Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học
Luận văn Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009.Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến, gặp ở sấp sỉ 90% dân số trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. BRM hay gặp nhất là bệnh sâu răng và viêm lợi, bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi trẻ 2 tuổi, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Do tính chất phổ biến, tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên điều trị BRM tốn kém cho cá nhân và xã hội cả về kinh phí cũng như thời gian. Điều quan trọng là đòi hỏi phải có màng lưới phòng khám nha khoa rộng khắp với dụng cụ trang bị đắt tiền, cùng đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa đông đảo. Chính vì vậy từ lâu BRM đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm [26], [38].
Phòng bệnh răng miệng là quá trình tương đối đơn giản, không phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, không đòi hỏi cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu quả cao. Do đó phòng bệnh răng miệng sớm ngay ở lứa tuổi học sinh là chiến lược khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai. Chương trình chăm sóc răng miệng (CSRM) tại trường học đã được quan tâm và thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay. Tại hội nghị về Nha khoa phòng ngừa tổ chức tại Thái Lan năm 1998, WHO đã khuyến cáo nên áp dụng kỹ thuật trám răng không sang chấn (Atraumatic Restorative Treatment Technique – ART) là một kỹ thuật đơn giản, dễ phổ cập, như là chiến lược toàn cầu để dự phòng bệnh sâu răng (SR) ở giai đoạn sớm cho học sinh tại các trường học để hạ thấp tỷ lệ biến chứng do bệnh gây ra [6], [39] .
Tại Việt Nam đã có trên 80% dân số mắc bệnh răng miệng, trong khi mạng lưới RHM chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc của nhân dân. Vì vậy hiện nay phòng bệnh răng miệng là công tác trọng tâm của ngành Răng Hàm Mặt. Tổ chức và phát triển Nha học đường (NHĐ) là biện pháp phòng và làm giảm dần bệnh răng miệng cho lứa tuổi trẻ em ở trường học [ 14], [ 15].
Chương trình Nha học đường đã triển khai rộng khắp đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng tỷ lệ bệnh răng miệng ở tuổi học sinh vẫn còn cao.
Các nghiên cứu can thiệp đều cho thấy nếu làm tốt công tác NHĐ thì tỷ lệ bệnh răng miệng sẽ giảm. Việc đẩy mạnh công tác phòng bệnh RM đặc biệt là chương trình nha học đường là thiết thực cho sức khoẻ học sinh và hữu ích cho việc tiết kiệm ngân sách quốc gia, giảm gánh nặng cho ngành Y tế và giảm chi phí cho xã hội góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng [5], [16].
Văn Chấn là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái. Trong những năm qua, chương trình nha học đường đã được triển khai và thực hiện đến các trường học ở các xã trong huyện nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh răng miệng và nâng cao sức khỏe cho học sinh tuổi học đường nói riêng và sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện nói chung. Tuy nhiên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, công tác tổ chức còn mang tính hình thức và chưa được quan tâm đúng mức, do đó tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tại các trường phổ thông còn cao .
Từ những nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009 ” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng và kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh trường tiểu học Nghĩa Lộ và Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về chăm sóc sức khoẻ răng miệng..
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh hai trường tiểu học.
Chuơng 1. TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG – VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TOÀN CẦU 1.1.1- Tình hình bệnh răng miệng trên Thế giới
Tiếng Việt
1. Đồng Văn Biểu (2000), Nhận xét kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng ở tỉnh Quảng Ngãi qua đợt điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc 1999, Tài liệu hội nghị nha khoa và triển lãm nha khoa quốc tế tại Việt Nam năm 2000, tr. 59.
2. Lương Ngọc Châm (2003), Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học sinh vùng cao huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
3. Lý Văn Cảnh (2006), Huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khoẻ một
số nội dung CSSKBĐ cho người dân xã Tân Long -Đồng Hỷ, Thái nguyên, Luận văn Thạc sỹ Y học, trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
4. Đào Thị Dung (2007), Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình Nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội, Luận án Tiến Sỹ, trường đại học Y Hà Nội.
5. Đào Thị Dung (2000), Hoạt động và ảnh hưởng của nha học đường tới tình trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học quận Đống Đa Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y tế công cộng, tr. 54-70.
6. Đào Thị Dung (2004), áp dụng kỹ thuật trám răng không sang chấn vào hoạt động nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội, Bệnh viện Việt Nam Cu Ba Hà Nội, đề tài cấp thành phố, tr. 45-59.
7. Nguyễn Quốc Dũng (2008), Chăm sóc răng cho trẻ nhỏ. Bài giảng về chăm sóc sức khoẻ răng miệng, Khoa RHM Bệnh viện Nhi Đồng II Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Quốc Dũng (2008), Các thói quen làm hại răng của trẻ. Bài giảng về chăm sóc sức khoẻ răng miệng, Khoa RHM Bệnh viện Nhi Đồng II Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Thu Hương (2003), Nghiên cứu kiến thức- thái độ-thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng của học sinh một số trường tiểu học tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
10. Phạm Hồng Hải (2003), Thực trạng vệ sinh lớp học và một số bệnh thường gặp của học sinh thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoaThái Nguyên
11. Trịnh Đình Hải (2000), Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong sâu răng và bệnh quanh răng tại Hải Dương, Luận án tiến sỹ y học, đại học Y Hà nội, tr. 11 – 13, 16 – 18.
12. Hoàng Trọng Hùng (2000), Tình hình dự phòng sâu răng hiện nay, Cập nhật nha khoa tập 5 số 2/2000, tr. 29-37.
13. Trần Thị Nguyệt, Hoàng Tử Hùng (2004), Tình hình sâu răng và ảnh hưởng của nó với chiều cao cân nặng ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (khảo sát ở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt , tr .12-13.
14. Mai Đình Hưng (1998), Bệnh sâu răng. Bài giảng RHM, Nhà xuất bản Y học, tr. 9.
15. Trần Đức Thành-Hoàng Tử Hùng -Đào Thị Hồng Quân -Nguyễn Thị Thanh Hà (2003), Tình hình sức khoẻ răng miệng của trẻ tuổi 12 tại vùng có răng nhiễm Fluor. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt 2003-trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 181-184.
16. Ngô Đồng Khanh, Vũ Thị Kiều Diễm (1990), Điều tra sức khoẻ răng miệng, kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và trị bệnh của nhân dân. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học 1975- 1993 Viện răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr. 13-16.
17. Ngô Đồng Khanh (2001), NHĐ một mô hình xã hội hoá hiện thực giữa y tế, giáo dục, gia đình và xã hội. Thông tin mới RHM, Hội RHM Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 44.
18. Đào Thị Ngọc Lan (2002), Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học
sinh tiểu học các dân tộc tỉnh Yên Bái và một số biện pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ Y học Đại học y Hà Nội.
19. Nông Phương Mai (2006), Nghiên cứu tình trạng quanh răng ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
20. Nguyễn Thanh Nghị (2003), Đánh giá hiệu quả chương trình ”P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”” trên nhóm học sinh 9-11 tuổi tại Cần Thơ 2001-2003, Hội nghị khoa học và đào tạo răng hàm mặt lần thứ IV năm 2004.
21. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 46 của bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
22. Nguyễn Lê Thanh (năm 2006), Đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường
trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng học sinh miền núi tại thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn. Luận án Tiến Sỹ – Trường đại học Y Hà Nội.
23. Nông Ngọc Thảo (2007), Chăm sóc sức khoẻ răng miệng, Bài giảng đại cương về chăm sóc răng miệng , trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
24. Cách khám răng cho cộng đồng, Bài giảng về chăm sóc sức khoẻ răng miệng, Khoa RHM Bệnh viện Nhi Đồng II Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Bệnh viện răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo hoạt động chương trình Nha học đường năm 2005.
26- Geogre K Stookey (2000), Tinh hình dự phòng sâu răng hiện nay, Tài liệu dịch, Cập nhật nha khoa, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh tập 5 số 2, tr. 29 – 37.
27. Lê Thị Kim Oanh (2002), Khảo sát kiến thức và tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh tiểu học tỉnh Long An (so sánh nhóm có chải răng và không có chải răng tại trường), Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
28. Sở y tế Yên Bái (2008), Báo cáo tổng kết công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Yên Bái năm 2008, tr. 5-6
29. Thủ tướng chính phủ (2006), “Chỉ thị về việc tăng cường công tác y tế học đường trong các trường học”, Số 23 /2006/CT-TTg ngày 12-7- 2006.
30. Vũ Mạnh Tuấn (2000), Điều tra tình trạng sâu răng của học sinh 6 – 12 tuổi và khảo sát nồng độ Fluo trong một số nguồn nước ở Thị xã Hoà Bình, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
31. Dương Thị Truyền (2004), Chuyên đề nguyên nhân và cơ sở khoa học của vấn đề phòng chống sâu răng, chuyên đề trường Đại học Y Hà Nội, tr. 10¬15.
32. Nguyễn Lê Thanh (2003), Đánh giá hiệu quả các biện pháp tự chăm sóc răng miệng. Chuyên đề. Trường Đại học Y Hà Nội, tr 8, 11.
33. Nguyễn Lê Thanh (2003), Dịch tễ học răng miệng trẻ em, Chuyên đề. Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 15 – 17.
34. Nguyễn Văn Tín (2004), Đánh giá thực trạng sâu răng ở học sinh có và không dùng nước súc miệng Fluor ở Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
35. Dương Thị Truyền (2005): Nghiên cứu hiệu quả một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em học sinh tại tỉnh An Giang, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại Y Hà Nội tr. 43- 55, 99-115.
36. Trần Văn Trường (2004), Phòng bệnh răng miệng và vấn đề nha học đường,
nha cộng đồng thực trạng và giải pháp tổ chức. Tài liệu báo cáo hôi nghị, Viện Răng hàm mặt Hà Nội, tr. 1-4.
37. Trung tâm y tế huyện Văn Chấn (2008), Báo cáo tổng kết công tác y tế huyện Văn Chấn năm 2008, tr. 3-4
38. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (2000), Tình hình bệnh tật răng miệng trẻ em
các tỉnh miền Bắc và tiến triển của chương trình Nha học đường. Báo cáo Viện RHM Hà Nội, tr. 2-5.
39. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (2004), Kết quả thực hiện Nha học đường 2002. Báo cáo hội nghị tổng kết NHĐ các tỉnh phía Bắc, tr 2-5.
40. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (2005), Báo cáo tổng kết hội nghị Nha học đường năm các tỉnh phía Bắc, tr. 1,2,3,6.
41. Nguyễn Thị Bạch Yến (1998), “Tình hình mắc bệnh sâu răng trẻ em từ 7 đến
10 tuổi tại trường tiểu học Tràng An Hà Nội”, Tạp chí y học 8- 1998, tr. 8¬12.
42. K.G. Konig (2004), Biểu hiện lâm sàng và đều trị sâu răng từ 1953 đến những thay đổi toàn cầu trong thế kỷ thứ 20. Người dịch Đinh Thị Khánh Vân. Cập nhật nha khoa 2005. Nhà xuất bản y học, tr. 35,36.
43. B. Nyvad (2004), Chẩn đoán phát hiện sâu răng, người dịch Trần Thị Kim Cúc. Cập nhật Nha Khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 29, 30.
MỤC LỤC Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng, biểu đồ, ảnh chụp. v
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1 Bệnh RM vấn đề sức khoẻ toàn cầu 3
1.1.1 Tình hình bệnh răng miệng thế giới 3
1.1.2. Tình hình bệnh răng miệng tại Việt Nam 8
1.2. Tình hình phòng bệnh RM và dự phòng biến chứng bệnh SR 10
1.2.1. Tình hình phòng bệnh RM trên thế giới 10
1.2.2. Tình hình phòng bệnh RM tại Việt Nam 13
1.2.3. Dự phòng biến chứng bệnh sâu răng 14
1.3. Vai trò, chức năng và sự cần thiết phải triển khai CT NHĐ 17
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp thu thập thông tin 31
2.5. Phương pháp khống chế sai số 31
2.6. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 31
2.7. Phương pháp xử lý số liệu 32
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 33
3.2. Tình hình bệnh lý răng miệng của học sinh 35
3.3. Đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về CSRM 39
3.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng 44
Chương 4: Bàn luận 48
4.1. Tình hình thực trạng bệnh lý RM, của HS trường tiểu học 48
4.2. Thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành của HS 54
4.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng 59
KẾT LUẬN 65
KHUYẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI BÁO KHOA HỌC PHỤ LỤC