Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam.Trước thực tế Việt Nam đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (TNLS) thuốc, việc tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu và thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng (Good Clinical Practice – GCP) cần phải được đặc biệt chú trọng [49], [89], [99]. Nguyên tắc hàng đầu của GCP là phải bảo đảm quyền lợi, sự an toàn và sức khỏe của các đối tượng nghiên cứu, đây là điều quan trọng được đặt trên các mối quan tâm về khoa học và xã hội [1], [3], [29], [99].
Để đánh giá tính an toàn của một sản phẩm thuốc, người ta căn cứ trên tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các biến cố bất lợi (AE) và biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) diễn ra trong quá trình TNLS thuốc đó. Cùng với các số liệu về phản ứng có hại của thuốc sau khi lưu hành (ADR), các thông tin này sẽ tạo thành hồ sơ về tính an toàn của thuốc [2], [3], [5], [12], [13], [23-25]. Về mặt đạo đức, việc báo cáo biến cố bất lợi đúng qui định sẽ giúp ích cho việc bảo vệ an toàn cho đối tượng nghiên cứu và tính toàn vẹn của dữ liệu nghiên cứu [31], [52], [58]. Do vậy, việc ghi nhận, đánh giá, theo dõi, xử lý, báo cáo các biến cố bất lợi trong TNLS là yêu cầu bắt buộc trong bất kỳ đề cương nghiên cứu TNLS nào, nhằm bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng người tham gia nghiên cứu.
Trên thực tế, hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng trên Thế giới còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó đáng chú ý nhất là các vấn đề về số lượng, chất lượng và việc tuân thủ thời hạn báo cáo. Các nghiên cứu tổng quan trên Thế giới cho thấy gần 20% các bài báo được công bố không có thông tin về SAE, đồng nghĩa với việc thông tin về SAE chưa được quan tâm đúng mức. Trong số các TNLS có báo cáo SAE có tới 30% thử nghiệm có vấn đề về chất lượng báo cáo (thiếu thông tin, thiếu nhận định mối liên quan đến thuốc nghiên cứu…), gần 20% các báo cáo không đạt về mặt thời gian, đặc biệt là có hiện tượng báo cáo thiếu, thậm chí che giấu thông tin [31], [52], [53], [64], [74], [80]. Một nghiên cứu được2 thực hiện tại Việt Nam gần đây cho thấy có tới 83% TNLS không có bất kỳ một báo cáo SAE nào, trong số ít ỏi TNLS gửi báo cáo SAE có 16,7% báo cáo chất lượng chưa tốt và 50,6% số báo cáo nộp muộn so với quy định [10]. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc báo cáo biến cố bất lợi trong TNLS, các yếu tố này có thể khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh pháp luật, văn hóa – xã hội, trình độ nghiên cứu khoa học… của từng nước [21], [22], [29], [58], [61], [65], [81]. Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu đã thực hiện trên
Thế giới đều chưa tiếp cận được dữ liệu nguồn là các báo cáo SAE từ các bệnh viện triển khai TNLS, mà chủ yếu mới dựa vào tổng quan từ các công trình đã công bố, do vậy thực trạng về số lượng, chất lượng, vấn đề tuân thủ thời gian báo cáo, đặc biệt vấn đề báo cáo thiếu còn chưa được đánh giá một cách khách quan, chính xác [35], [37], [52], [53], [55], [63], [77], [79]. Thêm vào đó, các nghiên cứu còn khá rời rạc, chưa căn cứ thực trạng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng và từ đó đưa ra các giải pháp tương ứng để giải quyết các tồn tại [20], [58], [61].
Tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tổng thể thực trạng báo cáo SAE ở trong nước để xem xét chất lượng báo cáo đã bảo đảm phát hiện những vấn đề liên quan đến an toàn của thuốc thử nghiệm hay chưa, có báo cáo thiếu hay không và nếu có, thực trạng báo cáo thiếu đang ở mức độ nào. Việc báo cáo đã tuân thủ quy định của cơ quan quản lý chưa, thực hành báo cáo SAE của các nghiên cứu viên đang ở mức độ nào, hệ thống báo cáo SAE tại các bệnh viện thử nghiệm có hay không và nếu có thì đã vận hành hiệu quả chưa. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng và cần phải làm gì để cải thiện hoạt động này… Những vấn đề này liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của người tham gia nghiên cứu và của cộng đồng sau khi thuốc được đưa ra sử dụng rộng rãi, cần phải được nghiên cứu kỹ càng và giải đáp dựa trên các bằng chứng khoa học để định hướng cho các can thiệp quản lý.3
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu làm thế nào để cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong TNLS thuốc hóa dược tại Việt Nam, cần có được bức tranh tổng thể chính xác về thực trạng hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng có thể có, trên cơ sở đó đề xuất và triển khai các can thiệp phù hợp để cải thiện chất lượng hoạt động báo cáo.
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược năm 2014.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược.
3. Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược giai đoạn năm 2015 – 2017
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………..4
1.1. Thử nghiệm lâm sàng thuốc và thực trạng triển khai thử nghiệm lâm sàng
thuốc tại Việt Nam ……………………………………………………………………………………….4
1.1.1. Khái niệm thử nghiệm lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng thuốc……………..4
1.1.2. Tình hình triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc trên Thế giới .4
1.1.3. Thực trạng triển khai và quản lý thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam 6
1.2. Hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm
sàng thuốc ……………………………………………………………………………………………………7
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến báo cáo biến cố bất lợi trong thử nghiệm
lâm sàng thuốc …………………………………………………………………………………………..8
1.2.2. Qui định về báo cáo bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng …….9
1.2.3. Trách nhiệm các bên liên quan trong hoạt động báo cáo biến cố bất lợi
nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng…………………………………………………….12
1.2.4. Thực trạng theo dõi, ghi nhận và báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng
trong thử nghiệm lâm sàng trên Thế giới và tại Việt Nam ……………………………..13
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng
trong thử nghiệm lâm sàng ………………………………………………………………………..23
1.3. Các công cụ nghiên cứu về hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng
trong thử nghiệm lâm sàng………………………………………………………………………….27
1.3.1. Đánh giá về tổ chức quản lý hoạt động báo cáo ………………………………….27
1.3.2. Đánh giá chất lượng báo cáo đơn lẻ biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử
nghiệm lâm sàng ………………………………………………………………………………………311.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng báo cáo tổng hợp thông tin về biến cố
bất lợi trong thử nghiệm lâm sàng thuốc……………………………………………………..34
1.3.4. Đánh giá thực trạng báo cáo thiếu biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử
nghiệm lâm sàng thuốc ……………………………………………………………………………..36
1.4. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài……………………………………………………….37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..40
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………40
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………….40
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………………..40
2.2.2. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………………………….41
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………….41
2.3.2. Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………………….44
2.3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………………50
2.3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu …………………………………………………………..52
2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu………………………………………………………………….55
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………66
3.1. Thực trạng hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử
nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt Nam năm 2014 …………………………….66
3.1.1. Số lượng báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng
thuốc hóa dược năm 2014………………………………………………………………………….66
3.1.2. Cơ cấu báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng
thuốc hóa dược năm 2014………………………………………………………………………….67
3.1.3. Chất lượng báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng………………………………..69
3.1.4. Tuân thủ về thời hạn báo cáo ……………………………………………………………70
3.1.5. Thực trạng công tác quản lý thực hành báo cáo biến cố bất lợi nghiêm
trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại một số bệnh viện triển khai
thử nghiệm lâm sàng…………………………………………………………………………………71
3.1.6. Thực trạng báo cáo thiếu (under-reporting) biến cố bất lợi nghiêm trọng
tại một số bệnh viện triển khai thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược ……………..753.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi trong thử
nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược năm 2014…………………………………………………77
3.2.1. Nghiên cứu định tính các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố
bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược …………………..77
3.2.2. Nghiên cứu định lượng một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo
biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược ……….89
3.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo
cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại
Việt Nam…………………………………………………………………………………………………….95
3.3.1. Một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng
trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược …………………………………………………95
3.3.2. Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo
cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược …98
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………. 108
4.1. Thực trạng hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng tại Việt Nam
năm 2014 ………………………………………………………………………………………………… 108
4.1.1. Số lượng báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng ……………………………….. 108
4.1.2 Cơ cấu báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng …………………………………… 109
4.1.3. Thực trạng về chất lượng báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng ………… 113
4.1.4. Thực trạng về việc tuân thủ thời hạn báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng
năm 2014……………………………………………………………………………………………… 115
4.1.5. Thực trạng công tác quản lý thực hành báo cáo biến cố bất lợi nghiêm
trọng tại các bệnh viện triển khai thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt
Nam…………………………………………………………………………………………………….. 116
4.1.6. Thực trạng báo cáo thiếu (under-reporting) biến cố bất lợi nghiêm trọng
tại các bệnh viện triển khai thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt Nam
……………………………………………………………………………………………………………. 120
4.2. Xác định yếu tố ảnh hưởng và xếp hạng tác động của từng yếu tố đến hoạt
động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc
hóa dược tại Việt Nam …………………………………………………………………………….. 1234.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo
cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại
Việt Nam…………………………………………………………………………………………………. 130
4.3.1. Đánh giá sự thay đổi về số lượng báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng 131
4.3.2. Đánh giá sự thay đổi về cơ cấu báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng… 133
4.3.3. Đánh giá sự thay đổi về chất lượng báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng
……………………………………………………………………………………………………………. 136
4.4 Hạn chế của nghiên cứu……………………………………………………………………… 139
4.5. Đóng góp của nghiên cứu ………………………………………………………………….. 141
4.5.1 Về phương pháp luận…………………………………………………………………….. 141
4.5.2 Đóng góp về ý nghĩa thực tiễn………………………………………………………… 142
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ……………………………………………………………………… 143
1. Kết luận ………………………………………………………………………………………………. 143
1.1. Thực trạng hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử
nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt Nam năm 2014………………………….. 143
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm
trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt Nam. …………………. 144
1.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả của một số giải pháp cải thiện hoạt động báo
cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại
Việt Nam giai đoạn 2015-2017……………………………………………………………….. 144
2. Đề xuất………………………………………………………………………………………………… 146
2.1. Đối với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế ………………………. 146
2.2. Đối với Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại
của thuốc……………………………………………………………………………………………… 146
2.3. Đối với các bệnh viện triển khai thử nghiệm lâm sàng ………………………… 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số vấn đề liên quan đến tính minh bạch thông tin về biến cố bất lợi
nghiêm trọng trong các công bố thử nghiệm lâm sàng ………………………………………21
Bảng 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi trong thử
nghiệm lâm sàng……………………………. ………………………………………………….24
Bảng 1.3 Các chỉ số đánh giá hoạt động báo cáo biến cố bất lợi và biến cố bất lợi
nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng…… …………………………………………………28
Bảng 1.4 Các nhóm thông tin quan trọng đối với báo cáo biến cố bất lợi nghiêm
trọng trong các thử nghiệm lâm sàng theo Crepin …………………………………………….32
Bảng 1.5 Tiêu chuẩn đánh giá sự hoàn thiện và chính xác của thông tin trong báo
cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng theo Dorr… ………………………………………………….33
Bảng 1.6 Khuyến cáo của CONSORT về báo cáo biến cố bất lợi và biến cố bất lợi
nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng ….. ………………………………………………….35
Bảng 2.7 Các thiết kế nghiên cứu được sử dụng trong phạm vi đề tài …………………43
Bảng 2.8 Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………44
Bảng 2.9 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu của các nghiên cứu trong phạm vi đề
tài ……………………………………………………………………………………………….51
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách tính……………………………………………….56
Bảng 2.11 Tiến trình phân tích dữ liệu định tính ………………………………………………60
Bảng 2.12 Ý nghĩa các chỉ số trong phân tích chuỗi thời gian gián đoạn và cách
đánh giá ………………………………………… …………………………………………….65
Bảng 3.13 Thông tin chung về báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng năm 2014 …..66
Bảng 3.14 Cơ cấu số lượng báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng theo phân loại
bệnh thử nghiệm ………………………………………………………………………………..67
Bảng 3.15 Cơ cấu số lượng báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng theo nhà tài trợ và
bệnh viện triển khai thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược ………………………………..68
Bảng 3.16 Cơ cấu số lượng báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng theo độ nghiêm
trọng và khả năng liên quan đối với thuốc nghiên cứu ………………………………………68Bảng 3.17 Tính đầy đủ của báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trước khi can thiệp
…………………………………………………………………………………………………..69
Bảng 3.18 Số lượng (tỷ lệ%) báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng tuân thủ và
không tuân thủ thời hạn báo cáo …………… ………………………………………………….70
Bảng 3.19 Sự đáp ứng các chỉ số về quản lý thực hành báo cáo biến cố bất lợi
nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược của một số bệnh viện triển
khai thử nghiệm lâm sàng ………………….. ………………………………………………….72
Bảng 3.20 Thực trạng báo cáo thiếu biến cố bất lợi nghiêm trọng tại một số bệnh
viện triển khai thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược ………………………………………..76
Bảng 3.21. Các tồn tại về quy định, quy trình xử lý báo cáo liên quan tới chất lượng
hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc
hóa dược ………………………………………………………………………………………..78
Bảng 3.22 Các tồn tại về biểu mẫu báo cáo và hình thức gửi báo cáo liên quan tới
chất lượng hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm
sàng thuốc hóa dược ……………………………………………………………………………80
Bảng 3.23 Các tồn tại về biểu mẫu báo cáo và hình thức gửi báo cáo liên quan tới
chất lượng hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm
sàng thuốc hóa dược …………………………………………………………………………….83
Bảng 3.24 Các tồn tại về người tham gia nghiên cứu liên quan tới chất lượng hoạt
động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa
dược …………………………………………………………………………………………….85
Bảng 3.25 Các tồn tại khác ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi
nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược …………………………………87
Bảng 3.26 Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=202) …………………………………………………89
Bảng 3.27 Kí hiệu cho các biến quan sát ……….. ……………………………………………91
Bảng 3.28 Kiểm định Bartlett và hệ số KMO ………………………………………………….92
Bảng 3.29 Hệ số tải nhân tố các biến quan sát trong xác định yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng ……………………………………………….92
Bảng 3.30 Phân tích hồi quy tuyến tính các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo
biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược …………..94Bảng 3.31 Một số giải pháp cải thiện hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm
trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc được đề xuất và thực hiện……………………..96
Bảng 3.32 Thông tin chung về báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng năm 2014 và
2017……………………………………………………………………………………………. 98
Bảng 3.33 Phân tích sự thay đổi xu hướng báo cáo……………………………………….. 101
Bảng 3.34 Thay đổi cơ cấu báo cáo theo bệnh thử nghiệm sau khi can thiệp ……. 102
Bảng 3.35 Thay đổi cơ cấu báo cáo sau can thiệp theo nhà tài trợ và loại hình bệnh
viện triển khai thử nghiệm lâm sàng …………………………………………………………… 103
Bảng 3.36 Thay đổi cơ cấu báo cáo sau can thiệp theo độ nghiêm trọng và khả năng
liên quan của biến cố bất lợi nghiêm trọng đối với thuốc nghiên cứu………………. 104
Bảng 3.37 Tỷ lệ báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng đầy đủ các nhóm thông tin
trước và sau can thiệp …………………………… ……………………………………….. 106
Bảng 3.38 Số lượng (tỷ lệ%) báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng tuân thủ và
không tuân thủ thời hạn báo cáo ……………… …………………………………………… 106DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Số lượng thử nghiệm lâm sàng đã đăng ký và số lượng thử nghiệm lâm
sàng đã công bố kết quả từ năm 2009 đến năm 2017 ………………………………………….5
Hình 1.2. Số lượng thử nghiệm lâm sàng phê duyệt mới tại Việt Nam giai đoạn
2007-2016 ………………………………….. ……………………………………………………6
Hình 1.3 Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất
lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng trên Thế giới ………………………………..26
Hình 2.4 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………42
Hình 2.5 Mô tả các giai đoạn và hệ số đánh giá trong phân tích chuỗi thời gian gián
đoạn …………………………………………………………………………………………….64
Hình 3.6 Đánh giá chung về 5 khía cạnh của hệ thống báo cáo biến cố bất lợi
nghiêm trọng …………………………………… …………………………………………….72
Hình 3.7 Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất
lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc hóa dược tại Việt Nam …………88
Hình 3.8 Số lượng báo cáo theo tháng giai đoạn 01/2014-12/2017 …………………….99
Hình 3.9 Số lượng báo cáo theo tháng giai đoạn 01/2014-12/2017 …………………….99
Hình 3.10 Các điểm thay đổi xu hướng báo cáo trong giai đoạn nghiên cứu…….. 100
Hình 4.11 So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi
nghiêm trọng trên Thế giới và tại Việt Nam …………………………………………. 12