Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của một số nhà thuốc, quầy thuốc

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của một số nhà thuốc, quầy thuốc

Luận ánNghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của một số nhà thuốc, quầy thuốc tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2014.Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt nên hoạt động bán lẻ thuốc là một lĩnh vực kinh doanh luôn được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhà nước đã ban hành đạo đức hành nghề dược và các quy định quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành giám sát hoạt động bán lẻ thuốcnhằm đảm bảo thống nhất hoạt động bán lẻ thuốc trên phạm vi cả nước, thực hiện mục tiêu: “Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới” được nêu trong đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” [1]. Kinh doanh thuốc còn là loại hình kinh doanh có điều kiện nên mối quan hệ giữa người bán và người mua cũng không hoàn toàn là mối quan hệ “thuận mua, vừa bán” như những loại hàng hóa khác mà phải thực hiện theo các quy định do nhà nước ban hành. Chính vì vậy, việc người tham gia kinh doanh bán lẻ thuốc tuân thủ chặt chẽ những quy định sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người mua thuốc nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, từ năm 2007, nước ta cũng đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt nhà thuốc)[2] cho hai loại hình bán lẻ thuốc là nhà thuốc và quầy thuốc nhằm đưa hoạt động bán lẻ thuốc vào những chuẩn mực chung của thế giới. Trong tiêu chuẩn GPP, hoạt động nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người dùng thuốc. Từ khi áp dụng tiêu chuẩn GPP ở nước ta đến nay, qua một số đề tài nghiên cứu cho thấy cơ sở vật chất của các cơ sở bán lẻ thuốc đã có sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc tại các cơ sở này vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được đánh giá một cách cụ thể.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, các cơ sở bán lẻ thuốc tại tỉnh Đồng Nai cũng phát triển nhanh chóng về số lượng để đáp ứng cho nhu cầu dùng thuốc của người dân trên địa bàn.Theo thống kê của Sở Y tế Đồng Nai, tính đến cuối năm2013, đã có gần 2.000 cơ sở hành nghề dược tư nhân bán lẻ thuốc chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động với các loại hình khác nhau, trong đó hai loại hình chủ yếu là nhà thuốc và quầy thuốc [3].Kết quả thanh, kiểm tra cũng đã cho thấy một số hạn chế trong hoạt động nghề nghiệp tại các cơ sở bán lẻ thuốc nhưng chưa được thể hiện một cách đầy đủ. Chúng tôi cho rằng cần tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá việc chấp hành những quy định trong hoạt động nghề nghiệp của các cơ sở bán lẻ thuốc từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động,thực hiện bước can thiệp bán thử nghiệm ban đầu để làm cơ sở kiến nghị với cấp thẩm quyền có những tác động phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của các cơ sở bán lẻ thuốc.Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của một số nhà thuốc, quầy thuốc tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2014”nhằmđạt các mục tiêu như sau:
1. Đánh giá thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp của người quản lý chuyên môn tại một số nhà thuốc và quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 11/2012 – 9/2014.
2. Đánh giá kết quả can thiệp bán thực nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà thuốc và quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 10 -12/2014.

MỤC LỤC Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của một số nhà thuốc, quầy thuốc
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các hình và biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu 3
1.1.1. Lý luận về mối quan hệ giữa nhận thức – hoạt động thực tiễn và
mối quan hệ giữa nhận thức – hành vi 3
1.1.2. Lý luận về sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật 4
1.1.3. Lý luận về sự đáp ứng của hoạt động quản lý nhà nước 4
1.1.4. Lý luận về nhận thức những lợi ích trong hoạt động kinh doanh
bán lẻ thuốc 5
1.1.5. Lý luận về mối liên hệ giữa người bán và người mua trong
hoạt động bán lẻ thuốc 7
1.1.6. Cơ sở lý luận về tiêu chuẩn “GPP: Thực hành tốt nhà thuốc”
của thế giới 7
1.1.7. Cơ sở lý luận về lộ trình thực hiện và vai trò của người quản
lý chuyên môn trong tiêu chuẩn GPP ở nước ta 17
1.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu 22
1.2.1. Một số đề tài nghiên cứu về hoạt động bán lẻ thuốc trên thế giới 22
1.2.2. Một số đề tài nghiên cứu về hoạt động bán lẻ thuốc ở nước ta 26
1.2.3. Vận dụng cơ sở thực tiễn vào nội dung nghiên cứu của đề tài 27
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
1.3.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế – xã hội của địa bàn nghiên cứu 28
1.3.2. Hoạt động bán lẻ thuốc trên địa bàn 28
1.3.3. Hoạt động kiểm tra, thanh tra hành nghề dược tư nhân trên địa bàn 30
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 35
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 35
2.2.2. Xác định biến số nghiên cứu 40
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu 50
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 52
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu 56
2.3. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 58
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Kết quả thực hiện hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ đại học
và dược sĩ trung cấp 59
3.1.1. Kết quả thực hiện hoạt động bán thuốc không theo đơn 59
3.1.2. Kết quả thực hiện hoạt động bán thuốc trong bệnh phải có
chẩn đoán của thầy thuốc 61
3.1.3. Kết quả thực hiện hoạt động bán thuốc theo đơn 61
3.1.4. Kết quả thực hiện hoạt động bán thuốc đúng giá đã niêm yết 63
3.1.5. Kết quả thực hiện quy định về bao bì đựng thuốc 64
3.1.6. Kết quả thực hiện một số hoạt động chuyên môn khác của
người bán lẻ 64
3.1.7. Kết quả thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của từng
dược sĩ đại học và dược sĩ trung cấp 66
3.2. Kết quả xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động
nghề nghiệp 68
3.2.1. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng thuộc về nhận thức của
người bán lẻ thuốc 68
3.2.2. Đánh giá mối liên quan giữa tỷ lệ có hiểu biết, có quan tâm và
có thực hiện hành vi của người mua thuốc đến hoạt động
nghề nghiệp của người bán lẻ 86
3.3. Kết quả can thiệp bán thực nghiệm 104
3.3.1. Kết quả thay đổi nhận thức của người bán lẻ về những lợi ích
trong hoạt động nghề nghiệp 104
3.3.2. Kết quả thay đổi các hoạt động nghề nghiệp 107
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 115
4.1. Bàn luận về kết quả hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ 115
4.1.1. Về thực hiện quy định bán thuốc không kê đơn 115
4.1.2. Về thực hiện quy định bán thuốc trong bệnh phải có sự chẩn
đoán của thầy thuốc 117
4.1.3. Về thực hiện quy định bán thuốc theo đơn 118
4.1.4. Về thực hiện quy định bán thuốc đúng giá đã niêm yết 119
4.1.5. Về thực hiện quy định bao bì đựng thuốc 120
4.1.6. Về thực hiện một số hoạt động chuyên môn khác của người
bán lẻ 121
4.2. Bàn luận về một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động
nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc 123
4.2.1. Về một số yếu tố ảnh hưởng từ nhận thức của chính người
bán lẻ thuốc 124
4.2.2. Về sự liên quan giữa tỷ lệ có kiến thức, tỷ lệ có thái độ quan
tâm và tỷ lệ thực hiện thường xuyên một số hành vi của người
mua thuốc đến hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ 142
4.3. Bàn luận về kết quả can thiệp bán thực nghiệm 143
4.4. Bàn luận về một số hạn chế của đề tài nghiên cứu 145
KẾT LUẬN 148
KIẾN NGHỊ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

1.1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến tháng 06 năm 2014 29
1.2. Kết quả kiểm tra, thanh tra hoạt động hành nghề dược tư nhân năm 2012 và 2013 theo báo cáo tổng hợp của Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai 30
2.1. Quy định bán nhóm thuốc thuộc nhóm không kê đơn theo thang điểm GPP ban hành kèm theo Thông tư 46/2011/TT-BYT 32
2.2. Quy định bán các thuốc thuộc nhóm kê đơn theo thang điểm GPP ban hành kèm theo Thông tư 46/2011/TT-BYT 33
2.3. Quy định về nhãn thuốc, sắp xếp thuốc và giá thuốc theo thang điểm GPP ban hành kèm theo Thông tư 46/2011/TT-BYT 34
2.4. Quy định bao bì đựng thuốc theo thang điểm GPP ban hành kèm theo Thông tư 46/2011/TT-BYT 34
2.5. Một số quy định về thực hành nghề nghiệp khác của người bán lẻ thuốc theo thang điểm GPP ban hành kèm theo Thông tư 46/2011/TT-BYT 35
2.6.Số lượng quầy thuốc phân chia theo địa bàn 40
3.1.Kết quả thực hiện quy định bán thuốc không theo đơn 60
3.2.Kết quả thực hiện hoạt động bán thuốc trong bệnh phải có chẩn đoán của thầy thuốc 61
3.3.Kết quả người bán lẻ thực hiện hoạt động bán thuốc theo đơn 62
3.4.Kết quả người bán lẻ thực hiện các quy định về giá thuốc bán lẻ 63
3.5.Kết quả người bán lẻ thực hiện các quy định về bao bì đựng thuốc 64
3.6.Kết quả thực hiện những quy định trong các hoạt động chuyên môn khác của người bán lẻ 65
3.7.Kết quả thực hiện 06 hoạt động nghề nghiệp của 32dược sĩ đại học 66
3.8.Kết quả thực hiện 06 hoạt động nghề nghiệp của 148dược sĩ trung cấp 67
Bảng Tên bảng Trang

3.9. Kết quả so sánh sự nhận định của các dược sĩ đại học và dược sĩ trung cấp về sự phù hợp của 07 quy định quản lý nhà nước 68
3.10. Kết quả so sánh tỷ lệ phù hợp của 07 quy định quản lý nhà nước của các dược sĩ đại học và dược sĩ trung cấp 70
3.11. Sự ảnh hưởng giữa tỷ lệ phù hợp của 07 quy định quản lý và tỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ đại học 71
3.12. Sự ảnh hưởng giữa tỷ lệ phù hợp của 07 quy định quản lý và tỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ trung cấp 72
3.13. Kết quả so sánh sự nhận định của các dược sĩ đại học và dược sĩ trung cấp về sự đáp ứng của 08 hoạt động quản lý nhà nước 73
3.14. Kết quả so sánh tỷ lệ đáp ứng của 08 hoạt động quản lý nhà nước của các dược sĩ đại học và dược sĩ trung cấp 75
3.15. Sự ảnh hưởng giữa tỷ lệ đáp ứng của 08 hoạt động quản lý và tỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ đại học 76
3.16. Sự ảnh hưởng giữa tỷ lệ đáp ứng của 08 hoạt động quản lý và tỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ trung cấp 77
3.17. Kết quả nhận định của các dược sĩ đại học và dược sĩ trung cấp về những lợi ích khi thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp 78
3.18. Kết quả so sánh tỷ lệ đồng ý của 08 lợi ích khi thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ đại học và dược sĩ trung cấp 80
3.19. Sự ảnh hưởng giữa 5 mức độ nhận định của 08 lợi ích và tỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ đại học 82
3.20. Sự ảnh hưởng giữa 5 mức độ nhận định của 08 lợi ích và tỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ trung cấp 83
3.21. Kết quả ảnh hưởng giữa tỷ lệ nhận thức đúng về những lợi ích vàtỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ đại học 84
Bảng Tên bảng Trang

3.22. Kết quả ảnh hưởng giữa tỷ lệ nhận thức đúng về những lợi ích vàtỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của các dược sĩ trung cấp 85
3.23. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với tỷ lệ hiểu biếtvề hoạt động bán lẻ thuốc của người mua thuốc 90
3.24. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với tỷ lệ quan tâm đến hoạt động bán lẻ thuốc của người mua thuốc 93
3.25. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với tỷ lệ thực hiện hành vi của người mua thuốc khi tiến hành mua thuốc 96
3.26. So sánh kết quả người mua thuốc có kiến thức, thái độ và hành vi khi tiến hành mua thuốc tại cơ sở bán lẻ của các dược sĩ đại học và dược sĩ trung cấp 100
3.27. Sự liên quan giữa kiến thức, thái độ và hành vi của người mua thuốc đến tỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của cácdược sĩ đại học 102
3.28. Sự liên quan của kiến thức, thái độ và hành vi của người mua thuốc đến tỷ lệ thực hiện đúng các hoạt động nghề nghiệp của cácdược sĩ trung cấp 103
3.29. Kết quả sự thay đổi nhận thức về những lợi ích trước – sau can thiệp của 22 dược sĩ đại học 104
3.30. Kết quả sự thay đổi nhận thức về những lợi ích trước – sau can thiệp của 38 dược sĩ trung cấp 106
3.31. Kết quả thực hiện hoạt động bán thuốc không theo đơn trong bệnh đơn giản trước – sau can thiệp 108
3.32. Kết quả thực hiện hoạt động bán thuốc theo đơn trước – saucan thiệp 110
3.33. Kết quả thực hiện hoạt động cung cấp bao bì đựng thuốc trước – sau can thiệp 112
3.34. Kết quả thực hiện một số hoạt động chuyên môn khác trước – sau can thiệp 113

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trịnh Hồng Minh, Phạm Đình Luyến, Phan Văn Bình (2015).Khảo sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Tạp chí Y – Dược học Quân sự, 40(4): 15-22.

2. Trịnh Hồng Minh, Phạm Đình Luyến, Phan Văn Bình (2016).Khảo sát sự ảnh hưởng của nhận thức về lợi ích đến việc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Tạp chí Y – Dược học Quân sự, 41(6):240-247.

3. Trinh Hong Minh, Pham Đinh Luyen, Phan Văn Binh (2018).Raising the awareness of the benefists in order to make a change in retailers’ occupational activities at pharmacies and drug stores meeting the GPP standard (A before and after intervention study).Journal of Military Pharmaco-Medicine, 43(4): 144- 151.

Leave a Comment