đạt 9,8% cao hơn so với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,2% [6; 11; 12]. Tổng chi y tế so với GDP tăng qua các năm giai đoạn 1998-2008 và đạt 6,4% GDP năm 2008. Trong khi theo tổ chức Y tế thế giới, tổng chi cho y tế cần chiếm ít nhất 4-5% GDP đã có thể đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân [5; 12]. So với nhiều nước khác Việt Nam có tỷ lệ tổng chi y tế so với GDP cao hơn mặc dù GDP bình quan đầu người của Việt Nam thấp hơn như Ma-lai-xia, Thái Lan…[5]
Tuy nhiên, lĩnh vực tài chính y tế còn một số vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong thời gian gần đây đã tăng lên, nhưng vẫn thấp so với nhu cầu (dưới 50%). Ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế chưa đáp ứng được các yêu cầu đầu tư phát triển ngành y tế. Tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình vẫn cao, ở trên mức 50%. Chi từ quỹ BHYT cho y tế rất thấp, mới chiếm 17,9% tong chi y tế năm 2009. Tong giá trị viện trợ và vay nước ngoài hàng năm còn chiếm 1,8% tổng chi y tế và có khả năng sẽ giảm trong tương lai do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình [4;5;12].
Mặt khác, giai đoạn này Chính phủ chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế nhằm huy động các nguồn lực của xã hội khi mà đầu tư công cho y tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Cùng với việc các luật BHYT, luật khám chữa bệnh (KCB),…đã được thông qua và có hiệu lực đang dẫn đến những tác động cả tích cực và tiêu cực trong hệ thống y tế mà Chính phủ đang yêu cầu phải đánh giá đầy đủ hơn để có những chính sách thích hợp [5;26]. Nghiên cứu thực trạng tài chính y tế Việt Nam và mỗi liên quan giữa bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế nhằm mục đích mô tả thực trạng nguồn và chi tiêu tài chính của nước ta, và mỗi liên quan giữa sử dụng bảo hiểm y tế với sử dụng dịch vụ y tế giai đoạn 2002-2010. Nghiên cứu cũng giúp xác định các vấn đề ưu tiên liên quan đến lĩnh vực tài chính y tế, từ đó nêu ra các giải pháp phù hợp có thể đưa vào kế hoạch 5 năm tới của ngành y tế.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tài chính y tế Việt Nam giai đoạn 2002-2010
2. Phân tích mỗi liên quan giữa sử dụng bảo hiểm y tế với sử dụng dịch vụ y tế giai đoạn 2002-2010
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1.1 Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản của hệ thống tài chính y tế 9
1.1.1 Một số khái niệm chung 9
1.1.2 Mục tiêu và chức năng của hệ thống tài chính y tế 10
1.1.3 Cơ chế tài chính y tế 12
1.1.4 Tính công bằng của hệ thống tài chính y tế 13
1.1.5 Tong chi tiêu y tế quốc gia, chi công và chi tư cho y tế 15
1.2 Hệ thống tài chính y tế Việt Nam 16
1.2.1 Luồng tài chính và cơ chế tài chính y tế 16
1.2.2 Mức chi y tế 18
1.2.3 Cơ cấu chi y tế tại Việt Nam 19
1.2.4 So sánh quốc tế 20
1.3 Chính sách liên quan đến tài chính y tế tại Việt Nam 21
1.3.1 Chính sách liên quan đến NSNN cho y tế 21
1.3.2 Chính sách liên quan đến BHYT 23
1.3.3 Chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực y tế 24
1.3.4 Cách tính một số chỉ số 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Địa điểm nghiên cứu 28
2.2 Vật liệu nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 28
2.3.2 Cơ mẫu và cách chọn mẫu 29
2.3.3 Phương pháp thu thập thông tin 29
2.3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 29
2.3.5 Các chỉ số và biến số nghiên cứu 29
2.4 Sai số và hạn chế sai số 30
2.5 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 31
2.6 Hạn chế của nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 Nguồn và chi tiêu tài chính y tế Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2010 32
3.1.1 Tổng nguồn tài chính y tế 32
3.1.1.1 Cơ cầu cầu nguồn tài chính y tế xã hội 35
3.1.1.2 Các nguồn tài chính y tế chi từ NSNN 38
3.1.1.3 Các nguồn tài chính y tế chi từ ngoài NSNN 41
3.1.2 Sử dụng nguồn tài chính y tế tại Việt Nam 42
3.1.2.1 Sử dụng nguồn tài chính y tế phân theo loại dịch vụ y tế …. 42
3.1.2.2 Sử dụng nguồn tài chính y tế phân theo mục chi 44
3.1.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính y tế quan trọng của Việt Nam
theo thời gian 45
3.2 Mỗi liên quan giữa bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế giai đoạn 2002-2010 49
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 53
4.1 Nguồn và chi tiêu tài chính y tế Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2010 53
4.2 Mỗi liên quan giữa bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế giai đoạn 2002-2010 58
KẾT LUẬN 60
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2009). Báo cáo kết quả suy rộng mẫu trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009. Nhà xuất bản Thống kê.
2. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005). Nghị quyết của Bộ Chính trị (khóa IX) số 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 về “tăng cường lãnh đạo đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.
3. Bộ Y tế – Bộ tài chính – Bộ Nội Vụ (2004). Thông tư liên tịch số 13/2004/TTLT-BYT-BTC-BNV ngày 27/2/1004: Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập.
4. Bộ Y tế (2006). “Công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới “, Báo cáo Y tế 2006, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr 135-167.
5. Bộ Y tế – Nhóm đối tác y tế (2008). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008 – Tài chính y tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế – Nhóm đối tác y tế (2010). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010 – Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-
2015, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Bộ Y tế – Nhóm đối tác y tế (2011). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2011 – Nâng cao năng lực quản lý, đổi mới tài chính y tế để thực hiện kế hoạch 5 năm ngành y tế, 2001-2015, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.64
8. Bộ Y tế (2008). Đề án đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính (tiền lương, giá dịch vụ y tế) đối với cơ sở y tế công lập.
9. Bộ Y tế (2005). Quyết định số 2194/QĐ-BYT ngày 21/6/2005 về phê duyệt đề án phát triển xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
10.Bộ Y tế (2006). Tài khoản Y tế quốc gia về HIV/AIDS thực hiện ở Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
11.Bộ Y tế (2008). Tài khoản Y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 2000-2006, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
12.Bộ Y tế (2010). Tài khoản Y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 1998-2008, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
13.Bộ Y tế (2011). Tài khoản Y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 2000-2010, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
14.Bộ Y tế (2005). Tài liệu học tập Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mơi. Nhà xuất bản Y học.
15.Bộ Y tế – Ngân hàng phát triển châu Á (2005). Tài chính y tế ở Việt Nam: tạo điều kiện cho người nghòe có khả năng chi trả cho dịch vụ y tế. Nhà xuất bản Y học. tr 54-78.
16.Chính phủ Việt Nam (2006). Nghị định 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2006.65
17.Chính phủ Việt Nam (2009). Nghị định số 62/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT.
18.Chính phủ Việt Nam (2009). Nghị định số 64/2009/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.
19.Dương Huy Liệu, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Hoàng Long và cộng sự (2006). Tài chính y tế từ góc độ hộ gia đình và người sử dụng dịch vụ y tế. Nhà xuất bản Y học. tr 6-28.
20.Ngân hàng Thế giới (2004). Báo cáo chuyên đề: Việt Nam Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo. Nhà xuất bản Tài chính, tr 24-36.
21.Ngân hàng Thế giới (2008). Báo cáo chuyên đề: Tài chính và cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hướng tới tương lai. Nhà xuất bản y học, tr 39-89.
22.Phạm Mạnh Hùng (2008). Báo cáo chuyên đề: “tình hình tài chính y tế của Việt Nam. Tạp chí thông tin y dược. tr 1-8.
23.Quốc hội (2008). Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỹ họp thứ 3, số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
24.Quốc hội (2002). Điều 1, Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về ngân sách nhà nước.
25.Trần Thị Mai Oanh (2003). Báo cáo cho Ngân hàng phát triển châu Á: “Tổng quan tình hình chi tiêu công trong ngành y tế. tr 12-20.
26.UNDP (2009). Báo cáo phát triển con người – Vượt qua rào cản: Di cư và phát triển con người (HDR2009).66
27.Văn phòng Chính phủ (2008). Thông báo số 246/TB-VPCP ngày 08/9/2008 về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về: “Đề án xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công cộng và tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.
28.Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Y tế (2007). Cơ cấu chi ngân sách khám chữa bệnh tại các bệnh viện công ở nước tà hiện nay: Thực trạng, thách thức và giải pháp.p
29.WHO (2008). Chiến lược tài chính y tế cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (2010-2015