NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN.Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bỏ, bao gồm những chất thải bỏ nguy hại. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hoá chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tăng tỷ lệ bệnh tật của cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp [40], [63].

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến tháng 10 năm 2007, cả nước có 1087 bệnh viện, trong đó có 1023 bệnh viện công, 64 bệnh viện tư với tổng số 140.000 giường bệnh. Bên cạnh đó còn có 14 Viện thuộc hệ dự phòng, 189 trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, 680 trung tâm y tế huyện, 100 cơ sở nghiên cứu đào tạo y dượ c và 181 công ty, xí nghiệp sản xuất thuốc, 10.999 trạm y tế xã, phường. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại. Đến năm 2006, tính chung tỷ lệ bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải là 37% và chỉ có 30% trong số này đạt tiêu chuẩn cho phép; có 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom CTYT hàng ngày, nhưng chỉ có 50% bệnh viện trong số này phân loại và thu gom CTYT đạt yêu cầu [23].

Để đánh giá thực trạng về CTYT cũng như những ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường, nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan đã tiến hành điều tra, nghiên cứu. Các nghiên cứu đã phần nào cho thấy những tồn tại trong công tác quản lý CTYT ở nước ta [26], [28], [40]. Hiện nay, vì nhiều lý do, trong đó có áp lực về nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, sự quá tải của nhiều bệnh viện, sự thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng của bệnh viện nên dẫn tới vệ sinh môi trường của nhiều bệnh viện chưa được đảm bảo [18].

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do CTYT, ngày 22/4/2003, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm 84 bệnh viện, trong đó có bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên [18].

Sau quyết định phê duyệt đó, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tích cực triển khai nhiều hoạt động để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường của bệnh viện vẫn mang tính chắp vá, nhiều chỉ số ô nhiễm qua giám sát vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.Để đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường của Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong thời gian qua, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên“, với mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế

MỤC LỤC

Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Nội dung Trang

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục bảng, biểu đồ, hình

Chữ viết tắt trong Luận văn

Đặt vấn đề 1

Chƣơng 1. Tổng quan 3

1.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới ……………………………….. 3

1.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế …………………………………………….. 3

1.1.2. Phân loại chất thải y tế 4

1.1.3. Quản lý chất thải y tế 4

1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam ………………………………. 5

1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế ………………………………………….. 5

1.2.2. Thành phần và phân loại chất thải y tế ……………………………………….. 6

1.2.3. Quản lý chất thải y tế 8

1.2.4. Biện pháp xử lý chất thải y tế 10

1.3. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại tỉnh Thái Nguyên ……………………. 11

1.4. Một số yếu tố liên quan đến chất thải y tế ……………………………………… 12

1.4.1. Tác hại và nguy cơ của CTYT đối với môi trường và sức khỏe cộng

đồng trên thế giới 12

1.4.2. Tác hại và nguy cơ của CTYT đối với môi trường và sức khỏe cộng

đồng tại Việt Nam

14

1.4.3. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế ……….. 15

1.4.4. Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải …………………………………… 16

Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ………………………….. 19

2.1. Đối tượng nhiên cứu 19

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19

2.3. Phương pháp nghiên cứu 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

2.3.1. Phương pháp 20

2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 20

2.4. Chỉ số nghiên cứu 21

2.4.1. Chỉ số về thực trạng quản lý chất thải y tế ………………………………….. 21

2.4. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế …………………………. 21

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 22

2.6. Vật liệu nghiên cứu 25

2.7. Xử lý số liệu 25

2.8. Khống chế sai số trong nghiên cứu 25

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 25

Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu 26

3.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế 26

3.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế ………………………….. 32

Chƣơng 4. Bàn luận 49

4.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế 49

4.1.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn 49

4.1.2. Thực trạng quản lý nước thải bệnh viện ……………………………………… 55

4.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế ………………………….. 58

4.2.1. Nhân lực trực tiếp quản lý chất thải y tế …………………………………….. 58

4.2.2. Trang thiết bị phục vụ thu gom rác thải ……………………………………… 63

4.2.3. Thực trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải …………………………. 66

Kết luận 69

Khuyến nghị 71

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Việt Anh (2007), Trường đại học Xây dựng, Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

2. Đỗ Thanh Bái (2007), “Quản lý chất thải y tế – vấn đề đáng quan tâm”, Tạp chí bảo vệ môi trường (9), Hà Nội, tr 28.

3. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2004), Báo cáo đánh giá tác động môi trường , Thái Nguyên.

4. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2008), Tài liệu hướng dẫn về quản lý chất thải rắn vệ sinh môi trường, Thái Nguyên.

5. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.

6. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2009), Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Thái Nguyên.

7. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, Hà Nội.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chất thải rắn – Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, Hà Nội.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng, Hà Nội.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và Môi trường, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường”, Hà Nội

12. Bộ Xây dựng (2007), Bệnh viên đa khoa – Hướng dẫn thiết kế, Hà Nội

13. Bộ Y tế (1998), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

14. Bộ Y tế (2000), Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

15. Bộ Y tế (2002), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

16. Bộ Y tế (2003), Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

17. Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

18. Bộ Y tế (2006), Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006 , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 81-83.

19. Bộ Y tế (2008), “Quy chế quản lý chất thải y tế” Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT/BYT-KCB ngày 10/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.

20. Bộ Y tế (2008), “Kiểm tra tình hình thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế”, Công văn số 6998/BYT-KCB ngày 10/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.

21. Bộ Y tế (2008), “Tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế” , Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.

22. Bộ Y tế (2008), Báo cáo Hội nghị “Tổng kết ngành y tế năm 2008 và triển khai công tác y tế năm 2009”, Hà Nội.

23. Bộ Y tế (2009), “Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 – 2015”

Quyết định số 1783/Q Đ-BYT ngày 28/5/2009, Bộ Y tế, Hà Nội.

24. Bộ Y tế (2009), Vệ sinh môi trường Dịch tễ (tập I), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

25. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2007), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

26. Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

27. DANIDA (2001), Văn kiện dự án Quản lý chất thải y tế tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

28. Cù Huy Đấu – Trường Đại học kiến trúc Hà Nội (2004), “Thực tiễn quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam”, Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường Việt Nam, Hà Nội, (tr 61 – 74).

29. DEA (2004), Quản lý chất thải y tế cho tỉnh Nghệ An, Nghệ An.

30. DEA (2004), Quản lý chất thải y tế cho tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

31. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và CS (2003), “Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp” , Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005, Hà Nội, Tr 1007 – 1019.

32. Trần Đức Hạ (1998), “Xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện Việt Nam” Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn Quốc , Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

33. Nguyễn Khắc Kinh và NNK (1998) “Bàn về một số chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt nam”, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn Quốc, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tr 577.

34. Nguyễn Huy Nga (2004), “Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam” , Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 67 – 85

35. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn , Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, (tập 1).

36. Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thái, Đỗ Văn Hợi (1998), “Đánh giá ô nhiễm môi trường và khả năng lây truyền bệnh do nước thải bệnh viện gây ra ở Hà Nội” Kỷ yếu hội thảo Quản lý chất thải bệnh viện, Hà Nội, tr 18 – 34.

37. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2007), Điều tra thống kê nguồn thải và xác định c ơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Thái Nguyên.

38. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2009), Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường năm 2009, Thái Nguyên.

39. Sở Y tế (2007), Báo cáo kết quả kiểm tra chất thải y tế tại các cơ sở y trên địa bàn tỉ nh, Thái Nguyên.

40. Trần Thị Minh Tâm (2005), “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

41. Trần Duy Tạo (2002), “Đánh giá thực trạng quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ lên môi trường xung quanh” Luận văn thạc sỹ y học,Trường Đại học Y Hà Nôi.

42. Nguyễn Thị Kim Thái (1998), “Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải tại Hà Nội” , Kỷ yếu hội thảo Quản lý chất thải bệnh viện tại Hà Nội, Hà Nội.

43. Lê Bích Thắng (2004), Phần lớn chất thải y tế không được xử lý đúng, http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2004/12/3B9D9DB4

44. Trịnh Thị Thanh (1998), Trường Đại học khoa học tự nhiên, Quản lý chất thải độc, Hà Nội.

45. Hoàng Xuân Thức (2001), “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ sinh học AEROTEN tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

46. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (2004), “Lò đốt chất thải rắn y tế – Yêu cầu kỹ thuật”, Tiêu chuẩn Việt Nam, Hà Nội.

47. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (2004), Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường, Hà Nội.

48. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Tiêu chuẩn Việt Nam (2005), “TCVN

5945 – 2005 – Tiêu chuẩn chất lượng nước thải”, Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường (tập 1), Hà Nội.

49. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (2005), “TCVN 7382 – 2004 – Chất l ượng nước – Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải” Tiêu chuẩn Việt Nam.

50. Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và Môi trường (2008), Dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

51. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

52. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), “Quản lý chất thải rắn”, Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 81 – 103.

53. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Giáo trình sau đại học môn Vệ sinh môi trường, Thái Nguyên.

54. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển y tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, Thái Nguyên,

55. Viện công nghệ môi trường (2002), Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, Hà Nội

Leave a Comment