Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.Bệnh sốt rét (SR) là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) gây nên và muỗi Anopheles (An.) là véc tơ truyền bệnh, hậu quả của nó gây nên những thiệt hại to lớn về sức khỏe và tính mạng của con người, là yếu tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước. Sự lan truyền bệnh SR phụ thuộc vào 3 yếu tố: KSTSR, muỗi truyền bệnh và con người, diễn ra trong một môi trường phù hợp, quan hệ tương hỗ với các điều kiện của môi trường và được mô tả là một hệ sinh thái tự nhiên [41].

Theo số liệu thống kê, sau giai đoạn bùng nổ SR (1991-1992) đến nay, tình hình SR ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2010, cả nước có 21 người chết do SR, giảm 48,7% so với năm 2006; tỷ lệ mắc SR năm 2010 giảm 42,6% và số người có KSTSR giảm 22,63% so với năm 2006. Trong 5 năm (2006 – 2010) cả nước đã có 59 tỉnh, thành phố không có dịch SR; 39 tỉnh, thành phố không có người chết do SR [37].
Trong chương trình Phòng chống sốt rét (PCSR) ở Việt Nam hiện nay, biện pháp chính PCSR là “đi hai chân” diệt véc tơ và điều trị diệt KSTSR, phối hợp với biện pháp “bền vững” khác như truyền thông giáo dục sức khỏe, đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, diễn biến bệnh SR ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng rừng núi có nhiều nhóm dân đến khai thác lâm sản, làm rừng, rẫy ngủ lại qua đêm vẫn còn là vấn đề dai dẳng, phức tạp. Do đó, việc PCSR ngoài những khó khăn về địa bàn, về chuyên môn kỹ thuật như KSTSR kháng thuốc điều trị, muỗi kháng hoá chất diệt, thì PCSR cho các đối tượng đi rừng, rẫy ngủ lại qua đêm hiện nay là vấn đề nan giải, thách thức.
Xã Đak Nhau là một xã miền núi thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nặng của tỉnh Bình Phước, hội đủ các đặc trưng về tình hình SR, về địa bàn và
về di biến động dân vào vùng SR, hơn nữa đây là điểm lần đầu tiên phát hiện KSTSR kháng thuốc điều trị đặc hiệu hiện nay [36].
Với mong muốn được tìm hiểu tất cả các thông tin về tình hình bệnh sốt rét (BNSR, KSTSR, muỗi SR…) và các yếu tố kinh tế, xã hội, hiểu biết và tham gia PCSR của cộng đồng. về PCSR, đồng thời qua đó đóng góp thêm ý kiến có cơ sở khoa học cho địa phương, cho chương trình PCSR một cách thực tế, cụ thể hơn, chúng tôi đề xuất tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”.
Mục tiêu:
1)    Xác định tỷ lệ mắc SR của cộng đồng dân cư tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
2)    Mô tả một số yếu tố liên quan đến mắc SR của người dân tại xã nghiên
cứu. 
KHUYẾN NGHỊ
1.    Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về phòng chống bệnh SR trong cộng đồng, đặc biệt với đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao kiến thức và cải thiện hành vi trong công tác phòng chống bệnh SR.
2.    Nhằm duy trì thành quả PCSR đã đạt được cần tiếp tục tăng cường giám sát nhóm có nguy cơ mắc SR cao như người đi rừng, ngủ rẫy. Áp dụng các biện pháp PCSR thích hợp cho những đối tượng này như tẩm võng, bọc võng với hóa chất diệt muỗi, cấp thuốc dự phòng.
3.    Tăng cường công tác giám sát vector SR, đặc biệt là tính nhạy, kháng của 2 vector truyền bệnh chính An.minimus và An.dirus với hóa chất diệt côn trùng để lựa chọn loại hóa chất và nồng độ phun, tẩm diệt phù hợp. Sử dụng màn tẩm hóa chất là biện pháp chủ yếu, chỉ phun tồn lưu hóa chất ở cụm dân cư gần rừng.
4.    Đẩy mạnh xã hội hóa công tác PCSR, mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp nhân dân, mọi ban ngành, đoàn thể trong xã đều có trách nhiệm đối với Chương trình Quốc gia Phòng chống sốt rét. 
Tài liệu tiếng Việt Nam Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
1.    Bộ Y tế (2009) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét. Hà Nội, trang 9 – 10.
2.    Lê Đình Công, Lê Xuân Hùng (1997) “Đánh giá kết quả PCSR ở Việt Nam giai đoạn 1992-1995” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991-1996), NXB Y học Hà Nội, tập 1, trang 7 – 26.
3.    Lê Đình Công, Trần Quốc Tuý, Lý Văn Ngọ (1997) “ Kết quả điều tra đánh giá hoạt động của dự án PCSR năm 1996 – 1997” Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh kỷ sinh trùng, Viện SR- KST- CT -TW số 3 năm 1997, trang 5 – 8.
4.    Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Duyên và CS “Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của muỗi An. dirus ” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 – 2000). Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn 2002.
5.    Lê Thành Đồng, Nguyễn Tân, Nguyễn Xuân Thiện, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Hoàng Truyền và CS (1997) “Nghiên cứu bệnh chứng về ngủ rẫy, đi rừng qua đêm và sốt rét ” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 – 2000). Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn 2002.
6.    Lê Thành Đồng, Nguyễn Tân, Huỳnh Văn Đôn, Nguyễn Xuân Thiện, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Văn Nam. “Các yếu tố nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sốt rét trong cộng đồng dân tộc Bana tỉnh Bình Định” Thông tin Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh kỷ sinh trùng. Viện Sốt rét KST-CT – TW, Hà Nội (4) 1998.
7.    Lê Thành Đồng (2001) “Nghiên cứu thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ mắc sốt rét trong cộng đồng các dân tộc vùng sốt rét lưu hành tỉnh Bình Định” Luận án tiến sỹy học.
8.    Lê Xuân Hùng, Trần Đình Đạo (2003) “Kết quả nghiên cứu ban đầu về đặc điểm dịch tễ học của nhóm dân di cư tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk” Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh kỷ sinh trùng. Viện SR- KST- CT TW số 3 năm 2003, trang 5 – 8.
9.    Trần Mạnh Hạ và CS (2002) “ Một số yếu tố nguy cơ về xã hội và tập quán ảnh hưởng đến tình hình sốt rét tại Lâm Đồng, Việt Nam” Tạp chí y học thực hành, hội nghị khoa học y dược Viện – Trường Tây Nguyên – Khánh Hòa 2004, Bộ Y tế xuất bản năm 2004, trang 282 – 290.
10.    Đào Hường (1999) “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống sốt rét của người dân xã Cầu Bà, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996-2000, NXB Y học 2001. 
11.    Võ Văn Lãnh, Huỳnh Văn Đôn (2000) “ Góp phần tìm hiểu một số yếu tố dịch tễ và côn trùng truyền bệnh sốt rét ở cộng đồng dân tộc Bana Vĩnh Kim, Vĩnh Thạnh, Bình Định ” Báo cáo khoa học chuyên ngành SR-KST- CT khu vực MT-TN. Viện SR- KST- CT Quy Nhơn 2002, trang 123.
12.    Trần Bá Nghĩa, Nguyễn Võ Hinh, Võ Đại Phú (1998) “ Đánh giá tình hình sử dụng màn chống muỗi và sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh sốt rét tại A Lưới, Thừa Thiên Huế ” Báo cáo khoa học chuyên ngành SR-KST-CT khu vực MT-TNgiai đoạn 1991-2000, trang 104 – 109.
13.    PCSR, chương trình QG PCSR, NXB Y học Hà Nội năm 2005 tr.12-18.
14.    Petra von dungern “SR ở các nước Đông Dương; Việt Nam điển hình PCSR thành công” (Bản dịch tiếng Việt của Lê Xuân Hùng) Tạp chí phòng chống bệnh SR và bệnh KST, Viện sốt rét-KST-CT-TW, số 5/Năm 2002 tr.4-10.
15.    Vũ Thị Phan, Trần Quốc Tuý, Lê Xuân Hùng (1998) “Những đặc điểm dịch tễ học của bệnh sốt rét ở Việt Nam từ 1992-1997” Hội nghị khoa học về PCSR 1992-1997, Bộ Y tế xuất bản, trang 55 – 58.
16.    Vũ Thị Phan và CS ( 1987) “ Phân vùng dịch tễ và thực hành trong chương trình thanh toán sốt rét ở Việt Nam” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1981 -1986), Viện SR-KST-CT -TW, Hà Nội, trang 9 – 13.
17.    Vũ Thị Phan (2001), Dịch tễ học bệnh sốt rét và phòng chống sốt rét ở Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 21 – 36, 156 – 157, 176 – 187.
18.    Nguyễn Xuân Quang, Trương Văn Có, Lê Giáp Ngọ, Đỗ Công Tấn, Hồ Đắc Thoàn và CS (1999) “Các quần thể muỗi Anopheles trên các khu vực hệ thống thủy lợi, thủy điện và vùng cây công nghiệp ở Tây Nguyên” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học phòng chống sốt rét 1997 – 2002, NXB Y học năm 2002, trang 389 – 401.
19.    Nguyễn Xuân Quang, Lê Hữu Cầu, Trương Văn Có, Hồ Đắc Thoàn, Nguyễn Hồng Sanh và CS (2003) “Nghiên cứu sự liên quan giữa hai vector An.dirus và An. minimus với sinh cảnh rừng tự nhiên và cây công nghiệp ở huyện Chư Sê, Gia Lai ” Tạp chí y học thực hành hội nghị khoa học chuyên ngành kỷ sinh trùng, Bộ Y tế xuất bản năm 2004, trang 165 – 170.
20.    Ngô La Sơn, Nguyễn Quốc Típ và CS (2003) “Di biến động dân và tình hình sốt rét tại tỉnh Đắk Lắk 8 tháng đầu năm 2003” Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh kỷ sinh trùng. Viện SR- KST- CT -TW số 6 năm 2003, tr 11.
21.    Nguyễn Tân, Nguyễn Văn Chương và CS (1999) “Nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu tố tập quán, điều kiện kinh tế và tình hình sốt rét tại Kon Tum và Đắk Lắk” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học PCSR 1997¬2002, NXB Y học năm 2002 trang 127 – 138.
22.    Trương Văn Tấn và CS (2000) “Nghiên cứu dịch tễ, côn trùng truyền bệnh sốt rét và một số yếu tố liên quan ở cộng đồng dân tộc Sê – Đăng tỉnh
Quảng Nam” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996-2000, NXB Y học 2001.
23.    Phạm Văn Thân, Nguyễn Thị Minh Tâm, Phạm Hoàng Thế, Phạm Trí Tuệ, Hoàng Tân Dân, Trương Kim Phượng, Phan Thị Hương Liên “Ký sinh trùng sốt rét” Ký sinh trùng y học, NXB Y học 2001.
24.    Nguyễn Xuân Thao, Phan Văn Trọng (2002), “Thực trạng bệnh sốt rét huyện Ea Suop, tỉnh Đắk Lắk năm 1998 và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong phòng chống bệnh” Tạp chíy học thực hành số 10, Bộ Y tế xuất bản năm 2002, trang 9-12.
25.    Nguyễn Xuân Thao (1997), “Hiệu quả của truyền thông giáo dục trong phòng chống bệnh sốt rét trên 7 dân tộc định cư ở Tây Nguyên” Tạp chí y học thực hành số 447, Bộ Y tế xuất bản năm 2003, trang 42- 46.
26.    Lê Khánh Thuận, Nguyễn Tân, Lê Thành Đồng, Bùi Văn Đỉnh, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Duy Sơn và CS “ Nghiên cứu một số biện pháp khắc phục sốt rét gia tăng do di biến động (đi rừng, ngủ rẫy) ở Bình Tân (Bình Thuận) và Sơn Trạch (Quảng Bình)” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 – 2000). Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn 2002.
27.    Lê Khánh Thuận, Nguyễn Tân, Hồ Văn Hoàng, Lê Thành Đồng và CS “Một số đặc điểm dịch sốt rét khu vực miền Trung – Tây Nguyên từ 1976 – 1996 ” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 – 2000). Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn 2002.
28.    Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có, Nguyễn Trọng Xuân, Dương chí Thiện, Nguyễn Xuân Quang, Hồ Đắc Thoàn, Đặng Văn Phúc, Nguyễn Duy Sơn và CS (2001) “ Các yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến phòng chống bệnh sốt rét của cộng đồng cư dân ở Tây Nguyên ” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 – 2000). Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn 2002.
29.    Lê Khánh Thuận, Hồ Minh Hoàn, Nguyễn Văn Khá, Bùi Quốc Đạt và CS (2000) “Mùa truyền bệnh sốt rét ở Vân Canh” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 – 2000). Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn 2002.
30.    Ngô Văn Toàn, Nguyễn Hữu Phúc, Đỗ Văn Chính (2002) “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về sốt rét và phòng chống sốt rét tại huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng” Tạp chí y học thực hành, hội nghị khoa học y dược Viện – Trường Tây Nguyên – Khánh Hòa 2004, Bộ Y tế xuất bản năm 2004, trang 307 – 314.
31.    Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đình Tân, Nguyễn Thị Bình, Đào Ngọc Trung (1998) “Xây dựng mô hình truyền thông giáo dục xã hội hóa phòng chống sốt rét tại Kon Tum và Đắk Lắk” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 – 2000). Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn 2002.
32.    Hồ Tân Tiến (2009) “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét tại 2 xã Ea Tir và Ea Nam, huyện Ea H leo, tỉnh Đắk Lắk” Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học.
33.    Lê Ngọc Trọng, Lê Đình Công, Đoàn Hạnh Nhân, Lê Văn Tới, Nông Thị Tiến, Nguyễn Văn Hường và CS “Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp ở vùng sâu vùng xa” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1996 – 2000). Viện Sốt rét – KST – CT TW 2001.
34.    Trịnh Tường và CS “Nghiên cứu thực trạng sốt rét và một số yếu tố ảnh hưởng đến sốt rét ở 6 dân tộc: H’Mông, Dao. Phù Lá, Khơ Mú, Tày và Nùng tỉnh Lào Cai và Sơn La” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996-2000, NXB Y học 2001, tr 72-78.
35.    Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh Bình Phước (2011) Sơ kết công tác phòng chống sốt rét 06 tháng đầu năm 2011.
36.    Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM (2010) Báo cáo kết quả hoạt động 9 tháng năm 2010.
37.    Viện Sốt rét KST-CT – TW Hà Nội (2010) Hội nghị tổng kết công tác phòng chống sốt rét và giun sán giai đoạn 2006-2010, triển khai kế hoạch năm 2011 và giai đoạn sắp tới.
38.    Viện Sốt rét KST-CT – TW Hà Nội (2005) Hội nghị tổng kết công tác phòng chống sốt rét và giun sán giai đoạn 2001-2005, triển khai kế hoạch 2006¬2010.
39.    Viện Sốt rét KST-CT – TW Hà Nội (2010) Kế hoạch ngăn chặn sốt rét kháng artemisinin tại tỉnh Bình Phước.
40.    Website Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước (http://binhphuoc.gov.vn) Báo cáo tổng kết công tác xã hội hóa tỉnh Bình Phước năm 2009.
rr ^ • 1 • ^    , • Ấ    r    > •
Tài liệu tiêng nước ngoài.
41.    Gilles H.M (1993) “Diagnostic methods in malaria” Bruce Chwatt’s Essential malariology, pp.78-85.
42.    WHO (1993), A global strategy for malaria control, pp. 1-30.
43.    WHO (1994), Bench aids for the diagnoisis of malaria plates (8), PP.1-8
44.    WHO (1997), “Malaria in border areas of the South-East Asia and Western Pacific Region of WHO (report in the regional meeting on malaria control with empasison durg resistance), Manila, Philippines 21-24 Oct 1996, pp.34-36.
45.    WHO (1999), “microscopy diagnosis”, Basic microscopy for health workers and laboratory personnel, pp. 16-36.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Diễn biến sốt rét và phòng chống bệnh SR trên thế giới.    3
1.1.1.     Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới.    3
1.1.2.    Chương trình tiêu diệt và phòng chống bệnh SR trên thế giới.    3
1.2.     Tình hình sốt rét và PCSR ở Việt Nam.    5
1.2.1.    Giai đoạn 1958-1975.    5
1.2.2.    Giai đoạn 1976 – 1990.    5
1.2.3.    Giai đoạn 1991 – 2000.    5
1.2.4.    Giai đoạn 2001 – 2005.    6
1.2.5.    Mục tiêu chung PCSR 2006 – 2010.    6
1.3.    Tình hình sốt rét ở Bình Phước.    7
1.4.    Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét.    8
1.4.1.    Đối tượng nguy cơ.    9
1.4.2.    Yếu tố nguy cơ.    9
1.5.    Các nghiên cứu liên quan đến đề tài.    10
1.5.1.    Nghiên cứu về dịch tễ sốt rét.    10
1.5.2.    Nghiên cứu vector truyền bệnh sốt rét.    11
1.5.3.    Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét.    12
1.5.4.    Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh SR .    12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    15
2.1.    Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu.    15
2.1.1.    Địa điểm nghiên cứu.    15
2.1.2.    Đối tượng nghiên cứu.    17
2.1.3.    Thời gian nghiên cứu.    17
2.2.    Phương pháp nghiên cứu.    17
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu .    17
2.2.2.    Cỡ mẫu.    17
2.3.    Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu.    18
2.3.1.    Kỹ thuật và phương pháp điều tra KSTSR.    18
2.3.2.    Kỹ thuật điều tra và định loại muỗi Anopheles.    20
2.3.3.    Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có sốt và lách to    20
2.3.4.    Điều tra KAP và một số quy định về thuật ngữ.    20
2.3.5.    Khái niệm biết đúng, thái độ đúng và hành vi đúng trong điều tra KAP. 21
2.4.    Các chỉ số đánh giá.    22
2.4.1.    Sốt rét lâm sàng.    22
2.4.2.    Ký sinh trùng sốt rét.    22
2.4.3.    Muỗi truyền bệnh sốt rét.    23
2.5.    Các biến số và phương pháp thu thập.    24
2.6.    Công cụ thu thập số liệu.    25
2.7.    Phân tích, xử lý số liệu.    25
2.8.    Sai số có thể gặp và cách hạn chế.    25
2.9.    Y đức trong nghiên cứu.    26
2.10.    Liệt kê và định nghĩa biến số.    26
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU    30
3.1.    Tỷ lệ mắc sốt rét của cộng đồng dân cư tại xã Đak Nhau.    30
3.1.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.    30
3.1.2.    Tỷ lệ mắc sốt rét.    31
3.2.    Kết quả điều tra KAP.    36
3.2.1.    Đặc điểm đối tượng điều tra KAP.    36
3.2.2.    Hiểu biết về bệnh sốt rét.    3 8
3.2.3.    Thái độ của người dân về bệnh sốt rét.    41
3.2.4.    Thực hành phòng chống sốt rét.    44
3.3.    Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét.    48
3.3.1.    Yếu tố nguy    cơ đi rừng, ngủ rẫy và mắc sốt rét.    48
3.3.2.    Yếu tố nguy    cơ ngủ màn và mắc sốt rét.    48
3.3.3.    Vector truyền bệnh sốt rét.    49
Chương 4: BÀN LUẬN    50
4.1.    Tỷ lệ mắc sốt rét.    50
4.2.     Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét.    51
4.2.1.     Vector truyền bệnh sốt rét.    51
4.2.2.    Yếu tố nguy    cơ mắc sốt rét đối với người đi rừng, rẫy và ngủ lại.    51
4.2.3.    Yếu tố nguy    cơ mắc sốt rét đối với ngủ màn không thường xuyên.    52
4.2.4.    Những yếu tố sinh địa cảnh.    52
4.3.    Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt rét.    53
4.3.1.    Kiến thức về    nguyên nhân gây bệnh sốt rét.    53
4.3.2.    Kiến thức về    triệu chứng bệnh sốt rét.    53
4.3.3.    Kiến thức về    phòng chống bệnh sốt rét.    5 3
4.3.4.    Thái độ phòng chống sốt rét của người dân.    54
4.3.5.    Thực hành về phòng chống sốt rét.    54
KÉT LUẬN
1.     Tỷ lệ mắc sốt rét ở người dân tại xã nghiên cứu.    56
2.     Một số yếu tố nguy cơ đến mắc sốt rét ở xã nghiên cứu.    56
KHUYÉN NGHỊ    58
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

Leave a Comment