Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện An Dương, Hải Phòng.Hen phế quản (HPQ) là một bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh do nhiều yếu tố gây nên, gặp ở cả người lớn và trẻ em. Do đặc tính diễn biến mạn tính nên bệnh ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, học tập, lao động, kinh tế, sức khỏe của người bệnh, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh [1]. Hiện nay, HPQ có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam do hậu quả của ô nhiễm môi trường, sử dụng thuốc hóa chất, nhịp sống căng thẳng… Bệnh ít gặp hơn ở những vùng khí hậu trong lành như: đồi núi, nông thôn; nhưng tăng theo quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với khí hậu nóng ẩm và gần biển.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), các nước đang phát triển có 100 triệu đến 200 triệu người mắc, 40 đến 50 nghìn trường hợp tử vong hàng năm. Còn ở các nước phát triển tỷ lệ tử vong do HPQ thấp hơn, vào khoảng 1/100.000 dân [1],[40].Chương trình phòng chống hen phế quản toàn cầu (Global Initiative For Asthma) GINA, đã khẳng định hiệu quả trong điều trị kiểm soát hen phế quản, nhấn mạnh việc điều trị dự phòng, người bệnh (NB) có lối sống sinh hoạt hợp lý thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Những năm gần đây chương trình phòng chống HPQ được triển khai ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, với mục tiêu là áp dụng rộng rãi liệu pháp điều trị kiểm soát HPQ triệt để và nó được xem như giải pháp hữu hiệu cho NB [1].
Tuy nhiên biện pháp điều trị này chưa thật phổ biến rộng rãi ở nhiều cộng đồng, ngay cả ở các nước phát triển với nhiều lý do khác nhau [108]. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu điều tra tổng thể nào về bệnh HPQ trên phạm vi cả nước, qua một số nghiên cứu ở các địa phương của một số tác giả, ước tính tỷ lệ (TL) mắc HPQ người trưởng thành khoảng 2-6% [1]. Các huyện ngoại thành Hải Phòng, trong đó có các huyện An Dương, An Lão; việc chuyển dịch các nhà máy ra vùng ngoại thành, sử dụng hóa chất trong công nghiệp, nông nghiệp kéo theo tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Điều đó làm cho tình trạng bệnh tật, bệnh HPQ tại đây thay đổi theo [2],[6].
Chương trình phòng chống hen theo GINA bước đầu triển khai ở nước ta và thực tế điều trị HPQ tại cộng đồng ở Hải Phòng ra sao, nhận thức của người dân và thầy thuốc như thế nào về bệnh nói chung, việc điều trị kiểm soát HPQ thực tế ra sao? Đây là những câu hỏi đặt ra nhưng vẫn còn ít được nghiên cứu đánh giá [3].Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) với các phương pháp truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp sẽ cung cấp kiến thức, thay đổi thái độ, hướng dẫn người bệnh thực hành chăm sóc điều trị đúng bệnh HPQ, từ đó cải thiện tình trạng 2
điều trị kiểm soát HPQ. Với tỷ lệ (TL) mắc bệnh cao trong cộng đồng, HPQ cần được nghiên cứu can thiệp [6],[31].
Trong những nghiên cứu gần đây của một số tác giả trong và ngoài nước, chủ yếu ứng dụng điều trị kiểm soát HPQ tại bệnh viện (BV), trường học.Thực sự việc kiểm soát HPQ tại cộng đồng ra sao? Cộng đồng và người bệnh đã được truyền thông giáo dục sức khỏe như thế nào để kiểm soát HPQ (KSH). Cán bộ y tế (CBYT) địa phương cần triển khai những hoạt động gì để kiểm soát bệnh?, đây là các vấn đề đangđặt ra yêu cầu cấp thiết, cần được giải đáp. Rất cần thiết triển khai một mô hình Câu lạc bộ (CLB) tại cộng đồng để TT-GDSK với mục đích tác động đến người bệnh nhằm cung cấp thông tin, thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) để đạt hiểu biết, duy trì hành vi sức khỏe tốt, kiểm soát HPQ [22].
Một số nghiên cứu (NC) đã chứng tỏ, ở nước ta tỉ lệ được dự phòng HPQ của người bệnh rất thấp [6],[31], số liệu điều tra dịch tễ học bệnh hen ở người trưởng thành vẫn chưa đầy đủ và chúng ta cũng thiếu những NC đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp kiểm soát HPQ cho người trưởng thành tại cộng đồng. Như vậy việc tiến hành các NC can thiệp (CT) về bệnh HPQ thực sự trở nên cấp thiết [19].
Góp phần trả lời các câu hỏi đặt ra trên đây, chúng tôi tiến hành đề tài: ―Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện An Dương, Hải Phòng‖.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh hen phế quản tại hai xã thuộc hai huyện An Dương và An Lão, thành phố Hải Phòng năm 2013.
2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng năm 2014.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ học bệnh hen phế quản 3
1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh hen phế quản 12
1.3. Chẩn đoán bệnh hen phế quản 13
1.4. Điều trị hen phế quản 18
1.4.1. Điều trị cắt cơn hen phế quản 18
1.4.2. Điều trị dự phòng hen phế quản 19
1.5. Xu hướng nghiên cứu bệnh hen phế quản trên thế giới và Việt Nam 22
1.6. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng chống bệnh hen phế quản 23
1.7. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu 29
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 36
2.4. Triển khai nghiên cứu can thiệp 39
2.4.1. Triển khai can thiệp cán bộ y tế 39
2.4.2. Triển khai can thiệp tới người bệnh hen phế quản 41
2.5. Đánh giá thay đổi trong kiểm soát hen phế quản 47
2.6. Các biến số, chỉ số, phương pháp, công cụ thu thập thông tin 49
2.7. Sai số và biện pháp khống chế sai số 52
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 52
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 53
2.10. Hạn chế của nghiên cứu 54
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3. 1. Thực trạng kiểm soát bệnh hen phế quản tại xã Hồng Thái huyện An
Dương và xã Quốc Tuấn huyện An Lão, Hải Phòng 55
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản tại cộng đồng 55
3.1.2. Một số yếu tố liên quan 58
vii
3.2. Hiệu quả can thiệp tới kiểm soát bệnh hen phế quản 63
3.2.1. Hiệu quả can thiệp tới kiến thức, thái độ, thực hành người bệnh;
kiểm soát bệnh hen phế quản 63
3.2.2. Hiệu quả can thiệp tới kiến thức thái độ thực hành của cán bộ y tế
trong điều trị kiểm soát bệnh hen phế quản 81
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 96
4.1. Thực trạng, nhu cầu kiểm soát bệnh hen phế quản tại 2 xã nghiên cứu 96
4.1.1. Thực trạng bệnh hen phế quản tại 2 xã nghiên cứu 96
4.1.2. Nhu cầu kiểm soát hen phế quản tại 2 xã nghiên cứu 104
4.2. Kết quả mô hình can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm
soát bệnh hen phế quản tại xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng 106
4.2.1. Xây dựng mô hình và các hoạt động của mô hình 106
4.2.2 Một số kết quả đạt được của mô hình can thiệp truyền thông giáo
dục sức khỏe tại xã Hồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng 112
4.2.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp TTGDSK đối với kiểm soát bệnh hen 116
KẾT LUẬN 130
KHUYẾN NGHỊ 132
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1 Phân bậc hen phế quản theo GINA 17
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động huấn luyện, đào tạo cán bộ y tế 41
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động truyền thông cá nhân, nhóm, lưu động 46
Bảng 2.3 Các biến số /chỉ số nghiên cứu về người bệnh hen phế quản 49
Bảng 2.4 Các biến số / chỉ số nghiên cứu về cán bộ y tế 50
Bảng 2.5 Hiệu quả can thiệp 50
Bảng 3.1 Tỷ lệ hiện mắc hen phế quản theo giới tính 55
Bảng 3.2 Tỷ lệ người bệnh hen phế quản theo nhóm tuổi 55
Bảng 3.3 Tỷ lệ người bệnh hen phế quản theo trình độ học vấn 56
Bảng 3.4 Tỷ lệ người bệnh hen phế quản theo nghề nghiệp 56
Bảng 3.5 Triệu chứng cơ năng, thực thể của người bệnh 57
Bảng 3.6 Tỷ lệ người bệnh mắc hen phế quản tại thời điểm điều tra 58
Bảng 3.7 Tỷ lệ người bệnh theo điều kiện kinh tế, môi trường sống 58
Bảng 3.8 Tỷ lệ người bệnh hen phế quản theo tiền sử dị ứng 60
Bảng 3.9 Các yếu tố kích phát cơn hen phế quản ở người bệnh 60
Bảng 3.10 Các yếu tố liên quan mức độ hen của người bệnh 61
Bảng 3.11 Các yếu tố liên quan mức độ kiểm soát hen của người bệnh 62
Bảng 3.12 Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp, gián tiếp 63
Bảng 3.13 Kiến thức của người bệnh về bệnh hen phế quản 65
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Quang Chính, Phạm Huy Quyến, Phạm Văn Linh (2014), Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản tại xã Hồng Thái, huyện An Dương Hải Phòng.Tạp chí y học thực hành số 921 – 2014, trang 290 – 294
2. Nguyễn Quang Chính, Phạm Huy Quyến, Phạm Văn Linh (2014),Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến biểu hiện Hen phế quản tại xã Hồng Thái An Dương Hải Phòng Năm 2013.Tạp chí y học thực hành số 921 – 2014, trang 100 – 104
3. Nguyễn Quang Chính, Phạm Huy Quyến, Phạm Văn Linh (2014),Thực tế điều trị hen phế quản ở huyện An Dương Hải Phòng năm 2013.Tạp chí y học thực hành số 921 – 2014, trang 467 – 470.
4. Nguyễn Quang Chính, Phạm Huy Quyến (2017),Nghiên cứu hiệu quả can thiệp mô hình Câu lạc bộ bệnh hen phế quản trong điều trị kiểm soát hen phế quản tại xã Hồng Thái huyện An Dương, Hải Phòng Tạp chí y học thực hành (1037) số 3/2017, trang 15 – 18.
5. Nguyễn Quang Chính, Phạm Huy Quyến (2016),Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản tại xã Quốc Tuấn, huyện An Lão Hải Phòng năm 2013.Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của Hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2016, trang 128- 135.134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Năng An (2009), Hen phế quản, mấy vấn đề thời sự về lý luận, thực hành,Nhà xuất bản Hà Nội.
2. Bộ Y tế, Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán điều trị Hen phế quản năm 2012.
3. Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Nguyễn Đỗ Quốc Thống (2012), ―Kết quả nghiên cứu của mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe thông qua cộng tác viên địa phương về nước sạch và vệ sinh môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu tại
huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp‖ Tạp chí y học Hồ Chí Minh năm 2012, tập 16 số 3
4. Ngô Quý Châu (2011), Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Ngô Quý Châu (2012), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản y học trang 186 – 198.
6. Nguyễn Quang Chính (2007), Đặc điểm dịch tễ học và thực trạng điều trị kiểm soát bệnh hen phế quản tại huyện Kim Thành Hải Dương Năm 2006, Luận văn Thạc sĩ y học – ĐH Y Hải Phòng 2007.
7. Nguyễn Quang Chính, Phạm Thu Xanh (2014), ―Khảo sát kiến thức thực hành và nhu cầu của người dân 6 xã tại 3 quận huyện ven biển Hải Phòng về ứng phó với biến đổi khí hậu‖, Kỷ yếu đề tài NCKH hệ TTGDSK năm 2015, trang 104 – 112.
8. Nguyễn Quang Chính, Nguyễn Quang Thịnh (2013), ―Đánh giá can thiệp cải thiện các hoạt động chăm sóc tại nhà/ cộng đồng và các dịch vụ điều trị HIV dành cho người sống chung với HIV/AIDS và trẻ nhiễm/ bị ảnh hưởng tại huyện Kiến Thụy và quận Dương Kinh năm 2011‖, Kỷ yếu đề tài NCKH hệ TTGDSK năm 2012, trang 12 – 17.
9. Nguyễn Quang Chính (2015), ―Khảo sát hiểu biết, thái độ hành vi của cộng đồng về phòng chống tác hại thuốc lá và luật phòng chống tác hại của thuốc lá tại Hải Phòng năm 2014‖ Kỷ yếu đề tài NCKH hệ TTGDSK năm 2015, trang 73-79.
10. Nguyễn Quang Chính, Phạm Thu Xanh (2016), ―Nghiên cứu đánh giá tình hình triển khai luật phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Hải Phòng năm 2015‖, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông GDSK năm 2015, trang 113 120. 135
11. Giáo trình miễn dịch dị ứng học cơ sở, Tác giả Vũ Minh Thục, Phạm Văn thức, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005.
12. Bùi Hạnh Duyên, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Tuyết Lan (2010), ―Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân hen được kiểmsoát hoàn toàn từ bậc 4 về bậc 1 tại phòng khám hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí minh‖, Tạp chí y học Hồ Chí Minh năm 2009, tập 13 số 1.
13. Phan Quang Đoàn (2000), ―Một số nguyên nhân hay gặp gây Hen phế quản‖, Tạp chí Y học thực hành, số 9/2001, tr 44 – 46.
14. Nguyễn Văn Đoàn (2012), Bước đầu đánh giá hiệu quả lâm sàng và kinh tế của điều trị hen phế quản bằng Seritide, Đề tài cấp nhà nước năm 2012;
15. Phan Viết Đức (2011), Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của Symbicort đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nội khoa, Đại học Y Hải Phòng năm 2011.
16. Đặng Hương Giang (2014), Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13 – 14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội,Luận án tiến sĩ y học – Viện vệ sinh dịch tễ trung ương năm 2014.
17. Đàm Thị Hồng Hạnh (2012), Đánh giá kết quả điều trị dư phòng của Singulair
đối với hen phế quản tại bệnh viện Đại học Y dược Hải Phòng, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y dược Hải Phòng năm 2012.
18. Trần Thúy Hạnh (2007), ―Nghiên cứu rối loạn thông khí phổi trên bệnh nhân hen phế quản điều trị tại khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai 11/5/2005 đến 4/2006‖, Tạp chí y học thực hành (566+567) số 3/2007, tr 124 -126.
19. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn (2010), Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ y tế, nghiệm thu năm 2012.
20. Nguyễn Văn Hiến, Ngô Toàn Định, Nguyễn Duy Luật (2003), ―Ảnh hưởng của can thiệp truyền thông GDSK đến kiến thức, thái độ, thực hành của dân về vệ sinh môi trường/ 3 công trình vệ sinh xã Tân Trào huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương‖, Tạp chí nghiên cứu y học 21 (1) – 2003.
21. Nguyễn Văn Hiến, Lê Thị Tài, Trần Thị Nga (2010), Nghiên cứu thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện và xây dựng mô hình thí điểm phòng 136truyền thông GDSK ở Trung tâm y tế dự phòng huyện. Đề tài nghiên cứu cấp bộ -Bộ y tế năm 2010.
22. Nguyễn Văn Hiến (2015), Tài liệu Truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe. Bài giảng cho học viên sau đại học, Đại học Y Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2010), Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Đan Phượng và Ba Vì, Hà Nội, Luận văn tiến sĩ y học – Viện vệ sinh dịch tễ TƯ.
24. Trịnh Mạnh Hùng (2000). Một số kết quả bước đầu về chẩn đoán và điều trị đặc hiệu Hen phế quản do bụi nhà, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
25. Lê Thị Minh Hương, Cù Minh Hiền, Đào Minh Tuấn (2011), ―Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen phế quản trẻ em theo hướng dẫn của GINA 2008‖. Tạp chí nghiên cứu y học phụ trương 75 (4) 2011, trang 39 – 44.
26. Lê Thị Minh Hương, Lê Thanh Hải (2012), ―Một số đặc điểm dịch tễ học hen phế
quản trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2012‖; Tạp chí nghiên cứu y học
867 (số 4) 2013, trang 7 – 9.
27. Vũ Trung Kiên (2013), Thực trạng viêm mũi dị ứng của học sinh Trung học cơ sở Thái Bình, Hải Phòng và hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu bằng dị nguyên Dermatophagoides Ptrronyssinus, Luận án tiến sĩ y học – trường Đại học Y Thái Bình năm 2013.
28. Lê Thị Tuyết Lan (2014), Áp dụng GINA 2014 tại Việt Nam, Tài liệu Hội thảo khoa học hô hấp và PT lồng ngực Pháp Việt VIII năm 2014 tại ĐH Y dược Hải Phòng.
29. Lê Thị Thúy Loan, Phạm Thị Minh Hồng (2010), ―Tình hình quản lý bệnh nhân Hen phế quản tại BV Nhi Đồng 2 theo GINA 2006‖. Tạp chí y học Hồ Chí Minh, số 2 năm 2010, tr 232 – 238.
30. Khổng Thị Ngọc Mai (2011), ―Một số nhận xét về hiệu quả điều trị kiểm soát hen phế quản bằng ICS + LABA ở học sinh tiểu học – trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên‖, Tạp chí Y học thực hành số 763/2011 tr 46-48.
31. Hoàng Văn Nhật (2011), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và thực trạng kiểm soát hen phế quản người lớn tại huyện đảo Cát Hải Năm 2011, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II – ĐH Y Hải Phòng năm 2011. 137
32. Lê Văn Nhi (2010). ―Đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quả bằng bảng trắc nghiệm ACT‖, Tạp chí y học Hồ Chí Minh, số 2 năm 2010, tr 232 – 238.
33. Phạm Huy Quyến (2014), ―Xác định chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại cộng đồng trên các đối tượng có tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng gợi ý‖, Tạp chí Y học thực hành, số 921/2014 tr 496-501.
34. Lê Thị Tài (2005). Ảnh hưởng của mô hình truyền thông GDSK – Câu lạc bộ “Phụ nữ vì sức khỏe và môi trường” lên kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường. Tạp chí Y học thực hành số 39 (6).
35. Phùng Chí Thiện, Nguyễn Xuân Bái (2013), ―Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh hen phế quản và một số yếu tố liên quan ở HS Tiểu học, Trung học Lê Hồng Phong, Ngô Quyền Hải Phòng‖, Tạp chí Y học thực hành, (878) số 8/2003, 106-109.
36. Nguyễn Đức Thọ, Trần Quang Phục (2015), Kiến thức thái độ thực hành về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người dân trên 40 tuổi ở Kiến Thiết, Tiên Lãng, hải Phòng năm 2015, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXV, số 11 (171) 2015 trang 101-106.
37. Nguyễn Thị Thu Thảo (2009), ―Đánh giá ảnh hưởng truyền thông giáo dục về kiến thức, thái độ thực hành và các chỉ số kiểm soát trên bệnh nhân Đái tháo đường typ 2‖, Tạp chí khoa học Hồ Chí Minh số 6 năm 2009, tr 71-78.
38. Trần Thị Thanh Thủy, Trần Quang Phục (2015), Tác động của giải pháp tuyên truyền trực tiếp đến kiến thức thái độ thực hành về bệnh lao của người bệnh lao tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Hải Phòng, Tạp chí Y học thực hành số 921 năm 2014, tr 534-537.
39. Nguyễn Thị Thúy (2011), Đánh giá kiến thức, thực hành của bố mẹ bệnh nhi bị bệnh hen trong điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em, Luận văn thạc sĩ Nhi khoa – Đại học Y Hà Nội.
40. Phạm Văn Thức (2011), Hen phế quản, tập 1,Nhà xuất bản Y học năm 2011.
41. Phạm Văn Thức (2011), Hen phế quản, tập 2,Nhà xuất bản Y học năm 2011.
42. Nguyễn Văn Tới, Lê Công Minh, Tạ Quốc Đạt, (2010), ―Hiệu quả truyền thông trong thay đổi nhận thức – thực hành của người dân về phòng chống Sốt xuất huyết tại Bảo Vinh, Long Khánh, Đồng Nai năm 2009‖, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14 phụ bản số 2 năm 2010, tr 48-53. 138
43. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và sức khỏe cộng đồng. Nhà xuất bản Y học năm 2004.
44. Trần Văn Sóng (2008), Giá trị bảng câu hỏi trắc nghiệm ACT và GINA 2006 trong đánh giá mức độ kiểm soát hen, Luận văn Thạc sĩ Y học.
45. Nguyễn Thị Vân (2012), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong điều trị hen phế quản,Bài giảng Nội hô hấp cho học viên sau đại học Đại học Y.
46. Nguyễn Thị Vân (2012), Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnBài giảng Nội hô hấp cho học viên sau đại học Đại học Y.
47. Phan Thanh Xuân (2015), Hiệu quả can thiệp dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai tại hai quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 – 2012, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội năm 2015
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất