Nghiên cứu thực trạng thể chất và tâm-vận động của trẻ mắc động kinh dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Nghiên cứu thực trạng thể chất và tâm-vận động của trẻ mắc động kinh dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Luận văn Nghiên cứu thực trạng thể chất và tâm-vận động của trẻ mắc động kinh dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Động kinh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện sớm ở lứa tuổi nhỏ, đặc biệt là dưới 5 tuổi chiếm tới 60%. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, động kinh chiếm từ 0,5-1% dân số, ở các nước đang phát triển tỷ lệ có thể gấp 2,5 lần. Theo các thống kê về bệnh tật ở Việt Nam, động kinh chiếm khoảng 0,5% dân số [1],[2].

Trẻ động kinh có đến % trường hợp không rõ nguyên nhân, số còn lạị là do các tổn thương thực thể ở não. Các tổn thương có thể do dị tật bẩm sinh như teo não, thiểu sản hoặc teo thể chai, kém phát triển hồi não, loạn sản vỏ não, các u mạch não….,các tổn thương mắc phải như nhiễm trùng bào thai, ngạt chu sinh, chảy máu trong não, viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương đầu. [3]. Nhờ các phương tiện chẩn đoán hiện nay như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, PET cắt lớp., cũng như các phương pháp chẩn đoán gen trong động kinh, các nguyên nhân gây động kinh đã được phát hiện nhiều hơn so với trước đây.
Nghiên cứu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây động kinh đã được nhiều tác giả trên thế giới thông báo. Ali Cansu và CS (2007) đã thấy các yếu tố nguy cơ động kinh là suy giảm thần kinh, co giật do sốt cao, chấn thương đầu nặng, tiền sử gia đình bị động kinh. [4]. Thomas Varghese Atlumalil và CS (2011) đã tìm thấy yếu tố nguy cơ động kinh là đẻ thấp cân, co giật xảy ra trong tuần đầu tiên, chảy máu trong sọ, chấn thương đầu, phát triển bất thường tâm vận động, tiền sử động kinh gia đình, nhiễm trùng bào thai [5].
Động kinh là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ nhỏ chậm phát triển tâm – vận động, nhất là những trẻ động kinh có nguyên nhân tổn thương thực thể tại não. SO Iloeje (1989) nghiên cứu về chậm phát triển tâm thần ở trẻ động kinh tại Nigeria cho thấy tỷ lệ 51,0% trẻ bị động king có chậm phát triển tâm vận động [6].
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, điều trị, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ động kinh, các tác giả đều nhận thấy có một tỷ lệ lớn trẻ bệnh chậm phát triển tâm – vận động. Lê Sỹ Hùng (2002) đã nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, điện não đồ, sự phát triển tâm lý – vận động ở bệnh nhân hội chứng Lennox – Gastaut cho thấy tỷ lệ chậm phát triển tâm vận động là 100% [7]. Nguyễn Thu Hiền (2012) đã nghiên cứu một số yếu tố dịch tễ học lâm sàng và đáp ứng điều trị của hội chứng West cho thấy tình trạng chậm phát tiển tâm vận động của trẻ chiếm đến 89,1% [8].
Một nguyên nhân quan trọng khác là thuốc kháng động kinh như phenobarbital, tegretol, depakine …Các thuốc điều trị này không tránh khỏi gây độc tế bào nhất là trong các trường hợp dùng nhiều thuốc kết hợp với liều cao kéo dài, có một số thuốc làm cho trẻ chậm vận động và nhận thức.
Các cơn co giật xảy ra nhiều sẽ gây nên tổn thương não thứ phát do thiếu máu, thiếu oxy cục bộ và hậu quả ảnh hưởng đến phát triển tâm – vận động. Nguyễn Văn Thắng và CS (2014) đã nghiên cứu tình trạng thiếu oxi, thiếu máu cục bộ não ở thời kỳ chu sinh cho thấy có đến 50,0% trường hợp chậm phát triển thể chất và tâm – vận động [9].
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của động kinh đến phát triển thể chất, tâm vận- động và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến phát triển tâm – vận động ở trẻ 1 tháng đến dưới 5 tuổi bị động kinh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng thể chất và tâm-vận động của trẻ mắc động kinh dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Với mục tiêu:
1) Mô tả thực trạng phát triển thể chất và tâm – vận động ở trẻ mắc động kinh từ 1 tháng đến dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
2) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến phát triển tâm – vận động ở trẻ mắc động kinh từ 1 tháng đến dưới 5 tuổi. 
ĐẶT VẤN ĐỀ  Nghiên cứu thực trạng thể chất và tâm-vận động của trẻ mắc động kinh dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    5
1.1.     CO GIẬT VÀ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM    5
1.1.1.     Định nghĩa co giật và động kinh    5
1.1.2.    Nguyên nhân co giật ở trẻ em    5
1.1.3.    Các yếu tố nguy cơ động kinh    7
1.1.4.    Phân loại co giật và động kinh    8
1.1.5.    Một số đặc điểm của cơn co giật cục bộ    9
1.1.6.    Một số đặc điểm của cơn co giật toàn thể    11
1.2.    HỘI CHỨNG ĐỘNG KINH    16
1.2.1.    Động kinh từng phần liên quan tự phát    16
1.2.2.    Hội chứng động kinh toàn thể    19
1.2.3.     Các nghiên cứu về tâm thần, vận động ở bệnh nhân động kinh    23
1.3.    QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT, TÂM THẦN, VẬN ĐỘNG
Ở TRẺ EM    24
1.3.1.    Quá trình phát triển thể chất ở trẻ em dưới 5    tuổi    25
1.3.2.    Quá trình phát triển tâm thần, vận động trẻ dưới 6 tuổi    25
1.3.3.    Các phương pháp đánh giá và chẩn đoán các rối loạn phát triển
tâm thần, vận động ở trẻ em    32
1.3.4.    Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân các rối loạn phát
triển tâm thần vận động ở trẻ em bị động kinh    36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    37
2.1.    ĐỐI TƯỢNG    37
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    37
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    37
2.2.2.    Nội dung nghiên cứu    38
2.2.3.     Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá    41
2.3.    Xử lý số liệu    43 
2.4.    Đạo đức trong nghiên cứu    43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    44
3.1.    ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA TRẺ ĐỘNG KINH    44
3.1.1.    Phân bố theo nhóm tuổi và giới    44
3.1.2.    Phân bố theo địa dư    45
3.1.3.    Phân bố theo thể cơn động kinh    45
3.1.4.    Tỷ lệ bệnh nhi xác định được nguyên nhân    46
3.1.5.    Phân bố mức độ nặng, nhẹ về thời gian cơn, tần số cơn    48
3.1.6.    Tuổi xuất hiện cơn co giật đầu tiên    49
3.2.    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT    49
3.2.1.    Sự phát triển cân nặng theo tuổi    49
3.2.2.    Phân bố mức độ suy dinh dưỡng ở các lứa tuổi    50
3.2.3.    Sự phát triển chiều cao theo tuổi    51
3.2.4.    Sự phát triển cân nặng theo chiều cao    51
3.2.5.    Sự phát triển vòng đầu theo tuổi    52
3.2.6.    Tình trạng thể chất theo thể động kinh    52
3.3.    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÂM VẬN ĐỘNG    53
3.3.1.    Thực trạng phát triển tâm- vận động    53
3.3.2.    Tình trạng phát triển tâm- vận động theo từng lĩnh vực của trắc
nghiệm Denver II    53
3.3.3.    Tình trạng phát triển triển tâm -vận động theo nhóm tuổi    54
3.3.4.    Tình trạng phát triển triển tâm -vận động theo thể động kinh    55
3.3.5.    Tình trạng phát triển triển tâm -vận động theo nguyên nhân    56
3.4.    MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÂM-VẬN
ĐỘNG Ở TRẺ BỊ ĐỘNG KINH    57
3.4.1.    Một số yếu tố liên quan của quá trình diễn biến, điều trị bệnh và
dinh dưỡng    57
3.4.2.    Các yếu tố tiền sử liên quan đến phát triển tâm -vận động ở trẻ
động kinh    62
Chương 4: BÀN LUẬN    64
4.1.    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHI ĐỘNG KINH    64
4.1.1.    Phân bố theo tuổi và giới    64
4.1.2.    Phân bố theo địa dư    66
4.1.3.    Phân bố theo thể động kinh    66
4.1.4.    Phân bố theo nguyên nhân    67
4.1.5.    Phân bố mức độ về thời gian, tần số cơn co giật    68
4.2.    Thực trạng phát triển thể chất    69
4.2.1.    Sự phát triển cân nặng, chiều cao cơ thể của trẻ bệnh    69
4.2.2 Sự phát triển vòng đầu của bệnh nhi    71
4.2.3.    Tình trạng thể chất theo thể động kinh    71
4.3 TÌNH TRẠNG TÂM – VẬN ĐỘNG Ở TRẺ ĐỘNG KINH    72
4.3.1.    Tình trạng tâm vận động ở bệnh nhi động kinh    72
4.3.2.    Tình trạng tâm -vận động theo từng lĩnh vực trắc nghiệm Denver II . 73
4.3.3.    Sự chậm tâm thần, vận động ở bệnh nhi động kinh theo nhóm tuổi … 75
4.3.4.    Sự phát triển tâm-vận động ở bệnh nhi theo các thể động kinh … 75
4.3.5.     Sự phát triển tâm-vận động theo nguyên nhân    76
4.4.    MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN TÂM – VẬN . 77 ĐỘNG Ở TRẺ ĐỘNG KINH    77
4.4.1.     Đặc điểm quá trình diễn biến bệnh, điều trị và tình trạng thể chất 77
4.4.2.    Một số yếu tố tiền sử liên quan đến sự chậm phát triển tâm vận
động ở bệnh nhi động kinh    80
KẾT LUẬN    83
KIẾN NGHỊ    84
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
Bảng 3.1.    Phân bố    trẻ bệnh theo nhóm tuổi và giới    44
Bảng 3.2.    Phân bố    trẻ bệnh theo địa dư    45
Bảng 3.3.    Phân bố    dạng cơn động kinh theo nhóm tuổi    45
Bảng 3.4.    Các thể    động kinh và các hội chứng động kinh chủ yếu    46
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhi động kinh xác định được nguyên nhân    46
Bảng 3.6. Các nguyên nhân động kinh được xác định    47
Bảng 3.7. Phân bố thời gian kéo dài của cơn động kinh    48
Bảng 3.8. Số cơn giật trong những ngày đầu của trẻ động kinh    48
Bảng 3.9. Tuổi xuất hiện cơn co giật đầu tiên    49
Bảng 3.10. Cân nặng theo tuổi (Theo WHO)    49
Bảng 3.11. Phân bố mức độ suy dinh dưỡng theo tuổi    50
Bảng 3.12. Chiều cao theo tuổi    51
Bảng 3.13. Cân nặng theo chiều cao    51
Bảng 3.14. Vòng đầu theo tuổi    52
Bảng 3.15. Tình trạng thể chất theo thể động kinh    52
Bảng 3.16. Thực trạng phát triển tâm- vận động    53
Bảng 3.17. Tình trạng phát triển tâm -vận động theo    từng lĩnh vực    53
Bảng 3.18. Tình trạng phát triển tâm- vận động theo    nhóm tuổi    54
Bảng 3.19. Tình trạng phát triển triển tâm vận động theo thể động kinh    55
Bảng 3.20. Phát triển triển tâm vận động ở bệnh nhi hội chứng Wets và
Lennox – Glastaut    55
Bảng 3.21. Tình trạng phát triển triển tâm vận động theo nguyên nhân    56
Bảng 3.22. Liên quan của tuổi xuất hiện cơn co giật đầu tiên tới phát triển
tâm- vận động    57
Bảng 3.23. Liên quan của thể động kinh tới phát triển tâm vận động    58 
Bảng 3.24. Liên quan của thời gian cơn động kinh đến phát triển tâm –
vận động    58
Bảng 3.25. Liên quan của tần số cơn động kinh ở giai đoạn khởi phát tới phát
triển tâm vận động    59
Bảng 3.26. Liên quan của liệu pháp thuốc kháng động kinh    59
Bảng 3.27. Liên quan của thời gian điều trị thuốc kháng động kinh    60
Bảng 3.28. Liên quan của nguyên nhân động kinh    60
Bảng 3.29. Liên quan tình trạng dinh dưỡng đến phát triển tâm -vận động … 61 Bảng 3.30. Các yếu tố tiền sử liên quan tới chậm phát triển tâm vận động … 62 
Hình 1.1. Là ví dụ về các gai thùy trán ở trẻ bị động kinh thùy trán ở một
trẻ 14 tuổi    11
Hình 1.2. Co giật cơn vắng điển hình ở trẻ 8 tuổi với động kinh cơn vắng. 13
Hình 1.3. Cơn vắng không điển hình ở trẻ 9 tuổi bị HC Lennox-Gastaut…. 13
Hình 1.4. Sự mất đồng bộ của điện não đồ trong cơn giật cứng ở một trẻ 11 tuổi bị cơn giật cứng    15

Leave a Comment