NGHIÊN CỨU: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ QUY TRÌNH CHIẾU PLASMA CHO SẢN PHỤ SAU SINH CÓ VẾT THƯƠNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG
NGHIÊN CỨU: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ QUY TRÌNH CHIẾU PLASMA CHO SẢN PHỤ SAU SINH CÓ VẾT THƯƠNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020
Học viên: Trần Thị Thuỳ Linh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Kim Ánh
Năm 2017, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quy trình hỗ trợ điều trị vết thương bằng máyPlasmaMed. Ngay sau đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã xây dựng và thực hiện quy trìnhdành cho sản phụ sau đẻ từ tháng 6/2017. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứunào được tiến hành nhằm đánh giá việc thực hiện quy trình tại Việt Nam nói chung và tạiBệnh viện Phụ sản Hà Nội nói riêng. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, đảm bảo dịch vụ tại bệnh viện ngày càng tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tuân thủ quy trình chiếu tia plasma cho sản phụ sau đẻ có vết thương của điều dưỡng, hộ sinh Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020” với ba mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức về việc thực hiện quy trình và tác dụng chiếu tia plasma cho sản phụ sau đẻ có vết thương của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020; (2) Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình chiếu tia plasma cho sản phụ sau đẻ có vết thương của điều dưỡng, hộ sinh Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020; (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng tuân thủ quy trình chiếu tia plasma cho sản phụ sau đẻ có vết thương của điều dưỡng, hộ sinh Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và định tính.
Thông tin định lượng thu thập qua phỏng vấn kiến thức 80 điều dưỡng, hộ sinh của 4 Khoa lâm sàng và quan sát thực hành quy trình đối với 158 lượt chiếu tia plasma. Công cụ định lượng được xây dựng dựa trên Quyết định số 898/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn quy trình kỹ thuật hỗ trợ điều trị vết thương bằng máy Plasmamed. Thông tin định tính thu thập song song với nghiên cứu định lượng qua phỏng vấn sâu Lãnh đạo Bệnh viện, Lãnh đạo Phòng Điều dưỡng, 01 cuộc thảo luận nhóm các Lãnh đạo Khoa và 01 cuộc thảo luận nhóm với điều dưỡng, hộ sinh.
Nghiên cứu chỉ ra, không có điều dưỡng, hộ sinh nào đạt điểm kiến thức tối đa về việc thực hiện quy trình. Điểm kiến thức trung bình của đối tượng nghiên cứu là 11,8 điểm, tương đương 62,1% tổng điểm kiến thức tối đa. Tỷ lệ lượt chiếu tia plasma được thực hiện đúng quy trình đối với các trường hợp đẻ thường có vết khâu tầng sinh môn và đẻ mổ lần lượt là 79,7% và 92,1%. Các thao tác thực hiện không đạt đa phần là do không đạt về quy định thời gian hoặc thực hiện chưa đủ yêu cầu của thao tác. Một số yếu tố khiến điều dưỡng, hộ sinh thực hiện chưa đúng quy trình bao gồm kiến thức về quy trình chiếu tia plasma cho sản phụ sau đẻ của điều dưỡng, hộ sinh còn có những khoảng trống; một số điều dưỡng, hộ sinh nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và chuẩn xác quy trình; chất lượng máy không tốt như kỳ vọng dẫn đến việc gia tăng áp lực chạy đua với khối lượng công việc của điều dưỡng, hộ sinh; nhiều sản phụ yêu cầu được thực hiện cùng một khung giờ tạo áp lực công việc quá lớn và dồn dập vào một thời điểm cho NVYT;…
Nghiên cứu khuyến nghị, Bệnh viện cần tập huấn lại kiến thức cho điều dưỡng, hộ sinh, duy trì các chế tài hiện có, đồng thời rà soát, cải thiện hệ thống máy chiếu, xem xét bổ sung hoạt động thăm dò thường quy với người bệnh. Điều dưỡng, hộ sinh cần chủ động xem lại tài liệu, hướng dẫn thực hiện quy trình, nâng cao ý thức, trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển chung của Bệnh viện.