Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào dân tộc Gia Rai xã Ianan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai năm 2012
Bệnh sốt rét đã gây nguy hiểm cho nhân loại từ cổ xưa và hiện nay đang tiếp tục có mặt ở 40% dân số thế giới. Mỗi năm có khoảng 350-500 triệu người trên thế giới mắc bệnh này, và cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người, chủ yếu là trẻ em (WHO). Ước tính trung bình có 3000 trẻ chết do sốt rét ở Châu Phi mỗi năm. Gánh nặng bệnh tật do sốt rét cao nhất ở vùng cận Sahara Châu Phi, bệnh cũng gây tai họa cho các nước Châu Á, Mỹ La tinh, khu vực Trung Đông và thậm chí ở một vài vùng của Châu Âu 1.
Ở Việt Nam, bệnh sốt rét (SR) phổ biến và dai dẳng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên. Qua nhiều năm thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống bệnh SR, thì tỷ lệ mắc bệnh SR giảm thấp đáng kể: theo số liệu tổng kết của Dự án quốc gia (DAQG) phòng chống sốt rét (PCSR) năm 2010 tỷ lệ chết – mắc và dịch SR giảm từ 80% – 90% so với năm 1992 2. Tình hình SR ở nước ta hiện nay tuy ổn định và bước vào giai đoạn phòng chống và loại trừ sốt rét, nhưng bệnh SR vẫn là mối đe dọa sức khỏe đối với người dân ở vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Nguy cơ dịch SR quay trở lại ở những vùng này là rất cao nơi có nhiều nhóm đồng bào dân tộc thiểu số Error! Reference source not found..
Một trong những khó khăn, trở ngại lớn của chương trình PCSR hiện nay là sự tác động của các vấn đề kinh tế, xã hội như: tập quán, trình độ văn hóa, sự hiểu biết của người dân về nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống SR, đặc biệt ở các cộng đồng Tây Nguyên, nơi có nhiều cộng đồng dân bản địa như M’nông, Ê đê, Gia Rai. Gia Lai là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong đó người Gia Rai chiếm khoảng 30% 7. Hiện nay, Gia Lai được coi là vùng SR trọng điểm của cả nước. Theo số liệu tổng kết DAQG PCSR 2010 số ca mắc sốt rét của tỉnh là 2917 và 2 trường hợp tử vong do sốt rét là người Gia Rai, năm 2011 tổng số bệnh nhân SR là 3098 và cũng có 2 trường hợp tử vong do sốt rét. Trong các huyện của Gia Lai, Đức Cơ là huyện có nhiều người Gia Rai sinh sống nhất, chiếm tỷ lệ 60% tổng dân số toàn huyện 7. Đức Cơ cũng là huyện có tỷ lệ mắc SR cao do hội tụ các yếu tố nguy cơ như địa hình rừng, biên giới, tập quán đi rừng ngủ rẫy của đồng bào dân tộc Gia Rai.
Mục tiêu của DAQG PCSR là giảm mắc và giảm chết cho các nhóm dân tộc thiểu số ở các vùng nguy cơ SR thông qua các biện pháp can thiệp thích hợp và khả thi. Với sự quan tâm đầu tư nguồn lực và các biện pháp kỹ thuật chuyên môn, bệnh SR đã giảm ở nhiều nơi, tuy nhiên ở một số vùng bệnh SR vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
T ại sao đồng bào dân tộc Gia Rai tại huyện Đức Cơ của tỉnh Gia Lai luôn có số mắc và chết cao do sốt rét trong nhiều năm? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình hình sốt rét trong cộng đồng người dân tộc sinh sống tại đây? Để hiểu rõ các vấn đề kể trên, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào dân tộc Gia Rai xã Ianan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai năm 2012” được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng bệnh sốt rét ở đồng bào người Gia Rai tại xã Ianan, huyện Đức cơ, tỉnh Gia Lai năm 2012.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh sốt rét ở đồng bào người Gia Rai tại xã Ianan, huyện Đức cơ, tỉnh Gia Lai năm 2012.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 11
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH SỐT RÉT 13
1.2. TÌNH HÌNH BỆNH SỐT RÉT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 19
1.2.1. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giớ i 19
1.2.2. Tình hình bệnh sốt rét ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống …21
1.2.3. Tình hình sốt rét ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên 23
1.2.4. Tình hình sốt rét ở Gia Lai 24
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH SỐT RÉT 25
1. 4. THÔNG TIN CHUNG ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 29
1.4.1. Đặc điểm dân tộc 30
1.4.2. Về sử dụng dịch vụ y tế 31
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …. 32
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.3. Thời gian nghiên cứu. 35
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu 35
2.4.1. Cỡ mẫu 35
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 36
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 36
2.5. Công c ụ nghiên cứu 36
2.6. Biến số và chỉ số 37
2.7. Kỹ thuật và quy trình thu thập số liệu 40
2.8. Sai số và khống chế sai số 40
2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 41
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Thông tin chung về quần thể nghiên cứu 42
3.2. Thực trạng mắc SR ở đồng bào dân tộc Gia Rai tại điểm nghiên cứu 44
3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân SR trong điều tra cắt ngangError! Bookmark not defined.
3.3.1. Thông tin chung về HGD được chọn điều tra 46
3.3.2. Kiến thức phòng chống bệnh sốt rét của người Gia Rai 46
3.3.3. Thực hành phòng chống bệnh sốt rét của người Gia Rai tại điểm nghiên
cứu 49
3.4. Phân tích các yếu tố liên quan đến mắc SR ở đồng bào dân tộc Gia Rai tại điểm nghiên cứu 51
3.4.1. Yếu tố ngủ rừng, rẫy 51
3.4.2. Yếu tố ngủ màn thường xuyên 52
3.4.3. Yếu tố kiến thức phòng chống sốt rét liên quan đến mắc SR 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 54
4.1. THỰC TRẠNG MẮC SỐT RÉT CỦA NGƯỜI DÂN Ở XÃ IANAN …. 54
4.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét 54
4.1.2. Về nhiễm KST và chủng loại KST sốt rét 55
4.1.3. Tỷ lệ BNSR theo 2 thôn 57
4.1.4. Tỷ lệ lách sưng theo nhóm tuổi của ngườ i dân tại điểm nghiên c ứu . 57
4.2. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SỐT RÉT VÀ PCSR 58
4.2.1. Kiến thức của người dân về bệnh sốt rét và các biện pháp phòng
chống 58
4.2.2. Thực hành của người dân về phòng chống bệnh sốt rét. 62
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC SỐT RÉT CỦA NGƯỜI GIA RAI TẠI ĐIỂM NGHIÊN CỨU 64
4.3.1. Yếu tố ngủ rẫy 64
4.3.2. Yếu tố ngủ màn thường xuyên 64
4.3.3. Yếu tố kiến thức PCSR liên quan đến mắc SR 65
4.3.4. Yếu tố trình độ học vấn Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC Lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích