Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.Tại các bệnh viện, đặc biệt ở các nước đang phát triển, việc theo dõi và quản lý sử dụng thuốc còn chưa đạt hiệu quả, gây hậu quả về sức khỏe cho người bệnh và làm tăng đáng kể chi phí điều trị, tạo gánh nặng cho nền kinh tế – xã hội. Những giải pháp nào từ công tác dược bệnh viện giúp nâng cao chất lượng hoạt động sử dụng thuốc luôn là câu hỏi được các nhà quản lý bệnh viện quan tâm.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương là đơn vị y tế đầu ngành, chuyên sâu về lĩnh vực các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Hàng năm, bệnh viện đón tiếp hàng trăm nghìn lượt người bệnh đến khám và điều trị với hơn 80% là người bệnh ngoại trú,có bảo hiểm y tế (BHYT). Số lượng người bệnh đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện có xu hướng ngày càng gia tăng. Do đó, nâng cao hoạt động sử dụng thuốc, đặc biệt đối với nhóm người bệnh ngoại trú, luôn là vấn đề được ưu tiên tại bệnh viện Nội tiết Trung ương. Sử dụng thuốc bao gồm các hoạt động chẩn đoán, kê đơn, cấp phát thuốc và tuân thủ [78]. Trong đó, cấp phát thuốc và tuân thủ điều trị, đặc biệt là tuân thủ sử dụng thuốc, là những hoạt động dược sĩ tham gia và quản lý trực tiếp.
Đối với hoạt động cấp phát thuốc, nghiên cứu năm 2014 tại bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy số lượt người bệnh được tư vấn về thuốc trong quá trình cấp phát thuốc BHYT chỉ đạt 1,0% [8]. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiểu biết của người bệnh về sử dụng thuốc còn tương đối hạn chế. Gần 30% người bệnh được hỏi không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời điểm dùng thuốc. Đồng thời trên 50% người bệnh không biết tác dụng phụ của thuốc và 23% người bệnh không biết xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc [9]. Trong khi đó, các bệnh về nội tiết là bệnh mạn tính, thường phải điều trị lâu dài và kết hợp nhiều loại thuốc nên đòi hỏi người bệnh phải hiểu biết đúng về thuốc.
Đồng thời, hoạt động cấp phát thuốc BHYT ngoại trú tại các bệnh viện được ghi nhận thuộc nhóm các hoạt động có nhiều lượt phản hồi không hài lòng của người bệnh. Rõ ràng, sự hài lòng của người bệnh là một yếu tố quan trọng trong đo lường chất lượng chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc và tiếp tục điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh khi có vấn đề về sức khỏe.
Tuy nhiên đến nay, chưa có bộ công cụ đánh giá riêng mức độ hài lòng của người2 bệnh đối với hoạt động cấp phát thuốc BHYT ngoại trú, hay xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng để xây dựng các giải pháp can thiệp phù hợp tại bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Bên cạnh những tồn tại trong hoạt động cấp phát thuốc, nghiên cứu năm 2014 tại bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy có tới 46% người bệnh từng quên sử dụng thuốc [9]. Đối với bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), một bệnh mạn tính đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt suốt đời, đây là vấn đề cần phải có biện pháp khắc phục để tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc, hạn chế các biến chứng và đảm bảo hiệu quả điều trị. Tại bệnh viện Nội tiết Trung ương, 64% người bệnh điều trị ĐTĐ và hơn một nửa trong số đó được chỉ định insulin. Việc sử dụng insulin liên quan đến sai sót thuốc nhiều hơn bất kỳ loại thuốc nào khác, làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại của thuốc như hạ đường huyết, ngứa, đau, rối loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm. Theo các nghiên cứu trên thế giới, 40-90% [61, 87]. Vậy con số này tại bệnh viện Nội tiết Trung ương là bao nhiêu và có hoạt động dược bệnh viện nào giúp cải thiện thực hành sử dụng bút tiêm insulin của người bệnh không?
Đứng trước các thực trạng trên, nhà quản lý bệnh viện nói chung và khoa dược nói riêng cần tìm các giải pháp hiệu quả để nâng cao hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương” với 2 mục tiêu.
1. Đánh giá hiệu quả một số can thiệp lên hoạt động cấp phát thuốc cho người bệnh ngoại trú có BHYT tại bệnh viện Nội tiết Trung ương
2. Phân tích thực trạng và đánh giá can thiệp lên hoạt động tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh ngoại trú có BHYT tại bệnh viện Nội tiết Trung ương
Các kết quả nghiên cứu sẽ có đóng góp lớn trong việc đề xuất giải pháp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý tại bệnh viện Nội tiết Trung ương đồng thời cung cấp thông tin có giá trị để các bệnh viện khác tham khảo và thực hiện triển khai can thiệp phù hợp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN …………………………………………………………………. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG THUỐC………………………………………… 3
1.1.1. Chu trình sử dụng thuốc ……………………………………………………….. 3
1.1.2. Một số chỉ số đánh giá sử dụng thuốc …………………………………….. 4
1.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ ĐIỀU TRỊ…………………………………. 6
1.2.1. Bệnh đái tháo đường…………………………………………………………….. 6
1.2.2. Điều trị đái tháo đường…………………………………………………………. 7
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC……………………………………………. 8
1.3.1. Thực trạng cấp phát thuốc trên thế giới và tại Việt Nam …………… 8
1.3.2. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc trên thế giới và tại Việt Nam 12
1.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LÊN HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG
THUỐC TRONG BỆNH VIỆN ……………………………………………………….. 17
1.4.1. Can thiệp trong cấp phát thuốc …………………………………………….. 17
1.4.2. Can thiệp tăng cường tuân thủ……………………………………………… 20
1.5. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG ………………. 22
1.5.1. Bệnh viện Nội tiết Trung ương…………………………………………….. 22
1.5.2. Cơ cấu nhân lực khoa Dược ………………………………………………… 23
1.5.3. Khám và điều trị cho người bệnh ngoại trú tại bệnh viện ………… 24
1.6. ĐÓNG GÓP MỚI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI………………… 251.6.1. Tính cấp thiết …………………………………………………………………….. 25
1.6.2. Đóng góp mới ……………………………………………………………………. 26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….. 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ………… 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 28
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………… 29
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………. 29
2.2.2. Nội dung nghiên cứu và các biến số nghiên cứu …………………….. 32
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………. 39
2.2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu………………………………………………….. 43
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu…………………………………. 47
2.3. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU……………………… 50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 51
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ CAN THIỆP LÊN HOẠT ĐỘNG
CẤP PHÁT THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG
ƯƠNG ………………………………………………………………………………………….. 51
3.1.1. Đánh giá hiệu quả của can thiệp khi cung cấp tờ thông tin HDSD
thuốc cho người bệnh năm 2016……………………………………………………. 51
3.1.2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp tập huấn cho người cấp phát thuốc
ngoại trú…………………………………………………………………………………….. 54
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN
THIỆP ĐỐI VỚI TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH
NGOẠI TRÚ CÓ BHYT TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG. 663.2.1. Thực trạng về tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương…………………………………………….. 66
3.2.2. Thực trạng về kiến thức và thao tác sử dụng bút tiêm insulin…… 68
3.2.3. Đánh giá hiệu quả của can thiệp « tập huấn cho người bệnh ngoại
trú » về tuân thủ sử dụng thuốc …………………………………………………….. 72
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………….. 82
4.1. CẤP PHÁT THUỐC NGOẠI TRÚ ……………………………………………. 82
4.1.1. Đánh giá hiệu quả của can thiệp gắn tờ thông tin thuốc lên sự hiểu
biết về sử dụng thuốc của người bệnh ……………………………………………. 82
4.1.2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp đào tạo cho người cấp phát thuốc
ngoại trú có BHYT tại bệnh viện Nội tiết Trung ương …………………….. 86
4.2. TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC ………………………………………………. 89
4.2.1. Tuân thủ sử dụng thuốc ………………………………………………………. 91
4.2.2. Kết quả không phải lâm sàng: kiến thức, thực hành sử dụng insulin
…………………………………………………………………………………………………. 95
4.2.3. Kết quả lâm sàng: chỉ số HbA1c và tỉ lệ nhập viện……………….. 101
4.3. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ………….. 102
4.3.1. Ưu điểm của đề tài luận án ………………………………………………… 102
4.3.2. Nhược điểm của đề tài luận án …………………………………………… 105
4.3.3. Ý nghĩa của đề tài luận án………………………………………………….. 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………. 11
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Các chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc …………………………… 5
Bảng 1.2. Hoạt động cấp phát thuốc tại một số quốc gia thông qua bộ chỉ số
chăm sóc người bệnh của WHO …………………………………………………………….. 9
Bảng 1.3. Một số nghiên cứu sử dụng bộ chỉ số chăm sóc người bệnh ……… 11
Bảng 1.4. Một số nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc ở Việt Nam………… 16
Bảng 1.5. Các nghiên cứu can thiệp lên hoạt động cấp phát thuốc ……………. 18
Bảng 1.6. Tỷ lệ các bệnh trong nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
………………………………………………………………………………………………………… 23
Bảng 1.7. Nhân lực khoa Dược bệnh viện năm 2018 và năm 2020 …………… 24
Bảng 2.8. Biến số trong các nghiên cứu ………………………………………………… 34
Bảng 2.9. Các thao tác kỹ thuật quan trọng trong sử dụng bút tiêm ………….. 42
Bảng 2.10. Phân loại tuân thủ sử dụng thuốc theo MMAS 8 ……………………. 43
Bảng 2.11. Cỡ mẫu cho các nghiên cứu trong luận án …………………………….. 43
Bảng 3.12. Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu (n = 254)……… 51
Bảng 3.13. Điểm hiểu biết của người bệnh về sử dụng thuốc…………………… 52
Bảng 3.14. Đánh giá của người bệnh về gắn tờ thông tin HDSD thuốc……… 54
Bảng 3.15. Xác định các nhân tố và biến số đo lường trong từng nhân tố….. 55
Bảng 3.16. Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh đối với hoạt động
cấp phát thuốc tại bệnh viện ………………………………………………………………… 57
Bảng 3.17. Đặc điểm người bệnh ở nhóm trước và sau can thiệp tập huấn cho
người cấp phát thuốc…………………………………………………………………………… 61
Bảng 3.18. Đánh giá của người bệnh với hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú
………………………………………………………………………………………………………… 63
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của can thiệp đến hài lòng của người bệnh đối với hoạt
động cấp phát thuốc ngoại trú………………………………………………………………. 66
Bảng 3.20. Đặc điểm người bệnh tham gia nghiên cứu 2.1………………………. 67
Bảng 3.21. Tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh ……………………………….. 68Bảng 3.22. Đặc điểm 203 người bệnh tham gia nghiên cứu……………………… 69
Bảng 3.23. Đặc điểm về bút tiêm insulin của đối tượng người bệnh …………. 70
Bảng 3.24. Kiến thức của người bệnh về sử dụng insulin………………………… 71
Bảng 3.25. Tỷ lệ sai sót khi thực hành sử dụng bút tiêm insulin của …………. 72
Bảng 3.26. Đặc điểm người bệnh tham gia tập huấn……………………………….. 73
Bảng 3.27. Thực trạng tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ ……………………….. 74
Bảng 3.28. So sánh tuân thủ sử dụng thuốc trước và sau can thiệp …………… 76
Bảng 3.29. So sánh điểm trung bình tuân thủ sử dụng thuốc trước – sau CT. 77
Bảng 3.30. So sánh thực hành bút tiêm insulin của người bệnh………………… 78
Bảng 3.31. So sánh HbA1c trước và sau can thiệp………………………………….. 8
Nguồn: https://luanvanyhoc.com