Nghiên cứu thực trạng tiếp cận thuốc, thuốc thiết yếu tại một số trạm y tế xã thuộc 24 tỉnh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu cũng đủ chữa 80% chứng bệnh trong cộng đồng [5]. Ở Việt Nam, Nhà nước ban hành danh mục thuốc thiết yếu (cứ 3 – 5 năm 1 lần) dựa trên mô hình bệnh tật, tình hình kinh tế xã hội cũng như các tuyến điều trị của Việt Nam.
Đặng Thế Tháp (1996) đã có một số nhận định về vốn thuốc, nhân lực y tế, sử dụng vốn, số lượng và tỷ lệ thuốc thiết yếu tại 8 xã [4], Phạm Gia Khánh (1999) đã đưa ra một số nhận xét về số loại mặt hàng kinh doanh thuốc, tỷ lệ thuốc thiết yếu ở một số trạm y tế [3]; Trần Văn Hiến và cộng sự (1999) có đề cập đến quầy dược và kinh doanh thuốc hàng tháng tại 19 trạm y tế xã (TYTX) [2];… song hiện tại vẫn còn quá ít nghiên cứu toàn diện về thực trạng tiếp cận và sử dụng thuốc thiết yếu, nhất là ở tuyến xã [1].
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Mô tả thực trạng tiếp cận thuốc, thuốc thiết yếu tại một số trạm y tế xã thuộc 24 tỉnh trong cả nước.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
– Địa điểm nghiên cứu: 176 trạm y tế xã (TYTX) tại 48 huyện thuộc 24 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái: vùng 1:Tây Bắc; vùng 2: Đông bắc; vùng 3: Đồng bằng sông Hồng; vùng 4: Bắc Trung Bộ; vùng 5: Duyên hải Nam Trung bộ; vùng 6: Tây Nguyên; vùng 7: Đông Nam Bộ; vùng 8: Đôngg bằng sông Cửu Long.
– Đối tượng nghiên cứu:
+ Cán bộ y tế: Trưởng trạm y tế, người bán thuốc tại quầy thuốc trạm y tế.
+ Các báo cáo, sổ sách ghi chép ban đầu; số liệu thống kê liên quan đến thuốc; sổ khám chữa bệnh; đơn thuốc; quầy thuốc, các tủ thuốc tại trạm y tế.
Thời gian nghiên cứu: tháng 2 – 12/2008.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích